Bài văn thuyet minh địa danh du lich vung tau

Thành phố Hố Chí Minh nằm giữ khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ .Phía Bắc giáp với tỉnh Bình Dương, Tây giáp với tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tây và Tây Nam là tỉnh Long An và Tiền Giang. Phía Nam thành phố giáp với Biển Đông mà trực tiếp là vịnh Đổng Tranh và vịnh Gành Rái.

Lãnh thổ thành phố trải dài từ Tây Bắc –Đông Nam, thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội khoảng 1,730km nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.

Điểm cực Bắc ở xã Phú Mỹ Hưng ,huyện Củ Chi. Điểm cực Nam ở xã Long Hòa huyện Cần Giờ. Điểm cực Tây ở xã Thái Mỹ huyện Củ Chi. Điểm cực Đông ở xã Thanh An huyện Cần Giờ. Tính theo đường chim bay chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 100km và chiều ngang từ Đông Tây rông nhất khoảng 40km.

Diện tích của thành phố là 2095 km2 chiếm hơn 6,36% diện tích cả nước, trong đó có 442,13 km2 thuộc nội thành và 1.652,88 km2 ngoại thành.

Thành phố nằm giữa hai con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiểu bởi hệ thống sông Đồng Nai.Thành phố có nhiều kênh rạch như: rạch Láng The, rạch Thị Nghè, rạch Lò Gốm, sông Bến Nghé,….

Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Số giờ nắng trung bình trong ngày là 6/24 h. Nhiệt độ trung bình khoảng 27-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất là 32 độ vào tháng 6. Nhiệt độ thấp nhất là 23 độ vào tháng 12.

Khí hậu có hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian.

Rừng của thành phố chủ yếu tập trung ở huyện Cần Giờ. Đây là rừng ngập mặn ven biển. Năm 2000 rừng ngận mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Năm 2002 thành phố cò 33.500 ha rừng, trong đó có 10.200 ha diện tích rừng tự nhiện và 23.300 ha diện tích rừng trồng.

Do giáp sông và biển ,thành phố có nguồn lợi thủy sản khá phong phú, giàu cả tầng cá nổi và tầng cá đáy và gần đáy. Những loài cá phổ biển là cá vôi,cá chẽm,cá măng,cá đao,…

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Hiện nay thành phố bao gồm 24 quận huyện với tổng số 322 đơn vị hành chánh cấp xã trong đó có 259 phường và 63 xã thị trấn.

Các quận : quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8 quận 9, quận 10, quận 11, quận 12, quận Tân Bình, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân, quận Tân Phú, quận Thủ Đức.

Các huyện: huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh.

Lịch sử hình thành vùng đất Sài Gòn:

Hàng loạt di chỉ khảo cổ được tìm thấy ở huyện Cần Giờ cho thấy con người đã xuất hiện trên vùng đất Sài Gòn-thành phố Hồ Chí Minh từ rất sớm . Vùng đất này đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho đến thời kim khí . Một số phát hiện khảo cổ cho thấy sự tồn tại của văn hóa Sa Huỳnh với những đặc trưng riêng trên đất Sài Gòn, đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn minh thời đại kim khí ở phía Nam. Sài Gòn là một khu vực dày đặc những di chỉ tiền sử hết sức phong phú trải dài trong khoảng 3000 năm trước văn hóa Óc Eo.

Trong thời kỳ văn hóa Óc Eo vùng đất Nam Đông Dương tồn tại nhiều quốc gia cổ từ thế kỉ VII -> thế kỉ IX sự tan rã của vương quốc Phù Nam khu vực Nam bộ. Đầu thế kỉ IX Thủy và Lục Chân Lạp thống nhất mở đầu cho thời đại Ăngkor . Tuy nhiên trong suốt thế kỷ IX -> XI đất Sài Gòn hầu như nằm ngoài tầm ảnh hưởng của văn hóa Ăng kor. Từ thế kỷ XII các vương quốc cổ có xu hướng bành trướng ,nhất là giữa Champa với Chân Lạp, giữa Chămpa và Đại Việt, và sự mở rộng của vương quốc Xiêm La, vùng Gia Định (tức Sài Gòn) nằm giữa lằn ranh tranh chấp đó. Sự tranh chấp diễn ra trước khi những cư dân Việt hiện diện vẫn là miền đất hoang vu, vô chủ, là địa bàn của một số cư dân cổ.

Từ đầu thế kỷ XVII, những người Việt đầu tiên đã vượt biển vào sinh sống tại vùng đất Sài Gòn, sau cuộc hôn nhân của vua Chân Lạp Chey Chettha II với một công chúa người Việt (theo phỏng đoán là công nữ Ngọc Vạn, con gái chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên). Từ đó, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên tốt đẹp hơn.

Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Bù lại, chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Chân Lạp. Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm. Người Việt từ đó có thể sống rải rác khắp các vùng đất thuộc Chân Lạp đương thời. Ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v…

Sử Đại Việt và sử Chân Lạp cùng nhất trí ghi sự kiện: Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc Ong Nộn. Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm đem binh đi tiến thảo, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.

Năm 1679, một nhóm người Hoa theo phong trào “phục Minh chống Thanh” thất bại đã chạy sang Đại Việt, cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho nhóm người này, dẫn đầu là Dương Ngạn Địch tới Mỹ Tho xây chợ buôn bán lập nên Mỹ Tho Đại Phố, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa xây làng chợ lập nên Cù Lao Phố.

Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu mới sai Nguyễn Hữu Kính (thường gọi là Cảnh) vào “kinh lý” miền Nam, thiết lập bộ công quyền, đặt nền pháp trị và xác định cương thổ quốc gia. Theo đường biển, quân của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng sông Đồng Nai đến Cù lao Phố (một phố cảng sầm uất nhất miền Nam bấy giờ). Sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh thanh tra vùng đất Sài Gòn, thấy nơi đây “dân dư tứ vạn hộ”, đất đai khai mở “ngàn dặm” bèn đặt hai đơn vị hành chính đầu tiên tại Nam Bộ là huyện Phước Long và huyện Tân Bình, dưới quyền của phủ Gia Định.

Nguyễn Hữu Cảnh sắp xếp các bộ phận trông coi mọi việc như Ký lục (trông coi về hành chính, thuế khóa), Lưu thủ (trông coi về quân sự) và Cai bộ (trông coi về tư pháp). Giúp việc cho các quan là các Xá ty và một số đơn vị vũ trang. Đối với người Hoa, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính, riêng như xã Thành Hà (dinh Trấn Biên), xã Minh Hương (dinh Phiên Trấn).

Tiếp đó, ông cho chiêu mộ nhân dân đi khẩn hoang lập ấp. Sử cũ chép: Nguyễn Hữu Cảnh đã chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào đến vùng đất Trấn Biên và Phiên Trấn, rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh. Như vậy, biên giới Việt Nam đã mở rộng đến vùng này. Sài Gòn được chọn làm phủ lỵ của phủ Gia Định. Năm 1779, phủ Gia Định bao gồm: dinh Phiên Trấn (tức Sài Gòn), dinh Trấn Biên (tức Biên Hoà), dinh Trường Đồn (tức Định Tường), dinh Long Hồ (tức Vĩnh Long, An Giang) và trấn Hà Tiên. Như vậy phủ Gia Định lúc bấy giờ đã trải rộng khắp miền Nam với diện tích khoảng 64.743km2.

Những biến cố trên vùng đất Gia Định:

Năm 1776, sau khi hạ thành Quy Nhơn, Tây Sơn tiến vào Nam đánh chiếm Gia Định, chúa Nguyễn thất thủ bỏ chạy sang Biên Hoà. Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp, Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel, Nguyễn Ánh cho xây dựng thành Gia Định theo kiểu thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. Tới năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, cai quản 5 trấn khác là: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long và Hà Tiên. Sáu năm sau, 1808, Gia Định trấn lại được đổi thành Gia Định thành. Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại nhà Nguyễn, thành Bát Quái trở thành địa điểm căn cứ. Sau khi trấn áp cuộc nổi dậy, năm 1835, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái, xây dựng thành mới gọi là Phụng Thành. Năm 1836,Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh. Như vậy địa danh Nam Kỳ lục tỉnh bắt đầu có từ đây.

Năm 1859, quân Pháp đánh thành Gia Định, quân nhà Nguyễn tan rã, thành bị hạ, Hộ đốc thành Võ Duy Ninh tự sát. Sau đó, Pháp đã cho phá hủy thành Gia Định. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được sung chức Gia Định quân thứ, Thống đốc quân vụ cùng Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở miền Nam. Nguyễn Tri Phương đã chủ trương xây dựng đại đồn Chí Hòa để bao vây, bức rút quân Pháp. Tuy nhiên, vào ngày 25 /10/1861, quân Pháp đã tiến hành công phá đại đồn. Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân lính chống cự quyết liệt nhưng rồi bị thương, đại đồn thất thủ. Từ đây, Gia Định chính thức rơi vào tay Pháp.

Từ năm 1862, người Pháp đã gấp rút xúc tiến việc quy hoạch xây dựng thành phố Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng về hành chính, quân sự, kinh tế, cảng v.v…theo kiểu phương Tây. Cũng trong thời gian này, người Pháp chia tỉnh Gia Định thành 3 phủ, mỗi phủ có 3 huyện, dưới huyện là tổng, dưới tổng là xã.

Sài Gòn được chọn làm huyện lỵ của huyện Bình Dương, phủ lỵ của phủ Tân Bình và tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định. Còn Chợ Lớn – khu vực do người Hoa lập nên là huyện lỵ của huyện Tân Long, phủ Tân Bình

Năm 1864, Pháp tách Chợ Lớn ra khỏi phủ Tân Bình. Lúc bấy giờ, Sài Gòn rất nhỏ bé, nằm gói gọn trong địa bàn quận 1 ngày nay. Còn Chợ Lớn là thành phố loại hai, tương đương với phần đất quận 5 ngày nay. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn là ruộng rẫy hoang vu.

Những năm đầu 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa phận tỉnh Gia Định. Ngày 15-3-1874, Tổng thống Cộng hòa Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố được điều hành bởi một viên thống lý, hai viên phó đốc lý và một hội đồng thành phố. Còn Chợ Lớn, được thành lập do nghị định của thống đốc dân sự đầu tiên là Le Myre de Vilers, ký năm 1879.

Trong thời gian nửa thế kỷ, Sài Gòn đã thay đổi, hình thành nên một thành phố Tây Phương. Đường sá được thiếp lập. Dinh thự, phố xá, các khu dân cư cùng với các chợ… được xây dựng. Từ thủ phủ của Gia Định ngũ trấn (Gia Long), Nam Kỳ lục tỉnh (Minh Mạng), Sài Gòn theo thời gian đã trở nên trung tâm của ba tỉnh miền Đông (1862), rồi thủ phủ của Nam Kỳ (1867) và dần trở nên một trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng cho toàn Đông Dương.

Năm 1931, Sài Gòn và Chợ Lớn được mở rộng và sáp nhập vào nhau, thành phố trở thành đô thị lớn nhất Đông Dương. Vào cuối năm 1950, Mỹ vào thay thế Pháp, Sài Gòn trở thành thủ đô của miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào. Cùng với việc xây dựng để bảo vệ các cơ quan đầu não về chính trị, quân sự, Mỹ đã đầu tư phát triển xây dựng, mở mang làm cho thành phố Sài Gòn trở thành một trung tâm kinh tế phát triển, một thời được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”. Đồng thời Sài Gòn cũng là thủ đô của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam. Thành phố gồm 8 quận nội thành, dân số năm 1965 là 485.295 người.

