Bài tham luận về văn minh đô thị năm 2024

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn thị xã La Gi đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều mô hình mới, cách làm hay được xuất hiện như: khu dân cư đảm bảo an ninh trật tự, khu dân cư đảm bảo an toàn giao thông, tuyến đường thanh niên tự quản, camera an ninh…trong đó, nổi bật nhất là mô hình xây dựng “Tuyến đường văn minh đô thị” trong vùng đồng bào có đạo được triển khai phát động ở Khu phố 1, phường Tân An và nhân rộng tại đường Cách mạng Tháng Tám thuộc địa bàn ở 03 Khu phố 4,5,6, là nơi chủ yếu có nhiều gia đình giáo dân sinh sống...

.jpg)

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn thị xã La Gi đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều mô hình mới, cách làm hay được xuất hiện như: khu dân cư đảm bảo an ninh trật tự, khu dân cư đảm bảo an toàn giao thông, tuyến đường thanh niên tự quản, camera an ninh…trong đó, nổi bật nhất là mô hình xây dựng “Tuyến đường văn minh đô thị” trong vùng đồng bào có đạo được triển khai phát động ở khu phố 1, phường Tân An và nhân rộng tại đường Cách mạng Tháng 8 thuộc địa bàn ở 03 khu phố 4,5,6, là nơi chủ yếu có nhiều gia đình giáo dân sinh sống.

Với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng “Phường văn minh đô thị”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Bình Tân đã triển khai thực hiện Kế hoạch số 02/KH-MTTQ-BTT, ngày 21/02/2022 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã về chỉ đạo xây dựng mô hình “Tuyến đường văn minh đô thị” trong vùng đồng bào có đạo.

Ban Chỉ đạo xây dựng mô hình “Tuyến đường văn minh đô thị” trong vùng đồng bào có đạo đã vận động đoàn viên, hội viên và người dân tham gia vệ sinh thông thoáng, trồng cây, hoa kiểng dọc hai bên tuyền đường, việc trồng cây đến đâu thì bàn giao lại cho hộ gia đình có đất liền kề bảo quản, chăm sóc; từ đó, người dân có trách nhiệm và có ý thức cao hơn. Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động các hộ buôn bán ký cam kết không lấn chiếm lòng lề đường, không để thanh thiếu niên tụ tập băng nhóm gây mất an ninh trật tự; từ đó, tình hình trật tự an toàn giao thông ngày càng ổn định hơn.

Đối với các gia đình cần phát huy vai trò trách nhiệm, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, giữ gìn vệ sinh môi trường, thường xuyên quét dọn xung quanh nhà tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Tham gia dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng, cơ sở thờ tự tôn giáo. Vận động nhân dân cùng nhau phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; kịp thời thông tin, báo cáo cơ quan chức năng về các vấn đề, vụ việc liên quan đến xây dựng “Tuyến đường văn minh đô thị”, liên quan đến an ninh trật tự, an toàn giao thông xảy ra trên tuyến đường và bảo vệ chăm sóc cây dọc hai bên tuyến đường tạo bóng mát, cảnh quan đô thị khang trang, sạch đẹp…

Có thể nói, việc triển khai thực hiện mô hình “Tuyến đường văn minh, đô thị” trong vùng đồng bào có đạo đã giúp cho các gia đình giáo dân gắn bó, đoàn kết hơn; nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm được vun đắp; vấn đề ô nhiễm môi trường được đẩy lùi; hiệu quả từ mô hình dần được lan tỏa sang các khu vực lân cận…

Thời gian tới, mô hình này sẽ tiếp tục được duy trì và nhân rộng trong toàn thị xã nhằm tạo sức lan tỏa sâu rộng, góp phần củng cố và phát huy khối đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao chất lượng và hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tạo nên sức mạnh tổng hợp, là nền tảng, là tiền đề để hoàn thành mục tiêu xây dựng phường, xã đạt chuẩn nông thôn mới, đô thị văn minh trong thời gian tới.

Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, qua 9 tháng triển khai thực hiện, chủ trương “Năm văn hóa, văn minh đô thị 2015” bước đầu đã tạo nên những tác động tích cực đến ý thức của người dân, mang lại diện mạo mới cho đô thị Đà Nẵng. Bên cạnh việc triển khai tuyên truyền đồng bộ trên khắp các địa bàn dân cư, các địa phương đã tập trung bám sát tình hình thực tế, chú trọng vào những tồn tại, bức xúc của ngành, địa phương để tìm giải pháp tháo gỡ kịp thời; phát huy hiệu quả thông tin tiếp nhận từ nhân dân và nhận được sự hưởng ứng của nhân dân trong việc phát hiện và xử lý vi phạm. Tuy nhiên, việc tham mưu của các cấp, các sở, ngành thành phố chưa lường hết những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, khó khăn, dẫn đến việc nhiều nơi thực hiện tràn lan, chưa hiệu quả.

Từ thực trạng đó, hội thảo sẽ tập trung phân tích những kinh nghiệm, bài học có giá trị phổ biến từ thực tế ở cơ sở; tiếp tục đề xuất những giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 43-CT/TU về văn hóa, văn minh đô thị của thành phố trong những năm đến; đồng thời, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh nội dung xây dựng văn hóa, con người Đà Nẵng phát triển toàn diện; làm rõ vai trò của hệ thống chính trị trong việc tổ chức, tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa mới, văn minh đô thị.

NGÔ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Gửi thành công

Gửi không thành công

Chủ đề