Tên gọi và nguồn gốc thành phố Hồ Chí Minh:

Ngày 30/4/1975 Sài Gòn được giải phóng. Ngày 2/7/1976 quốc hội khóa VI họp lấy tên chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên cho thành phố Sài Gòn, đồng thời mở rộng diện tích thành phố, bao gồm: thành phố Sài Gòn, tỉnh Gia Định, huyện Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa, huyện Bến Cỏ của tỉnh Bình Dương. Năm 1978, sát nhập thêm một phần của tỉnh Đồng Nai. Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm 1989, thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn. Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Năm 2003, quận Tân Bình tách thành hai quận Tân Phú và Tân Bình. Huyện Bình Chánh tách thành quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Nâng tổng số quận huyện của thành phố lên 24, trong đó có 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.

Tên gọi Sài Gòn xưa:

Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674, Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ “Luỹ Sài Gòn” (tiếng Hán “Sài Côn”, đọc theo âm Nôm là “Sài Gòn”. Có thể giải thích cách cấu tạo như sau: chữ Sài mượn âm Hán giữ nguyên cách đọc, chữ Gòn thì mượn âm Hán nhưng đọc chệch mà thành). Như vậy, ngay từ năm 1674 đã có địa danh Sài Gòn. Khi Nguyễn Hữu Cảnh đến đây, thì đã có tên gọi Sài Gòn.

Giả thuyết được nhiều người đồng tình nhất là của Trương Vĩnh Kí. Ông này cho rằng, tiếng Sài Gòn có nguồn gốc từ tiếng Cao Miên là “Prei Nokor”, vì vùng đất này trước là của người Cao Miên. Trong tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ, ông đã công bố một danh sách đối chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokor. Hai ông Nguyễn Đình Đầu và Lê Trung Hoa đều đồng ý với thuyết này, dựa theo lịch sử và ngữ âm.

Theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế. Tới năm 1674, Cao Miên có biến, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đánh và phá luỹ Sài Gòn. Như vậy, rõ ràng là có sự liên hệ rất chặt chẽ giữa Prei Nokor và Sài Gòn.Người Hoa phiên âm tiếng Sài Gòn thành Xi Gong.

Tên gọi Chợ Lớn (Đê Ngạn):

Chợ Lớn là khu vực người Hoa sinh sống, họ giỏi kinh doanh buôn bán. Người thành phố ngày nay thường gọi Sài Gòn để chỉ khu vực quận 1 và quận 3 thuộc trung tâm thành phố. Còn Chợ Lớn chỉ khu vực quận 5 và quận 6 vì đây là khu tập trung nhiều người Hoa.

Quách Đàm bỏ tiền ra mua đất xây một ngôi chợ rất lớn nên người dân goi là Chợ Lớn Mới. Sau 1975 chính quyền cách mạng tiếp quản đổi tên thành chợ Bình Tây và tồn tại cho tới ngày hôm nay. Riêng người Hoa ở đây trước vốn sống ở Cù Lao Phố (Biên Hòa) năm 1778 vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân Tây Sơn tàn sát buộc phải chạy theo con sông Tân Bình(Bến Nghé), chọn vùng đất giữa Mỹ Tho đi Cù Lao Phố làm nơi an cư tức vùng Chợ Lớn ngày nay.

Ra khỏi trung tâm của thành phố đoàn di chuyển trên con đường Xa Lộ Hà Nội hay còn gọi là quốc lộ 52.

Quốc lộ này tên cũ là Xa Lộ Biên Hòa là con đường nối liền Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa-Đồng Nai, được xây dựng từ năm 1957 và hoàn thành năm 1961 do Hoa Kỳ đầu tư. Con đường này dài 31km kéo dài từ ngã tư Hàng Xanh và kết thúc là giao cắt với quốc lộ 1A tại ngã 3 Tam Hiệp. Trên đoạn đường này thì có hai cây cầu lớn bắt qua sông là cầu Sài Gòn bắt qua sông Sài Gòn và cầu Đồng Nai bắt qua sông Đồng Nai. Đến năm 1984 thì xa lộ này được đổi tên thành Xa Lộ Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội

Đoàn sẽ không đi hết Xa Lộ Hà Nội này vì hiện nay đã có một con đường khác từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu được rút ngắn thời gian hơn đó là đường mới- đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Dây dài 55,7km nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai.

20km đầu tiên của tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đoạn từ đường Vành đai 2 (quận 9) đến QL 51 (tỉnh Đồng Nai) đã chính thức được thông xe. Đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55.7 km đi qua TPHCM và Đồng Nai, có tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỉ đồng. Dự án được khởi công 10/2009, đến nay đã hoàn thành được hơn 20 km, đoạn từ đường Vành đai 2 (quận 9, TPHCM) đến quốc lộ 51 (tỉnh Đồng Nai). Trong 20 km đường được thông xe kỹ thuật, có 11,5 km cầu và cầu cạn. Trong đó, cầu Long Thành (2,35 km) là cầu dài và lớn nhất toàn tuyến. Đoạn cao tốc từ Vành đai 2 đến quốc lộ 51 có vận tốc thiết kế 120 km/giờ (riêng cầu Long Thành 100 km/giờ), chiều rộng nền đường 27,5 m gồm 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. Việc sớm đưa vào khai thác đoạn cao tốc Vành đai 2 – QL51 (dài 20km) góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng tốc độ chạy xe, giảm thời gian chi phí vận chuyển, rút ngắn hơn một nửa thời gian lưu thông từ Thành Phố Hồ Chí Minh về Vũng Tàu.

KHÁI QUÁT ĐỒNG NAI

Nhà bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Đồng Nai gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

Đồng Nai gạo trắng như cò

Trốn cha trốn mẹ xuống đò với anh…

Đồng Nai là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên

Diện tích: 5.862,37 km2 (bằng 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với Dân số: 2.560.000 người (2010)có đủ 54 dân tộc, trong đó chiếm đa số là các dân tộc Kinh, Hoa, Tày, Nùng, Khmer… ít nhất là các dân tộc Ơ đu và Si La.

Tên gọi: có nhiều giả thiết để giải thích tên gọi Đồng Nai:

Dân gian giải thích: Đồng Nai nghĩa là cánh đồng có nhiều nai (cùng cấu trúc gọi tên với các địa danh: Hố Nai, Mũi Nai, Rạch Nai, Bàu Nai,…)trong ngôn ngữ của dân tộc Mạ: “Đồng” là cách đọc biến âm của “Đờng” trong từ “Đạ Đờng”, nghĩa là sông lớn, sông cái của người Mạ. trong ghi chép của các nhà truyền giáo phương Tây, gọi vùng đất này là “Dou-Nai”, sau đọc trại thành Đồng Nai.Trong các tài liệu của các nhà khoa học, nhà sử học, viết bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, gọi vùng đất này là Lộc Dã (cánh đồng có nhiều nai), Lộc Động, Nông Nại. Theo Trịnh Hoài Đức, khi đi sứ sang Trung Quốc, ông thấy Nông Nại Đại Phố là cách người Hoa sử dụng để gọi vùng đất Cù Lao Phố.

Cù Lao Phố hôm nay là vùng đất yên bình, hài hòa với thiên nhiên sông nước giữa lòng thành phố Biên Hòa. Cù lao phố chỉ dân dã là một danh xưng thế nhưng một thời nơi đây từng là thương cảng sầm uất nhất của vùng Đồng Nai – Gia Định với tên gọi Nông Nại Đại Phố. Hơn ba trăm năm qua, đất và người Biên Hòa – Đồng Nai đã chứng kiến bao biến thiên của lịch sử và dòng sông Đồng Nai có lúc là trạm trung chuyển có lúc là bến đổ bình yên của bao đoàn người trong hành trình đến xứ Đàng Trong cập bến Cù Lao Phố. Trong số đó đã có những người xem Cù lao phố như quê hương thứ hai của mình, bằng tâm huyết, bằng mồ hôi lao động góp phần vào công cuộc khai phá, khẩn hoang, phát triển nghề nông, nghề thủ công truyền thống, buôn bán dựng phố thị để Cù Lao Phố xưa từng là thương cảng sầm uất trên bến dưới thuyền. Dư âm từ ba trăm trước vẫn vang vọng đến tận hôm nay và Cù Lao Phố vẫn luôn là niềm tự hào của người Biên Hòa – Đồng Nai.

Sông Đồng Nai chở phù sa bồi đắp đất đai Cù Lao Phố và sông cũng chứng nhân lịch sử chứng kiến những cuộc khai hoang lập ấp của những đoàn người đến xứ Đồng Nai, đến vùng Cù lao phố. Nếu ở kỷ thứ XV, Sông Đồng Nai là trạm dừng chân trong hành trình đưa những lưu dân Việt đầu tiên đến vùng đất Mô Xoài – Bà Rịa thì đến năm 1679, một lần nữa cũng theo dòng sông Đồng Nai một đoàn người trên 50 chiến thuyền đã vượt ngàn dặm thủy trình đã cập bến Cù Lao Phố với ước mong tạo dựng một cuộc sống mới. Đó là đoàn người gồm hơn 3000 binh lính và gia quyến của Trần Thượng Xuyên một đại tướng của nhà Minh đã được Chúa Nguyễn Phúc Tần ưng thuận để họ đến khai khẩn và cư trú ở vùng Bàn Lân (Nông Nại Đại Phố) đất Đồng Nai. Trước khi Trần Thượng Xuyên đến vùng Bàn Lân thì ở đây đã có một ít cư dân là các dân tộc ít người, lưu dân người Việt và Hoa tới đây sinh sống. Ngay sau khi đặt chân lên vùng đất này, với mong ước an cư lạc nghiệp những người Hoa mới đến đã cùng người Việt sinh sống trên đất cù lao bắt tay ngay vào khai phá đất đai, mở mang nông nghiệp. Thời gian đầu, cũng giống như người Việt, họ phát triển nông nghiệp trồng lúa nhưng sau đó họ chuyển sang làm thương mại. Với tài tổ chức của Trần Thượng Xuyên, chỉ sau một thời gian ngắn Nông Nại Đại Phố đã trở thành khu trung tâm thương mại lớn, buôn bán sầm uất thu hút nhiều tàu ngoại quốc lui tới trao đổi hàng hóa, góp phần xây dựng nên nền tảng ban đầu của một thương cảng đô thị cổ của miền đất Phương Nam.

Sau gần 2 thập kỷ Trần Thượng Xuyên đến Cù lao Phố, năm 1698, vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu Theo, theo đường biển thuyền của Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng sông Đồng Nai vào đất Đàng Trong. Từ đó, Nguyễn Hữu Cảnh đã ra sức ổn định dân tình, hoạch định cương giới xóm làng, “lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Thế rồi đất lành chim đậu, Cù Lao phố đã trở thành mái nhà chung của các cộng đồng cư dân Hoa, Việt. Dù có người đến trước, có người đến sau nhưng những cư dân Cù lao Phố đã hòa hợp, gắn bó, chung sức chung lòng phát triển nghề nông, kinh doanh thương mại để Cù Lao Phố dần phát triển trong vòng gần 100 năm, trở thành thương cảng Nông Nại đại phố sầm uất nhất của phương Nam giao thương với bên ngoài. Cảnh phồn vinh sầm uất của Cù lao Phố bấy giờ đã được sử sách ghi chép: ‘Ở Nông Nại Đại Phố, đường xá được mở rộng, phố xá được xây dựng, chợ búa được thành lập, hàng hóa dồi dào, thường xuyên có nhiều tàu ngoại quốc lui tới buôn bán’. Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức đã ghi nhận nhóm binh dân Cao Lôi Liêm cuả Trần Thượng Xuyên đến Cù lao Phố đã nhanh chóng“lập chợ phố thương mãi, giao thông với người Tàu, người Nhật Bổn, Tây Dương ,Đồ Bà, thuyền buôn tụ tập đông đảo”. Bên cạnh việc giao thương trao đổi hàng hóa Cù Lao Phố cũng là nơi sớm hình thành các ngành nghề thủ công như dệt chiếu, trồng dâu nuôi tằm, nghề gốm, đúc đồng, làm mộc, làm pháo, nấu mía lấy đường. Ngoài nguồn hàng cung cấp tại chỗ, thương cảng Cù lao Phố còn còn tiếp nhận hàng hóa từ các nơi khác ở vùng Đồng Nai lúc bấy giờ như Phước Thiền, Bến Gỗ, Bến Cá. Từ đó, Cù lao Phố ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định.

Có thể nói, những trang sử Cù Lao Phố đã được viết bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của những người khai hoang mở cõi để những thế hệ sau trân trọng, gìn giữ. Trong một hội thảo về Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn vừa được tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngòai nước đã nhận định rằng: Có thể nói, trong lịch sử mở rộng bờ cõi đất nước Việt Nam, cuộc Nam Tiến đã thật sự thành công khi vùng đất Đồng Nai – Gia Định đã được tiền nhân ra công củng cố phát triển. Đặc biệt là sự kiện năm 1698, khi sông Đồng Nai đón bước chân Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh chúa Nguyễn Phúc Chu đặt cương giới đất Trấn Biên trên bản đồ Đại Việt. Từ nơi đây, một đầu cầu vững chắc đã được hình thành, để từ đó mở ra khai thác toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong lịch sử đầy thăng trầm của mình, trang bi thương nhất của Cù lao Phố là những năm tháng chiến tranh ác liệt, nhất là cuộc bạo lọan của Lý Văn Quang năm 1747 và cuộc giao tranh năm 1776 giữa Tây Sơn và các chúa Nguyễn đã tàn phá đi kiến trúc phong quang của Cù lao Phố. Sau những ngày chiến tranh binh lửa, Trịnh Hoài Đức mô tả trong Gia Định thành thông chí. Nơi đây biến thành gò hoang, sau khi trung hưng người ta tuy có trở về nhưng dân số không được một phần trăm lúc trước . Sau khi chợ búa cùng phố xá bị tàn phá nặng nề, các thương gia người Hoa rủ nhau xuống vùng chợ Lớn, Sài Côn sáp nhập với làng Minh Hương sinh sống và lập những cơ sở thương mãi khác cho đến nay. Kể từ đó, Cù lao Phố đánh mất vai trò là trung tâm thương mại của Đàng Trong mà thay vào đó là Chợ Lớn và Mỹ Tho. Thời kỳ hoàng kim của Cù lao Phố đi vào dĩ vãng, hoàn thành sứ mạng của đô thị cổ, một thương cảng sầm uất nhất phương Nam.

Không chỉ có sự hòa quyện về văn hóa, với vị thế của một thương cảng sầm uất, trên đất Cù lao Phố lúc bấy giờ nhiều công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng đã được dựng lên. Những công trình ấy không chỉ là nơi thờ tự tín ngưỡng của cư dân Cù lao mà còn là nơi chiêm ngưỡng viếng thăm vãn cảnh của các cư dân đến từ các vùng lân cận và cả những khách hàng đến giao thương mua bán. Hiện nay hiếm có đơn vị hành chính cấp xã nào ở Nam Bộ lại có mật độ nhiều công trình tôn giáo tín ngưỡng như ở Cù lao phố. Điều này chứng minh sự hiển hiện, giao thoa của những không gian tâm linh, của những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo. Trên mảnh đất là Cù Lao Phố xưa, hiện còn nhiều lưu giữ nhiều ngôi chùa, tịnh xá, đình, miếu mạo. Trong đó, có nhiều di tích lịch sử – văn hóa quan trọng của đất Đồng Nai và Nam Bộ như Văn Miếu Trấn Biên, Đình Tân Lân, Chùa Ông, đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Chùa Đại Giác, Bửu Phong cổ tự. Trong đó đình Bình Kính là nơi đã quàn tạm quan tài của đức ông Nguyễn Hữu Cảnh trước khi chuyển về chôn cất ở quê hương Quảng Bình; có đình thờ Trần Thượng Xuyên (tức Tân Lân cổ Miếu). Ngoài ra, ở cù lao Phố còn có hai ngôi chùa nổi tiếng, đó là Chùa Đại Giác xưa nhất xứ Đồng Nai và chùa Ông thờ Quan Công. Hàng năm vào các dịp lễ, tết bà con người Việt gốc Hoa từ Thành phố Hồ Chí Minh và các nơi khác về đây cúng bái, hành hương, khách thập phương trong và ngoài tỉnh cũng chọn nơi này là đểm đến tâm linh thiêng liêng gửi gắm những cầu mong ước nguyện. Có thể nói, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử trên mảnh đất Cù Lao phố vẫn tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, đan xen, làm nên một không gian văn hóa tâm linh đa dạng giữa lòng thành phố Biên Hòa.

Mỗi chặng đường lịch sử đều đặt ra cho mỗi vùng đất, mỗi con người những thử thách. Vùng đất Cù lao Phố cũng không phải là một ngọai lệ. Sau ngày Đại thắng mùa xuân , giải phóng Miền Nam- thống nhất Tổ Quốc, người dân vùng Cù lao Phố xưa , cũng như người dân tỉnh Đồng Nai nói chung đối mặt với một thực tế nhiều khó khăn: sản xuất đình đốn, lương thực thiếu thốn. Những ai từng sống trong những ngày tháng gian khổ đó ở đây sẽ không quên những kỷ niệm về những ngày người dân Biên Hòa –Đồng Nai đổ cả mồ hôi và máu trên những cánh đồng khi dỡ phá bom mìn khai hoang phục hóa, những bữa cơm phải ăn độn bo bo, củ sắn. Thực tế đó đòi hỏi những người sống trên mảnh đất này phải không ngừng suy nghĩ và đổi mới để chiến thắng trong cuộc chiến chống đói nghèo và lạc hậu. Truyền thống cần cù của người Cù lao Phố lại được phát huy . Từ tro bụi ta lại xây dựng mới ,từ sau ngày giải phóng, người dân Cù lao Phố đã biến cả vùng đất này thành vựa lúa lớn của Biên Hòa.

Đồng Nai có địa hình trung du chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, nhưng nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng. Thổ nhưỡng khá đa dạng với các loại đất phù sa, đất gley và đất cát, nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm; đất đen, nâu, xám, đất đỏ, đất tầng mỏng và đất đá bọt, phù hợp với các mục đích, chức năng phục vụ cho đời sống con người như định cư, trồng trọt, canh tác, khai thác khoáng sản..

Tài nguyên thiên nhiên: Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; tài nguyên rừng và nguồn nước…

Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thuỷ sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323km2 và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi….

Khí hậu: Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 25 – 27 độ C. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương đối lớn. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết nắng, nóng, độ ẩm thấp.

Kinh tế: tỉnh có nhiều khu công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đây đầu tư, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn công nhân trong và ngoài tỉnh. Mỗi khu công nghiệp tập trung sản xuất một ngành hang nhất định, ví dụ: KCN Biên Hoà ½ sản xuất các mặt hàng gia dụng, thực phẩm, Khu Công Nghiệp Amata sản xuất các mặt hàng quần áo, Khu Công Nghiệp Sonadezi chuyên về các sản phẩm điện tử, công nghệ, Khu Công Nghiệp Bàu Xéo tập trung về phân bón và thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, các loại cây công nghiệp như cao su, điều, thuốc lá,v.v.. cũng được trồng rộng rãi.

Lịch sử: đây là vùng đất có nhiều dấu ấn của các thời kỳ lịch sử:

  1. Thời xa xưa: Thế kỷ XV, XVII, Đồng Nai chưa có tên trên bản đồ nước Việt; song, tài liệu khảo cổ đã chứng minh người xưa sinh sống ở Đồng Nai từ rất sớm, cách đây nhiều nghìn năm; có đủ dấu ấn của các nền văn minh: Đá cũ, đá mới, đồng thau, sắt sớm… Mọi nơi ở Đồng Nai, từ vùng bán sơn địa như: Hàng Gòn, Dốc Mơ, Dầu Giây, Suối Linh, Nam Cát Tiên… đến miệt đồng bằng ven sông biển như: Phước Tân, Gò Bường, Cái Vạn, Rạch Lá, Bưng Bạc… đều có dấu ấn vết người xưa với nếp sống quần cư, chế tác vũ khí và vật dụng sinh hoạt ở trình độ cao, có quan hệ giao lưu với văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo và các nền văn minh khác trong khu vực Đông Nam Á. Kết quả khảo cổ đã nhận xét rằng: Từ giai đoạn sắt sớm, nền kinh tế nông nghiệp bán sơn địa đã hình thành, biến Đồng Nai từ thiên nhiên còn hoang sơ, nguyên thủy, trở thành địa bàn kinh tế dân cư “trù phú vào bậc nhất của trung tâm văn minh nông nghiệp Đồng Nai – Đông Nam bộ”. Những: Mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, qua đồng Long Giao, cổ vật Nam Cát Tiên… là di sản văn hóa chứng minh thời rực rỡ của các nền văn minh cổ xưa.
  2. Cột mốc đánh dấu lịch sử hành chính của Đồng Nai thường được nhắc đến là năm Mậu Dần (1698) khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phương Nam, đưa vùng đất Đồng Nai vào lãnh thổ cai quản của Chúa Nguyễn. Nhưng trước đó, thần dân của Chúa Nguyễn đã là chủ nhân của xứ Đồng Nai. Sự xuất hiện của hai sở thuế ở Sài Gòn và Bến Nghé năm 1623 đã hé mở sự xuất hiện của người Việt sinh sống buôn bán tại đây từ thập niên 20 của thế kỷ XVII. Tài liệu của các nhà truyền giáo phương Tây nói rằng người Đàng Trong và cả người nước ngoài khai hoang, cày cấy ở vùng Đồng Nai trước năm 1701 đến vài chục năm. Năm 1658, Chúa Nguyễn sai Nguyễn Phước Yến đem 3.000 quân dẹp loạn đến Mô Xoài (Mỗi Xuy) chứng tỏ người Việt đã làm chủ tình hình ở đây. Năm 1679, nhóm người Hoa gồm Dương Ngạn Địch, Huỳnh Tấn, Trần Thượng Xuyên đem 50 thuyền, 3.000 gia nhân đến xin trú ngụ, Chúa Nguyễn Phước Tần cho khai khẩn đất phương Nam: Nhóm Dương Ngạn Địch, Huỳnh Tấn đến Mỹ Tho (Tiền Giang); nhóm Trần Thượng Xuyên đến Bàng Lân (Biên Hòa), góp phần xây dựng Cù Lao Phố thành thương cảng sầm uất, giao dịch với thương nhân trong và ngoài nước. 19 năm sau mới là sự kiện Nguyễn Hữu Cảnh lập huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên; lập huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh có các chức quan: Lưu thủ, cai bộ, ký lục; chiêu mộ thêm người, đặt thôn làng, lân, ấp; chuẩn định thuế đinh điền. Lúc ấy, dân số gồm cả Trấn Biên và Phiên trấn hơn 4 vạn hộ. Người Hoa ở Trấn Biên lập xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn lập xã Minh Hương. Năm 1715, Chúa Nguyễn Phước Châu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Nguyễn Khánh Đức lập văn miếu ở thôn Bình Thành – Tân Lại (nay thuộc phường Bửu Long – thành phố Biên Hòa) nhằm khuếch trương Nho học, báo hiệu Đồng Nai không chỉ giỏi làm ăn, buôn bán; còn là xứ sở của văn vật, trọng đạo lý thánh hiền. Năm 1775, Tây Sơn khởi nghĩa, chiếm được Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phước Thuần chạy vào Gia Định. Lý Tài phản bội Tây Sơn, theo Nguyễn Ánh, đóng quân ở núi Châu Thới, sau bị thua trận rồi bị quân Đông Sơn Đỗ Thành Nhơn giết năm 1777. Từ năm 1776 đến 1782, quân Tây Sơn 4 lần vào Nam giao tranh với Nguyễn Ánh; Nguyễn Ánh thua chạy, năm 1784 cầu viện vua Xiêm, vua Xiêm đưa binh thủy, bộ chiếm đóng Kiên Giang, Ba Thắc, Mân Thít, Sa Đéc… mưu đồ đánh chiếm Đồng Nai – Gia Định. Mùa Xuân năm 1785, dựa vào địa hình, thủy triều và lòng dân, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn dụ giặc vào trận địa mai phục ở Rạch Gầm, Xoài Mút (Mỹ Tho, Tiền Giang) đánh cho quân Xiêm một trận đại bại, chỉ còn vài nghìn tên sống sót trốn về nước. Nguyễn Ánh chạy thoát, tiếp tục mưu đồ cầu ngoại viên, cõng rắn cắn gà nhà. Nhân lúc Tây Sơn bận đối phó với Chúa Trịnh ở phía Bắc; Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của ngoại bang, chiếm lại Trấn Biên năm 1788; khi Quang Trung Nguyễn Huệ lên ngôi, tập trung lực lượng đánh đuổi giặc Thanh xâm lược ở Thăng Long (1789), Nguyễn Ánh có cơ hội khôi phục lực lượng, xây thành Bát Quái ở Gia Định; củng cố hệ thống phòng thủ, tích trữ lương thực, lập đồn điền cày cấy ở Đồng Môn, Bà Rịa. Do đó trên địa bàn Đồng Nai, còn nhiều di tích gắn với thời kỳ này của Nguyễn Ánh. Từ năm 1792, Nguyễn Ánh hoàn toàn làm chủ đất Trấn Biên, Gia Định. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, Trấn Biên dinh thành Biên Hòa trấn. Đến năm 1808, lại đổi trấn Gia Định ra Gia Định Thành thống quản trấn Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên; Nguyễn Văn Nhơn làm tổng trấn, Trịnh Hoài Đức làm hiệp tổng trấn. Đến năm 1812, Lê Văn Duyệt làm tổng trấn. Năm 1832, Lê Văn Duyệt mất. Nguyễn Văn Quế và bố chánh Bạch Xuân Nguyên vốn có hiềm khích, dựng vụ án Lê Văn Duyệt. Vua Minh Mạng cho xiềng mộ Lê Văn Duyệt, bãi bỏ chức tổng trấn, chia các trấn thành lục tỉnh.

Tỉnh Biên Hòa có từ đây. Giận vì Lê Văn Duyệt bị ngược đãi, năm 1833 con nuôi Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi tạo phản, chiếm thành Phiên An; mãi đến năm 1835, Lê Văn Khôi bệnh mất, nhà Nguyễn mới dập tắt được cuộc binh biến, bắt giết cả thảy 1.831 người đem chôn chung gọi là mả Ngụy. Hai lần Lê Văn Khôi đánh chiếm Biên Hòa. Người Biên Hòa theo Lê Văn Khôi bị trừng trị khá đông liên lụy đến cả họ hàng. Bảy tướng lĩnh triều đình chết trận tại Biên Hòa: Lê Văn Nghĩa, Phan Văn Song, Trần Văn Du, Đặng Văn Quyến, Trần Văn Thiều, Nguyễn Văn Lý, Ngô Văn Hóa; vua Minh Mạng cho lập thờ ở thôn Bình Hòa, xã Bình Thành, ban sắc phong năm 1838, di tích còn lại có thể là miếu Bình Hòa (nay thuộc phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa). Tương truyền, con cháu của Lên Văn Khôi trốn được, có 2 người ẩn danh trong dân ở Hang Nai (Nhơn Trạch) và Long Thành.

Hiện nay tỉnh Đồng Nai có tất cả là 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Biên Hoà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Thạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom.

Hệ thống giao thông: Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất; gần cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Thị Vải – Vũng Tàu,… thuận lợi trong giao thương trong nước và quốc tế. Hiện tại Chính phủ đã khởi công xây dựng dự án giao thông liên kết vùng, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, nâng cấp Quốc lộ 51 và sân bay Quốc tế Long Thành…

Danh nhân: Trịnh Hoài Đức, Trần Thượng Xuyên, Nguyễn Hữu Cảnh

Đặc sản: bưởi Tân Triều, rượu bưởi, rượu cacao, rượu thanh long ruột đỏ, trái cây Long Khánh, gỏi cá Tân Mai, bò sữa Long Thành…

Làng bười Tân Tiều cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 3km. Bưởi nơi đây rất đa dạng về chủng loại, mỗi loại có mùi vị rất khác nhau: bưởi Thanh, bưởi Đường Lá Cam, Bưởi Đướng Núm, Bưởi Đường Hồng,… Do được trồng trên đất phù sa, bưởi nơi đây có vị ngọt đậm, rất đặc trưng mà không có nơi nào có được.

CHUYÊN ĐỀ BƯỞI

Bưởi có thân gai cao từ 1,5-4m hoặc hơn , nhiều nhánh , sống lâu năm . Lá lớn , dai , nguyên . Trong lá có dầu. Hoa bưởi trắng , mọc đơn hay thành chùm từ 2 tới 10 hoa. Quả bưởi hình cầu đường kính từ 10-13cm , màu xanh , khi chín hơi ngả vàng , có vỏ dày 1-2 cm …. Mỗi năm , bưởi ra hoa khoảng 2 lần , nhất là những tháng mưa .Dễ dàng ra trái vụ . Bưởi thích hợp với đất phù sa, nhiều mùn và khí hậu mát mẻ.Từ trái bưởi, người dân nơi đây chế biến ra một món ăn rất ngon đó là gỏi bưởi. Đây được xem là đặc sản của làng bưởi Tân Triều mà khi nhắc đến chắc chắn không ai mà không biết đến. Ngoài thành phần chính là tép bưởi, gỏi bưởi còn có đậu phộng, mè rang, tôm luộc, thịt ba rọi, ngó sen, cà rốt xắt sợi, ớt và nhiều loại gia vị khác nữa. Gỏi bưởi thường ăn kèm với bánh phồng tôm hoặc bánh tráng mè chấm với nước mắm cay rất ngon.

Vừa thưởng thức gỏi bưởi vừa nhâm nhi vài ly rượu bưởi thì không gì thú vị bằng. Rượu bưởi nơi đây được chế biến theo cách truyền thống nên không dùng hóa chất bảo quản. Bưởi sau khi hái về, chọn những quả ngon nhất để làm rượu. Do mỗi nhà có một công thức chế biến riêng nên mùi vị và màu sắc của rượu từ đó cũng rất khác nhau. Rượu thành phẩm sẽ có màu vàng hơi đục, vị ngọt hơi nồng. Uống rượu bưởi giúp kích thích ăn, tạo cảm giác ngon miệng hơn. Ngoài ra, du khách còn được đi thăm những vườn bưởi sum suê và được tự tay hái những trái bưởi ngon nhất.

Bưởi chứa rất nhiều vitamin C và những chất khác giúp da khỏe mạnh. Cho dù múi bưởi hay vỏ bưởi chúng đều có những đặc tính có lợi cho. Do vậy bưởi có rất nhiều công dụng làm đẹp da, tan mở bụng, chống lão hóa, chống ung thư, ngăn ngừa sỏi thận, giảm chelesterol, chống mụn…..

Bò sữa Long Thành

Nhiều người tiêu dùng chưa hiểu rõ thế nào là sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng? Lothamilk – Sữa Long Thành, nhà sản xuất sữa tươi 100% nguyên chất trả lời về vấn đề này.

Sản phẩm sữa tươi trên thế giới hiện nay thường được chế biến dưới dạng thanh trùng và tiệt trùng. Sản phẩm sữa bò tươi nguyên chất 100% là loại sữa thanh trùng, nghĩa là sản phẩm được chế biến ở nhiệt độ 860C trong vòng 15 giây. Với loại sản phẩm này, người tiêu dùng cần lưu ý là phải luôn giữ lạnh từ 30C đến 40C để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm. Một số khách hàng đã không lưu ý đến việc phải giữ lạnh cho sữa nên khi mua về đã để ở nhiệt độ cao, làm cho sản phẩm chóng bị hư. Nếu bảo quản đúng nhiệt độ, sữa bò tươi thanh trùng có thể sử dụng dần trong khoảng 10 ngày. Dạng chế biến thứ hai là sữa tiệt trùng. So với sản phẩm sữa thanh trùng, loại sữa tiệt trùng có lợi điểm là không cần sử dụng tủ lạnh để tồn trữ sản phẩm và thời gian tồn trữ có thể kéo dài từ 6 tháng ở nhiệt độ bình thường. Có được lợi điểm này là do tính năng của quy trình chế biến và đóng gói của công nghệ tiệt trùng. Quá trình này xử lý sản phẩm ở nhiệt độ cao (135-1500C) trong khoảng thời gian cực ngắn (30 giây).

Sữa tươi được vắt ra từ vú của bò cái khỏe mạnh và nuôi dưỡng tốt, được kiểm tra theo các tiêu chuẩn lý, hóa một cách nghiêm ngặt và bảo quản tốt trước khi đưa vào sản xuất.

Sữa LOTHAMILK với nguồn gốc sữa tươi nguyên chất 100% được chế biến trên dây chuyền khép kín của Thụy Điển. Với hệ thống dây chuyền này, sữa tươi được xử lý nhiệt ở 86oC trong 15 giây.

Do xử lý ở nhiệt độ trên trong thời gian ngắn nên tiêu diệt được hầu hết hệ vi sinh vật hoại sinh và gây bệnh của sữa nếu có, nhưng không làm thay đổi đến cấu trúc vật lý, cũng như những cân bằng hóa học, những thành phần sinh hóa như enzym và vitamin của sữa.

Tuy nhiên với nhiệt độ xử lý nhiệt này, trong sữa vẫn còn tồn tại một số ít vi sinh vật kháng nhiệt, chúng có thể phát triển dễ dàng ở nhiệt độ cao (nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ không đạt yêu cầu 4oC). Các vi sinh vật này thường sinh ra enzym phân giải protein phá hủy cazein làm hư sữa. Ngoài ra, trong quá trình bảo quản, những vi khuẩn lactic trong sữa phát triển gây axit hóa sữa (sữa bị chua).

Do vậy sữa phải được làm lạnh nhanh xuống 3oC đến 4oC sau khi chế biến đóng hộp và luôn luôn bảo quản lạnh dưới 4oC trong thời gian sử dụng 7 đến 10 ngày để khống chế sự phát triển của chúng.

Lợi ích từ việc uống sữa:

1.Kích thích ăn ngon

Tin hay không tin, uống sữa có thể kích thích cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Trong một nghiên cứu từ tạp chí Dinh dưỡng Mỹ (AJCN), 34 người tham gia nghiên cứu đã ăn các đồ ăn ít calo vào bữa tối và uống sữa vào buổi sáng, kết quả là cảm thấy no lâu hơn, thoải mái hơn so với chế độ ăn bình thường.

  1. Giúp phát triển cơ bắp

Càng về già, da của chúng ta càng trở nên nhăn nheo do các cơ bị nhão và không còn săn chắc, đàn hồi. Sữa có chứa nhiều protein, thành phần quan trọng để phát triển cơ bắp nên uống sữa có thể giúp duy trì độ săn chắc của cơ bắp và giúp da bạn căng mọng hơn. Hơn nữa, trong sữa có nhiều vitamin D giúp hỗ trợ sức khỏe của hệ cơ và cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.

Làm tóc óng mượt

Nếu bạn muốn có một mái tóc chắc khỏe và mềm mượt, hãy uống sữa. Các dưỡng chất thiết yếu từ sữa giúp bạn duy trì tình trạng khỏe mạnh của chân tóc. Cụ thể, protein và lipid trong sữa giúp tóc chắc khỏe và canxi giúp kích thích mọc tóc và ngăn ngừa bệnh rụng tóc. Bên cạnh đó, sữa còn chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng khác giúp tóc khỏe mạnh như vitamin A, vitamin B6, Bioti và kali.

  1. Giúp giải rượu và bảo vệ dạ dày

Nếu bạn trót uống quá nhiều sau một cuộc vui, hãy uống một cốc sữa nóng. Sữa được cho là có thể bảo vệ dạ dày của bạn khỏi cồn rượu, bia và trung hòa nồng độ axit trong cồn. Do đó, sữa có thể được dùng để giải rượu một cách an toàn và hiệu quả.

  1. Giúp da sáng mịn

Sữa đã được dùng để làm đẹp từ rất lâu trong các nền văn hóa khác nhau. Nữ hoàng Cleopatra đã từng dùng sữa tắm để da mềm mịn và trẻ đẹp. Sở dĩ sữa có lợi cho da là vì sữa chứa rất nhiều vitamin và dinh dưỡng thiết yếu cho làn da. Nếu bạn không thích tắm với sữa, hãy uống sữa ít nhất 2 lần một ngày để có được làn da láng mịn từ bên trong.

  1. Giúp răng và xương chắc khỏe

Sữa có nhiều canxi hơn các loại thực phẩm khác nên uống nhiều sữa giúp bổ sung lượng canxi trong cơ thể để răng và xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, canxi chỉ có thể được hấp thụ tốt với vitamin D. Vậy nên, hãy chắc chắn rằng sữa của bạn uống có chứa một hàm lượng vitamin D nhất định.

  1. Hỗ trợ giảm cân

Theo nhiều nghiên cứu đã được chứng minh gần đây, những phụ nữ uống sữa hàng ngày có thể giảm cân nhiều hơn những người không uống sữa. Nếu bạn đang đói và muốn ăn uống một thứ gì đấy để lót dạ, uống một cốc sữa nóng là một lựa chọn tốt nhất. Cũng theo các nhà dinh dưỡng học, thời điểm tốt nhất để uống sữa là trong bữa ăn tối hoặc khi ăn hoa quả.

. Giúp tăng năng lượng và giảm căng thẳng mệt mỏi

Như đã nói ở trên, sữa là thức uống giàu dinh dưỡng nên khi bạn căng thẳng, mệt mỏi trong công việc hay học tập, uống một cốc sữa sẽ giúp bạn thay đổi trạng thái. Khi cơ thể bạn tiếp nhận dinh dưỡng từ sữa, năng lượng của bạn tăng trở lại và bạn sẽ cảm thấy hưng phấn hơn để tiếp tục công việc.

  1. Giảm đau bụng kinh

Đây là thông tin hữu ích cho chị em phụ nữ. Vào những ngày “đèn đỏ” chị em có thể bị đau bụng kinh, đầy bụng hay đau lưng, một cốc sữa nóng sẽ giúp chị em xoa dịu cơn đau và thư giãn hơn.

  1. Phòng chống nhiều bệnh

Theo như những nghiên cứu mới nhất, uống sữa hàng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe và tăng sức đề kháng cơ thể chống lại nhiều bệnh tật như đột quỵ và huyết áp cao. Ngoài ra, sữa còn có khả năng giảm sản sinh lượng cholesterol trong gan và tăng cường thị lực. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống sữa còn có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư.

Tuy nhiên, một vấn đề được bàn luận nhiều là có nhiều loại sữa và sữa nào là tốt nhất. Câu trả lời là bạn nên chọn sữa ít béo với tỉ lệ chất béo là 2%. Nhìn chung, các loại sữa động vật như sữa bò, sữa dê và sữa cừu đều có những lợi ích tương tự nhau, chỉ khác về lượng calo và chất béo. Vậy nên, với những lợi ích này, không có lý do gì để bạn bổ sung sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Kính thưa quý khách, đoàn chúng ta đang di chuyển trên quốc lộ 51 để đến với thành phố biển Vũng Tàu. Tôi xin giới thiệu sơ nét vè thành phố này.

KHÁI QUÁT VŨNG TÀU

Thành phố Vũng Tàu trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ; Có 4 mặt giáp biển và sông rạch; Phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông ; Phía Tây giáp Vịnh Gành Rái ; Phía Bắc giáp thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành và huyện Long Điền, cách thành phố Hồ Chí Minh 120km và cách thành phố Biên Hoà 95km.

Thành phố Vũng Tàu có diện tích đất tự nhiên là 14.442 ha; Có 17 đơn vị hành chính cơ sở : 16 phường và 1 xã. Dân số thành phố tính đến năm 2012 trên 380 ngàn người

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và do chịu ảnh hưởng của biển, Vũng Tàu có khí hậu ôn hoà, ít gió bão, nhiệt độ trung bình từ 25oC đến 27oC, lượng mưa trung bình từ 1.300mm đến 1.700mm, có từ 2.300 đến 2.800 giờ nắng trong năm. Thiên nhiên Thành Phố Vũng Tàu tươi đẹp, kỳ thú đem lại tiềm năng lớn về Du Lịch

Nguồn nước mặt của Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu do ba con sông lớn cung cấp, đó là sông Thị Vải, đoạn chảy qua tỉnh dài 25 km, sông Dinh đoạn chảy qua tỉnh dài 30 km, sông Ray dài 120 km. Trên các con sông này có 3 hồ chứa lớn là hồ Đá Đen, hồ sông Ray, hồ Châu Pha…

Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm của tỉnh cũng khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000 m3/ngày đêm, tập trung vào ba khu vực chính là: Bà Rịa – Long Điền 20.000 m3/ngày đêm; Phú Mỹ – Mỹ Xuân 25.000 m3/ngày đêm; Long Đất – Long Điền 15.000 m3/ngày đêm. Ngoài ba vùng trên, khả năng khai thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3/ngày đêm. Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu 60 – 90 m, có dung lượng dòng chảy trung bình từ 10 – 20 m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng. Các nguồn nước ngầm có thể cho phép khai thác tối đa 500.000 m3/ngày đêm, bảo đảm cung cấp đủ nước cho nông nghiệp, công nghiệp và cho sinh hoạt.

Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giacôbê đặt cho nó, do đó người Pháp cũng gọi nơi này là Cap Saint Jacques (nghĩa là mũi đất mang tên Thánh Giacôbê), phiên âm tiếng Việt là Cáp Xanh Giắc. Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: au Cap). Hiện nay mũi đất cực đông của Vũng Tàu có tên gọi là “mũi Nghinh Phong”.

Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền.

Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì “Thuyền Úc”, tục danh Vũng Tàu… phía bắc ôm cửa Tắc Khái (cửa sông Dinh), phía nam đỡ núi Thát Sơn để che cửa Cần Giờ. Mặt vụng trông về hướng tây, rộng lớn mông mênh để thu nạp các dòng nước sông đầm chảy về biển mà làm nơi êm đềm cho thuyền bè ẩn đậu.”

Vũng Tàu từng thuộc trấn, sau là tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn. Thời vua Gia Long (1761-1820), khi nạn hải tặc Mã Lai hoành hành tại vùng biển này là mối đe dọa cho các thương nhân vùng Gia Định, vua đã gửi ba đội quân đến dẹp loạn và cho phép ba tướng cầm đầu cùng quân lính ở lại mở đất. Theo sắc của vua Minh Mạng năm 1822, chính 3 ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền thuộc ba đội binh (Tam Thoàn) đã thành lập ba làng đầu tiên: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam.

Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh.

Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực hành chánh (circonscription administrative) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp.

Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa, đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã.

Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.

Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.

Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố (commune). Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập vào, nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã. Ngày 22/10/1956 giải thể thị xã Vũng Tàu, chuyển thành quận thuộc tỉnh Phước Tuy. Đến 08/09/1964 thành lập thị xã Vũng Tàu trực thuộc chính quyền trung ương cho đến 30/04/1975.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Vũng Tàu thuộc Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, gồm 5 phường: Châu Thành, Phước Thắng, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam và xã Long Sơn. Tháng 8 năm 1991, Vũng Tàu trở thành thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới thành lập và đến năm 1999 Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại 2. Ngày 23 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nằm trên thềm bờ biển của một khu vực giàu dầu khí và khí đốt, Vũng Tàu hay cả tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam, nơi có trụ sở của Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro).

Từ năm 1977, người ta đã phát hiện ra những mỏ dầu trong vùng vịnh biển Vũng Tàu. Đến năm 1980, Liên Xô đã hợp tác với Việt Nam đi vào nghiên cứu khai thác mỏ dầu ở đây. Đến năm 1985, dàn khoan đầu tiên đã khoan được mỏ dầu tại vùng biển này và trụ sở chính của Việt Xô Petrol cũng được đặt tại Vũng Tàu. Dầu khí cũng là một trong những ngành công nghiệp nâng Vũng Tàu lên tầm vóc phát triển. Ngày nay những dàn khoan lớn tại Vũng Tàu như mỏ Bạch Hổ là một trong những mỏ khoan thu được hàng triệutấn dầu thô mỗi năm. Ngọn lửa từ dàn khoan dầu bốc lên cũng là niềm tự hào đối với vùng đất Vũng Tàu. Hiện nay, tổng công ty dầu khí Việt Nam đang cùng với các đối tác tiến hành khai thác dầu thô trên 6 mỏ với sản lượng bình quân hơn 40.000 tấn. Với lợi thế nguồn khí đốt, trong tương lai Bà Rịa Vùng Tàu sẽ trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất của cả nước.

Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học,nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường…Dầu mỏ xuất hiện trong tự nhiên ở dạng lỏng được tìm thấy trong các thành hệ đá. Nó bao gồm hỗn hợp của các hydrocacbon có nhiều khối lượng khác nhau và các hợp chất hữu cơ khác. Người ta chấp nhận một cách tổng quát rằng dầu giống như các nhiên liệu hóa thạch khác được tạo ra từ xác của các động thực vật bị hóa thạch chịu tác động bởi nhiệt độ vá áp suất trong vỏ Trái Đất qua hàng trăm triệu năm. Theo thời gian, các vật chất bị phân hủy bị phủ bởi các lớp bùn và bột, bị nhấn chìm vào trong vỏ Trái Đất và được bảo tồn ở đây giữa các lớp nóng và bị nén dần dần biến đổi thành các vỉa dầu khí.

Xăng, hay còn gọi là ét-xăng (phiên âm từ tiếng Pháp: essence), là một loại dung dịch nhẹ chứa Hyđrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, được chưng cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong sử dụng xăng, chất đốt dùng trong tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày như đun nấu, một số lò sưởi, trong một số loại bật lửa,…. Làm dung môi hòa tan một số chất, đùng để tẩy một số vết bẩn bám trên vải, kim loại, kính, nhựa,… Một số loại vũ khí như súng phun lửa, bom, mìn,… Xăng được chế biến từ dầu mỏ bằng phương pháp chưng cất trực tiếp và Cracking.

Dầu diesel, còn gọi là dầu gazole, là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hdầu bôi trơn (lubricating oil). Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370 độ C. Các ỏa (kesosene) và nhiên liệu Diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi 315 đến 425 độ C.

Nghề thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ của Vũng Tàu cũng phát triển. Những đồ trang sức được làm công phu từ các sản phẩm như vỏ ốc, đồi mồi…

Là trung tâm hành chính- chính trị- kinh tế- văn hóa tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Vũng Tàu được nhiều người biết đến không chỉ với hình ảnh một thành phố biển tươi đẹp, quyến rũ, mà còn là một trong những địa phương làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Nhiều công trình trọng điểm trong các lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước, trường học, trạm y tế, trụ sở văn phòng làm việc và các công trình phúc lợi khác hoàn thành đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy kinh tế- xã hội thành phố phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.

Hiện nay, 100% tuyến đường giao thông chính của TP.Vũng Tàu đã bê tông nhựa hóa. Trong đó, tuyến đường Hạ Long- Quang Trung- Trần Phú chạy dọc Bãi Trước được Bộ Giao thông Vận tải công nhận “đường đẹp Việt Nam”.

Ngay xã Long Sơn, hiện cũng không còn là xã đảo biệt lập, bởi hệ thống cầu đường khang trang không chỉ nối liền đảo với các khu dân cư, mà đã mở hướng phát triển cho vùng đảo đầy tiềm năng, hòa nhập vào dòng chảy phát triển chung, xây dựng Sân bay Quốc tế Gò Găng – BRVT trên đảo Gò Găng để di dời sân bay Vũng Tàu… các dự án hạ tầng giao thông này khi hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh hơn.

Khi đến với Vũng Tàu quý khách có thể tham quan: Vạn Phật Đại Tùng Lâm Tự, Nhà Lớn Long Sơn, Đình Thắng Tam, Niết Bàn Tịnh Xá, Bạch Dinh, Thích Ca Phật Đài, Tượng Chúa Kito. Hoặc thỏa thích tắm tại bãi trước, bãi sau, bãi dâu và bãi dứa.

Đoàn sẽ tham quan một điểm du lịch tâm linh nằm trên quốc lộ 51 này là Chùa Vạn Phật Đại Tùng Lâm.

CHÙA VẠN PHẬT ĐẠI TÙNG LÂM TỰ

Chùa tọa lạc ở xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm bên trái quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km.

Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa, từ chùa Ấn Quang, TP. Hồ Chí Minh đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sinh.

Hòa thượng Thích Thiện Hòa thế danh Hứa Khắc Lợi, sinh năm 1907 tại làng Tân Nhựt, Chợ Lớn. Ngài xuất gia năm 1935 tại Phật học đường Lưỡng Xuyên, Trà Vinh. Từ năm 1936 đến năm 1949, ngài được cử ra Huế, Bình Định, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam học đạo và hoạt động Phật sự tại Hà Nội. Năm 1950, ngài trở về Nam, được cử làm Giám đốc Phật học đường Nam Việt, cơ sở đặt tại chùa Sùng Đức. Năm 1973, ngài được suy tôn Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cho đến ngày viên tịch (1978).

Hòa thượng đã sáng lập Phật học đường Nam Việt, Phật học viện Giác Sanh, Phật học viện Huệ Nghiêm ; kiến tạo Phật học Ni trường Từ Nghiêm, Phật học Ni trường Dược Sư, Trường Bồ Đề Giác Ngộ, Trường Bồ Đề Huệ Đức, chùa Đại Tòng Lâm …

Cổng tam quan xây bằng đá vào năm 1974 đã được thay bằng cổng tam quan mới to lớn, được xây dựng năm 2007.

Trong khu đất rộng lớn gần 100 hecta, bước vào cổng, bên trái có chùa Đại Tòng Lâm được xây từ năm 1958 và trùng tu năm 1982. Chùa nhỏ, diện tích 112m2 (ngang 7m, dài 16m), trước có tượng đài Bồ tát Quan Âm. Điện Phật tôn trí tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, trước có tượng Đản sinh, hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Sát bên trong cửa chính điện có thờ tượng Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện. Phía sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma. Sau chùa có tháp, tượng, bia tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa. Bên trái chùa là nhà giảng, sau tượng đài có nhà tăng và nhà phương trượng.

Đối diện với cổng là tháp Đa Bảo với kiểu kiến trúc ba tầng được xây dựng năm 1983. Tầng trên thờ tượng đức Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo ; hai vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền và hai vị đệ tử của đức Phật là Ca Diếp, A Nan. Tầng dưới thờ Bồ tát Di Lặc và bốn vị Hộ Pháp. Mặt trước tháp có cặp câu đối bằng chữ Quốc ngữ:

Thích ca từ phụ phân thân đến

Đa Bảo Như Lai hiện pháp màu.

Bên phải tháp Đa Bảo là vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyển để kỷ niệm nơi Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh và nơi đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo chuyển pháp luân giáo hóa chúng sinh. Ở đây cũng có những câu đối bằng chữ Quốc ngữ.

Tại vườn Lâm Tì Ni:

Vườn Lâm Bi Ni bảy bước xưng tôn cùng vũ trụ Nước Ca Tỳ La chín rồng tắm Phật tại ta bà.

Tại vườn Lộc Uyển :

Thế giới hoan ca mừng đại giác viên thành Phật quả Diêm phù vui vẻ nay chúng sinh nhuần gội pháp mầu.

Bên trái tháp Đa Bảo có pho tượng đức Phật nhập Niết bàn nằm trên tòa sen. Tượng có mái che, trước có cổng vào.

Chùa còn có pho tượng có giá trị thẩm mỹ cao là tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng, cao 17m.

Ngôi chính điện Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự có 2 tầng, dài 91m, rộng 46m, được Hòa thượng Thích Quảng Hiển tổ chức xây dựng vào năm 2002, theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Quang Mẫn.

Điện Phật tầng lầu tôn thờ 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương gồm : bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà và hai vị Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí), bộ tượng Thích Ca Tam Tôn (đức Phật Thích Ca và hai vị Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Đai Hạnh Phổ Hiền), hai tượng Hộ Pháp và tượng Tổ sư Đạt Ma. Các mặt vách chung quanh điện Phật tôn trí 10.000 tượng Phật nhỏ (mỗi tượng ngang gối 0,25m, cao 0,30m) theo kinh Vạn Phật. Điện Phật tầng trệt thờ đức Phật A Di Đà.

Ngôi chính điện đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 02-01-2006: Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm với ngôi chính điện lớn nhất Việt Namvà kỷ lục ngày 31-5-2007: Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm – ngôi chùa có tượng Phật nhiều nhất Việt Nam.

Trước ngôi chính điện là đài Di Lặc. Pho tượng Bồ tát Di Lặc được tạc từ nguyên khối đá hoa cương lấy từ vùng núi Cam Ranh (Khánh Hòa). Tượng nặng 40 tấn, cao 5,1m, hoàn thành năm 2002. Pho tượng đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 31-5-2007: Tượng Bồ tát Di Lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam.

Cạnh đài Di Lặc, chùa mới xây dựng vườn tượng Cửu phẩm Cực Lạc gồm 48 pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đá hoa cương, trong đó có pho tượng đức Phật A Di Đà cao 18m.

Trong khuôn viên chùa hiện nay có đặt Trường Phật học Đại Tòng Lâm được hoàn thành vào năm 1995, dung chứa 1.000 người. Đại giới đàn Thiện Hòa thường được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức với quy mô lớn, nghiêm trang, trọng thể tại đây ba năm một lần.

Hằng năm, chùa là nơi tổ chức khóa An cư kiết hạ cho chư Tăng trong tỉnh. Năm 2004 – Phật lịch 2548, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tổ chức khóa An cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7 âm lịch cho Tăng chúng, Ni chúng về kết giới tu học tại chùa Đại Tòng Lâm với số lượng 1.200 vị, đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 30-11-2007: Chùa Đại Tòng Lâm với khóa An cư kiết hạ có số Tăng Ni tập trung nhiều nhất Việt Nam.

Ngày nay, xã Long Sơn cũng không còn là xã đảo biệt lập, bởi hệ thống cầu đường khang trang không chỉ nối liền đảo với các khu dân cư. Và tại đây có một di tích rất nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đó là Nhà Lớn Long Sơn.

Núi Thị Vải– ông Trịnh

Ngày xưa, có một phú ông rất giàu, vợ mất sớm, không có con trai nối dõi tông đường. Ông chỉ có một đứa con gái tên là Thị Vải.

Thị Vải tuy không đẹp, nhưng nhan sắc mặn mà mà dễ coi. Vì là con nhà giàu, hơn nữa nhà không có con trai, nên Thị Vải cũng theo học võ nghệ, cử chỉ đi đứng như con trai.

Khi phú ông về già, Thị Vải cũng đến tuổi lấy chồng. Phú ông đem việc chồng con, việc thừa tự nói với nàng.

Thị Vải trả lời:

-Nếu chàng trai nào đánh hạ được con thì con xin làm vợ người ấy.

Vì cưng con nên phú ông cũng chiều theo và cho lập võ đài để tỷ thí.

Thanh niên trai trẻ khắp vùng lân cận lăm le muốn làm chủ tư gia điền sản đồ sộ của phú ông, nên đã ráo riết luyện tập để so tài cùng Thị Vải. Nhưng suốt một tháng trời thi đấu, không có chàng trai nào võ nghệ hơn nàng.

Chờ mãi không thấy ai đến tranh tài nữa, võ đài cũng dẹp đi, việc chồng con của Thị Vải, phú ông cũng không nhắc nữa. Một thời gian sau, phú ông bị bịnh rồi mất.

Nàng phải đứng ra thay cha quản lý ruộng đất, coi sóc việc trong nhà. Trong số người ở có anh lực điền tên Trịnh, giỏi giang, siêng năng, rất được chủ tin dùng. Những công việc quan trọng trong nhà đều giao cho Trịnh.

Một hôm, nàng cùng Trịnh đi coi ruộng của tá điền để định lúa tô. Trên đường đi có một dòng suối nhỏ chắng ngang, bình thường đi qua lại không có gì khó khăn lắm, nhưng bữa nay, vì chiều hôm trước, mưa quá ton nên nước dâng tràn lên bờ, chảy rất xiết. Lội qua thì không được, đi vòng lên phía thượng nguồn thì mất thì giờ. Phân vân một lúc cả chủ và tớ cùng chưa biết tính sao.

Vì phải đi nhiều nơi, không thể chần chờ được nên Thị Vải bảo:

Hay là anh cõng tôi rồi lội qua vậy.

Trịnh còn đang do dự, thì Thị Vải nói:

Ngại là tôi đây, tôi còn không ngại mà anh lo cái nỗi gì, ta đi kẻo trưa rồi.

Thế là Trịnh phải kề vai cõng thị Vải lội qua suối. Không biết có phải vì nàng mất bình tĩnh hay vì nước sâu lại chảy xiết, nên chàng vấp phải đá dưới chân, ngã sấp dưới nước. Bị nước cuốn mạnh, Thị Vải sắp va đầu vào gộp đá gần đấy, hay tay quơ tìm chỗ để bám. Thấy chủ nguy ngập, Trịnh không còn đến dè gì nữa nhào phăn tới ôm lấy Thị Vải. Đang chới với được Trịnh tới cứu nên Thị Vải bám chặt lấy chàng. Cứ như thế Trịnh ôm Thị Vải sang bờ phía bên kai.

Đến bờ, Trịnh buông Thị Vải ra, hai người mặt đỏ bừng, không nói với nhau lời nào, rồi tiếp tục lên đường.

Ba ngày sau khi về nhà, không hiểu Trịnh suy nghĩ nhưng gì mà chàng bỏ nhà đi mất, Thị Vải cho người đi tìm cũng không thấy. Sau cùng đích thân nàng đi tìm, rồi cũng không thấy nàng trở về.

Sau đó ít lâu, người ta tìm thấy xác của Trịnh ở một đỉnh núi, còn xác Thị Vải ở một đỉnh núi khác. Có người biết chuyện cho rằng vì hai người có tình ý với nhau nhưng trong nghịch cảnh giàu nghèo không thể lấy nhau được, nên đành phải gặp nhau ở suối vàng. Và cũng từ đó, dân trong vùng gọi núi này là núi Ông Trịnh, núi kia là núi Thị Vải.

Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825) viết như sau: “ Núi Thị Vãi (hay núi Nữ Tăng) ở địa phận huyện Long Thành (trấn Biên Hòa), xưa kia có người con gái họ Lê, thuộc gia đình giàu có, kén chọn lỡ thời, sau khi cha mẹ chết mới lấy chồng. Không bao lâu người chồng chết, Bà thề quyết không tái giá, nhưng lại bị bọn cường hào quyền thế sai người tới mai mối quấy nhiễu mãi. Bà bèn trốn đời, cắt tóc đi tu, lập am tranh trên đỉnh núi, tự làm sư thầy, tôi tớ làm đồ đệ, chí tâm tu trì tụng niệm, sau thành thánh quả. Nhân đó người đời đặt tên núi là núi Nữ Tăng (núi Thị Vãi). Núi Thị Vãi cách trấn lỵ Biên Hòa về phía đông 120 dặm, đất đá cao chót vót, rừng cây cao ngất, rậm rạp um tùm. Ở thành Gia Định trông thấy núi giống như viên ngọc phô bầy sắc đẹp. Dân quanh núi lấy được thổ sản ở đấy, như là gỗ làm nhà, dầu thông, than củi và chim muông…”. Qua các tài liệu trên và theo truyền thuyết còn kể lại ở chùa Linh Sơn Bưu Thiền trên núi Thị Vãi cho chúng ta biết là Bà Thị Vãi lập am tranh tu hành trên đỉnh núi Thị Vãi và được “đắc thành Đạo Quả”, nhưng không biết Bà theo học với vị tổ sư nào? Có thể Bà tu học theo phái thiền Trúc Lâm do tổ sư Minh Châu – Hương Hải (1628 – 1715) phục hưng ở Đàng Trong từ giữ thế kỷ XVII. Nhưng năm 1682, Tổ sư Hương Hải cùng 50 môn đồ của phái thiền Trúc Lâm bỏ Đàng Trong ra Đàng Ngoài, nên phái thiền Trúc Lâm bị coi là chống Chúa Nguyễn, thần phục Vua Lê và Chúa Trịnh. Vì vậy, các thiền sư phái thiền Trúc Lâm phải vào rừng núi ẩn tu hoặc phải sang cầu pháp với phái thiền Lâm Tế… Sau thời gian tu thiền miên mật trên đỉnh núi, bà đuợc đắc pháp.

Theo truyền thuyết, trong khoảng năm 1776 – 1786 , khi quân Tây Sơn truy lùng, đuổi bắt Chúa Nguyễn ở vùng đất phủ Gia Định (Nam Bộ ngày nay). Có lần Chúa Nguyễn Phước Ánh phải lẫn tránh ở vùng rừng núi Bà Rịa (các núi Thị Vải, Tóc Tiên, núi Dinh). Quân Tây Sơn đang bám sát đuổi theo ráo riết. Chúa Nguyễn Phước Ánh và một số thuộc hạ chạy đến vùng chân núi Thị Vãi, bất ngờ gặp một Ni sư ra chận đuờng, viên quan hầu cận hỏi: Bà có biết ai ở đây không mà dám chận đường? Ni sư đáp: Bần ni biết đây là Minh Chúa, nên mới ra chận đường để giúp lánh nạn, nếu không thì tất cả các ông ở đây đều bị quân Tây Sơn bắn chết cả. Bà hướng dẫn Chúa Nguyễn và thuộc hạ ẩn trốn trong hang đá trên núi, nhờ đó thoát nạn. Quân Tây Sơn truy lùng mấy ngày không tìm được nên rút đi. Chúa Nguyễn Phước Ánh cùng tướng sĩ mới lui về vùng đồng bằng sông Cửu Long, rồi sang Xiêm và sau đó mới trở về khôi phục Gia Định. Chúa lập kho hậu cần, giấu lương thực và tiền bạc trong hang trên núi Thị Vãi. Sau nhiều cuộc chiến gian khổ, nhiều lần gặp nguy hiểm, suýt bị quân Tây Sơn bắt được, nhưng nhờ các chùa giúp đỡ che dấu, hoặc được may mắn bất ngờ (trời cứu!) mới thóat nạn. Sau khi chiếm được phủ Gia Định, Chúa Nguyễn Phước Ánh tiến ra Bắc, chiếm Khánh Hòa, Phú Yên, Quy Nhơn (Bình Định)… Rồi chiếm lại Đô thành Phú Xuân (Huế) và cố đô Thăng Long, đánh tan quân Tây Sơn, thống nhất đất nước, lên ngôi Vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập nên triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945).

Nhớ công ơn xưa, Vua Gia Long sắc phong cho Bà Thị Vãi là “Linh sơn thánh mẫu” am tranh được xây dựng lại là chùa Linh Sơn Bửu Thiền, núi nơi Bà tu được gọi là núi Thị Vãi (núi Nữ Tăng) và ban thưởng nhiều tiền đồng (nền chùa trên núi Thị Vãi còn tìm được rất nhiều tiền đồng, trên có khắc chữ “Gia Long Thông Bảo”). Sau đó bà Thị Vãi vân du hoằng hóa ở miền Thất Sơn thuộc đồng bằng sông Cửu Long và các núi non ở miền Đông Nam Bộ. Hiện chưa biết Bà Thị Vãi hóa xác ở đâu, vào năm nào?

-Khi trùng tu chùa Linh Sơn Bửu Thiền vào năm 2000, tăng ni và phật tử làm công quả cho công trình xây dựng chùa Linh Sơn Bửu Thiền đã phát hiện rất nhiều tiền đồng cổ xưa, nhiều nhất là tiền “Gia Long Thông Bảo” đuợc đúc vào thời Gia Long và nhiều tiền đồng cổ xưa khác của các triều đại.

Đặc biệt là một công nhân khác phát hiện được một cây súng xưa, có thể được chế tạo vào thời các chúa Nguyễn hay thời Tây Sơn (?). Các di vật này có thể giúp xác minh cho truyền thuyết Bà Thị Vãi giúp Chúa Nguyễn Phước Ánh lập kho hậu cần trên núi Thị Vãi để chống Tây Sơn và việc vua Gia Long đã ban thưởng cho Bà Thị Vãi…

NHÀ LỚN LONG SƠN

Nhà lớn Long Sơn còn gọi là đền Ông Trần nằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.

Đây là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quí, với tổng diện tích khoảng 2 ha, chia thành ba khu: đền thờ; nhà hội, trường học, chợ, nhà bảo tồn Ghe Sấm và khu lăng mộ ông Trần.

Nhà lớn Long Sơn do Ông Trần (tên thật là Lê Văn Mưu, người Hà Tiên, đến đảo Long Sơn khai hoang lập nghiệp khoảng năm 1900) cho khởi công xây dựng từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành. Tất cả đều nhờ tiền của và công sức tự nguyện của ông và của nhiều người tin theo ông.

Năm 1900, Ông Trần cùng khoảng 20 người trong gia tộc đi bằng thuyền buồm dừng chân ở chợ bến Long Điền. Sau khi nhận thấy phía Nam đảo núi Lứa (Long Sơn) chưa có người khai phá, ông bèn chọn nơi này mở đất lập nghiệp và truyền đạo.Vào khoảng năm 1909, Ông Trần đã đề đạt với nhà cầm quyền Pháp ở Bà Rịa cho lập ra nhà thờ Khổng Tử để làm nơi thờ cúng của người dân ấp Bà Trao (nay là xã Long Sơn). Được chấp thuận, năm 1910, Ông Trần cho xây dựng Nhà Thánh (thờ Khổng Tử) làm khu chính điện. Sau đó, ông tiếp tục xây dựng Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Phật, và sửa lại Nhà Hậu vốn có từ trước cho rộng lớn và khang trang hơn.

Năm 1927, Ông Trần lại cho cất thêm Lầu Cấm (làm tiền điện), hai ngôi nhà khách, cổng tam quan, khu vườn hoa, hai cổng ra vào khu vực thờ cúng.

Năm 1928, ông cho dựng tiếp Lầu Dài, phần dưới để trống làm nơi ăn nghỉ cho người đến thăm viếng và lễ bái, tầng trên bày các bàn thờ.

Kể từ đó và những năm tiếp theo, Ông Trần cho xây cất 5 dãy phố (cho lưu dân cư ngụ khi mới đến lập nghiệp), nhà Long Sơn hội (nơi hội họp), trường học (dạy chữ quốc ngữ cho trẻ), nhà chợ (được khánh thành ngày 16 tháng 8 năm 1929), nhà máy xay xát lúa gạo, kho chứa thóc, nhà đèn, nhà thợ mộc, nhà bếp, các hồ và lu dùng để tích trữ nước ngọt, v.v…

Vì những công trình do ông Trần tổ chức xây dựng đều nằm chung một khu vực nên nhân dân quen gọi đó là Nhà Lớn. Sau khi ông Trần qua đời và được đưa vào thờ cúng trong Nhà Lớn thì khu di tích này lại có thêm một tên gọi nữa là Đền Ông Trần.

Nhà Lớn Long Sơn gồm nhiều nhà có lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam, nhưng không theo một qui hoạch tổng thể nào cả. Các nhà lầu nhà trệt xen kẽ kế tiếp nhau, không cân đối, không sau trước, đã tạo nên một bố cục kiến trúc khác lạ, phá vỡ nghiêm luật xây dựng đương thời.

Lúc đầu, Nhà Lớn được làm bằng gỗ ván, tre nứa, nhưng sau này khi trùng tu, các con cháu và đệ tử Ông Trần đã cho thay thế một phần bằnggạch ngói và xi măng.

Nhìn chung, Nhà Lớn là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín và liên thông, được chia thành ba khu riêng biệt đó là: Khu nhà thờ, khu lăng mộ Ông Trần (nằm về phía Nam kế khu nhà thờ, rộng 42 m2, lát gạch, có tường hoa bao bọc. Phía đầu ngôi mộ có một miếu nhỏ thờ Ông Trần), và một quần thể bao gồm nhiều nhà với nhiều chức năng khác nhau như đã kể trên. Tất cả đều thể hiện nét tín ngưỡng của đạo Ông Trần và tính quần cư, đoàn kết giữa những người dân tha hương khi đến chốn rừng núi hoang vu lập nghiệp.

Đặc biệt nhất ở Nhà Lớn Long Sơn là khu nhà thờ. Khu nhà quay mặt về hướng Đông, tọa lạc trên diện tích 7.8000m2, gồm tam quan, vườn hoa Bát quái, và nhiều nhà thờ, trong đó có các nhà lầu 2 tầng (tầng dưới lát gạch, tầng trên lát gỗ) 8 mái ngói là: Lầu Cấm (Tiền điện), Lầu Phật (Chính điện), Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Dài; và nhà trệt lợp ngói là: Nhà Thánh, Nhà Hậu (Hậu điện).

Bên trong các ngôi nhà này, các trụ cột và xà nhà đều có treo câu đối, câu liễn và hoành phi. Nổi trội nhất là các bộ bao lam đều chạm trổ hình hoa, hình thú rất khéo léo, công phu và đều được tô son thiếp vàng rực rỡ.

Lầu Trời, Lầu Tiên và Lầu Phật, hợp với nhà Hậu thành hình chữ “khẩu”. Trong khoảng sân lộ thiên (13m x 14m, dùng để thông gió và lấy ánh sáng) có hồ nước ngầm, một bể nước nổi trong có hòn non bộ.

Tại đây thờ nhiều đối tượng của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo; và thờ Ông Trần cùng những người trong gia tộc họ Lê.

Ngoài ra còn một số nhà phụ như: lẫm lúa, kho đựng đồ, nhà bếp, nhà máy đèn, nhà ở của bá tánh và dòng tộc…

Trong các gian thờ là vô số kỷ vật cổ (đa phần bằng gỗ quý). Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, thì Ông Trần đã sưu tầm được khá nhiều vật dụng của cả ba miền Nam-Trung-Bắc như bàn ghế, tủ thờ, những bức hoành phi, liễn thờ… Trong đó có giá trị nhất là bộ bàn ghế bát tiên (được cẩn hoa cương và xà cừ mà con cháu ông Trần khẳng định là của vua Thành Thái từng dùng ở Bạch Dinh tại thành phố Vũng Tàu) và bộ tủ thờ cổ cẩn xà cừ gồm 33 chiếc, có nguồn gốc từ vùng Hà Đông.

Di vật quí nữa là ngay phía sau khu chính điện (nơi ông Trần thường ngồi giảng đạo lý) vẫn còn lưu giữ bộ ảnh chữ Nôm truyện Lục Vân Tiên, trước vẽ trên lụa, sau được phục chế trên kính.

Theo quyết định số 1371/QĐ-VH ngày 03 tháng 8 năm 1991, toàn thể khu Nhà Lớn đã được Bộ Văn hoá-Thông tin công nhận là di tíchLịch sử-Văn hoá cấp quốc gia.

Xưa nay, việc trông coi và giữ gìn Nhà Lớn Long Sơn đều do nhân dân cùng con cháu ông Trần tự nguyện. Việc cúng lễ, quét dọn, tu sửa hằng ngày do phiên ngũ (năm người) đảm nhiệm, cứ ba ngày thay phiên một lần. Nhà Lớn hiện có 68 phiên với 340 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đáo lại một lần.

Hàng năm vào ngày giỗ Ông Trần (20 tháng 2 âm lịch và ngày Tết Trùng cửu (9 tháng 9 âm lịch, Nhà Lớn Long Sơn đều có tổ chức lễ hội long trọng, thu hút hàng chục ngàn người gần xa (chủ yếu từ các tỉnh ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ) về tham dự.

Ngoài ra, mỗi độ xuân về, nhà Lớn lại chuẩn bị những phần quà là sách vở, tặng cho những em học sinh nghèo mà hiếu học và gạo cho những hộ nghèo trong xã..

Kính thưa quý khách, đoàn chúng ta đang di chuyển vào trung tâm thành phố vũng tàu, và điểm đầu tiên đoàn sẽ tham quan tại thành phố biển này là một ngôi chùa tọa lạc trên mạn sườn núi phía Bắc của Núi Lớn. Đó là Chùa Thích Ca Phật Đài.

THÍCH CA PHẬT ĐÀI

Lối đi lên tham quan chùa

Ngôi chùa nằm trên mạn sườn phía Bắc của Núi Lớn, nổi bật với bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền.

Cổng chùa quay về hướng đường Trần Phú. Toàn thể khuôn viên chùa rộng chừng 5 ha, bao gồm một quần thể các chùa và các tượng Đức Phật.Vào khoảng năm 1957, nơi đây còn hoang sơ với ngôi chùa Thiền Lâm khiêm tốn. Đến năm 1961, Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy hệ phái Nam tông Phật pháp đã tổ chức trùng tu ngôi chùa bên dưới và xây cất Thích-ca Phật đài trên núi. Sau hơn một năm xây dựng, tháng 3 năm 1963, Thích Ca Phật Đài được khánh thành. Từ năm 1975, ban đầu, khu di tích có thu vé tham quan. Nhưng từ năm 2001, du khách có thể đến thăm khu di tích tự do.Vẻ đẹp của ngôi chùa chính là sự kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Toàn bộ khuôn viên Thích Ca Phật Đài như một vầng trăng khuyết chia thành ba cấp theo hình tháp, cao dần từ 3 m đến 29 m so với mực nước biển. Cấp 1 là Tam quan và khu vườn hoa. Cấp 2 là khu nhà mát và nhà trưng bày truyền thống. Cấp 3 là Thiền Lâm tự và khu Phật tích, bao gồm các công trình kiến trúc-điêu khắc.

Đầu tiên là tượng đức Phật đản sanh, với 1 tay chỉ lên trời.

Tiếp theo là hình ảnh đức Phật xuất gia với tượng thái tử Tất Đạt Đa đang xuống tóc, Bạch mã và người hầu Chana.

Tiếp theo là tượng đức Phật thành đạo cao 11,6 m, trong đó có ba viên ngọc xá lợi. Đường kính bệ dài 6m, tượng được khánh thành ngày 10-3-1963.

Nhà Bát giác có các tượng tượng trưng Đức Phật truyền đạo: Phật Thích Ca ngồi trên toà sen, các đạo sĩ ngồi nghe thuyết pháp.

Tiếp theo là quần thể tượng voi, khỉ dâng hoa quả cho Đức Phật.

Bảo tháp Xá-lợi hình bát giác cao 17 m, trên có búp sen, bên trong đặt 13 viên xá lợi Đức Phật. Bốn phía đặt bốn đỉnh lớn, trong có chứa dất mang về từ bốn Thánh địa ở Ấn Độlà vườn Lâm-tỳ-ni, nơi đức Phật đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Phật thành đạo; vườn Lộc Uyển, nơi đức Phật chuyển pháp luân và rừng Sala Song Thọ tại Kushinagar, nơi đức Phật nhập diệt.

Cuối cùng là tượng Phật nhập Niết bàn quay về hướng Tây, cao 2,4 m, dài 12,2 m, bên dưới 9 tỳ khưu đứng chắp tay.

Một điểm tham quan nữa chúng ta sẽ đến đó là Đình Thần Thắng Tam.

ĐÌNH THẦN THẮNG TAM

Đình làng là công trình công cộng của làng Việt Nam xưa, dùng làm nơi thờ thần Thành Hoàng và nơi họp việc làng. Ở mỗi làng xã Việt Nam thì đình làng được xem là một nơi quan trọng .

Ngày xưa người ta cấm không cho xây nhà qua đình. Có tài liệu cho rằng, đình làng ra đời ở Bắc Bộ vào thời nhà Trần, lúc đầu chỉ dùng làm chỗ nghỉ ngơi của nhà vua khi đi thị sát dân tình, về sau mới dùng làm nơi thờ thành hoàng.

Đình thường chia hai phần cách biệt: đình trong và đình ngoài. Đình trong còn gọi là Hậu cung hay nội điện, dùng làm nơi thờ thành hoàng. Đình ngoài (còn gọi là nhà tiền tế hay nhà đại bái), chia làm 3 phần: chính giữa gọi là trung đình – làm nơi cúng tế, hai bên là tả gian và hữu gian. Bố cục kiến trúc thường là chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Tam, hay chữ Môn, quy mô và mức độ trang trí kiến trúc tùy theo khả năng của từng làng. Khi có việc làng, những người có ngôi thứ cao trong làng ngồi ở trung đình, còn những người ngôi thứ thấp và dân làng ngổi ở tả gian và hữu gian. Ngoài nhà đại bái là sân đình. Hai bên sân đình là tả mạc và hữu mạc, dùng làm nơi sửa soạn lễ vật để cúng hoặc làm chỗ ngồi khi làng mở hội. Ngoài cùng có nghi môn. Đình là biểu tượng về mọi mặt của đời sống văn hóa làng xã xưa. Đình còn là công trình kiến trúc cổ mang đậm tính dân tộc.

Đối tượng thờ: Thần Thành Hoàng là thần chủ được tôn vinh theo tín ngưỡng thờ thần của cộng đồng cư dân làng xã Việt Nam truyền thống. Có Nhân thần (nhân vật có thật được suy tôn). Nhiên thần (nhân vật trong huyền thoại được suy tôn). Nói chung, Thành hoàng thường là những vị có công với nước chống giặc ngoại xâm, có công khai hoang lập ấp, đem những ngành nghề mới dạy cho dân làng làm kế sinh nhai; đem lại sự thịnh vượng cho làng xã. Vì vậy, cũng thường được gọi là Phúc Thần. Không phổ biến nhưng cũng có địa phương thờ những nhân vật trước đây khi chết gặp giờ linh. Sau đó, dân làng lại gặp những “tai ương hoạ chướng” nên sợ mà lập đền thờ. Thông thường, Đức Thành hoàng thường được thờ tự tại một ngôi đình (hoặc đền). Khi làng tổ chức lễ tế tự, vào đám thường có hình thức diễn xướng lễ hội kèm theo. Đức Thành hoàng là “vị chỉ huy tối cao” không chỉ trong lĩnh vực tâm linh mà còn trong cả lĩnh vực đời sống thực của cư dân làng xã truyền thống. Ngày nay, nghi lễ thờ cúng các Đức Thần hoàng gắn với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn được duy trì và là một nét đẹp trong việc bảo lưu các giá trị của nền văn hoá Việt Nam. Hai bên trái phải của Thần Thành Hoàng có Tả Ban và Hữu Ban.

Lễ hội: Hàng năm, các đình làng đều tổ chức Hội làng, trước để tạ ơn và cầu nguyện sự phù hộ của Thần Thành Hoàng đối với dân làng, sau để vui chơi thỏa thích sau những tháng ngày làm lụng vất vả. Ở Nam bộ gọi là lễ Kỳ Yên, lễ cúng đình. Tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng giêng âm lịch, tại nơi thờ Thần Thành Hoàng. Việc cúng tế được tổ chức ở bái đường và chính đường. Còn hội diễn ra ở nhà Võ Ca.

Theo truyền ngôn, Đình Thần Thắng Tam được xây dựng từ đời vua Minh Mạng (1820 – 1840). Hiện nay, đình thần còn lưu giữ 2 đạo sắc của nhà Nguyễn phong cho các vị thần được thờ tại đình là Thiên Y A Na, Đại Càn Quốc Gia Nam Hải, Thượng Đẳng Thần, Cá Ông, Thuỷ Long Thần Nữ… Theo truyền thuyết Đình Thần Thắng Tam thờ chung cả ba người đã có công xây dựng nên ba làng thắng ở Vũng Tàu, đó là Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền. Chuyện kể rằng: thuở ấy hải tặc Mã Lai và Tàu Ô thường hay đột nhập cửa sông Bến Nghé đón đường cướp bóc tiền bạc, hàng hoá, bắt cóc người trên các thuyền buôn. Để bảo vệ thương thuyền của người Việt, vua Gia Long liền phái ba đội quân đi trên ba chiếc thuyền. Mỗi đội quân do một viên xuất đội thống lĩnh. Đổ bộ lên bán đảo Vũng tàu, họ đã lập trại và đặt tên cho doanh trại, đồn binh của mình là Phước Thắng. Ba đội quân vừa làm việc nước – bảo vệ sự thanh bình của bờ biển cửa ngõ, vừa khai hoang lập làng, làm ăn sinh sống. Trong vòng mấy năm, phần lớn hải tặc Mã Lai và Tàu Ô bị diệt trừ. Số ít còn lại chẳng dám sách nhiễu thương thuyền nữa. Năm 1822, Minh Mạng ban chiếu khen thưởng chức tước, phẩm hàm cho đội quân cho giải ngũ và ban thưởng phần đất mà họ có công khai phá. Từ ba vị trí của ba đội quân dần dần hình thành nên ba làng thắng. Làng thứ nhất gọi là làng Thắng Nhất do Ông cai đội Phạm Văn Dinh chỉ huy. Làng Thắng Nhì do Ông cai đội Lê Văn Lộc chỉ huy. Làng Thắng Tam do Ông cai đội Ngô Văn Huyền chỉ huy. Dân các làng Thắng vừa làm ăn sinh sống vừa bảo vệ an ninh bờ biển. Sau khi ba đội Ông chết, Triều đình ban sắc phong cho ba ông.

Đình thần Thắng Tam lúc đầu xây dựng chỉ là nhà tranh vách lá. Năm 1835 mái được lợp ngói, năm 1965 được trùng tu mới như hiện nay. Kiến trúc Đình Thần Thắng Tam có Cổng Tam Quan, Nhà Tiền Hiền, Hội Trường, Ngôi Đình Trung, sân khấu võ ca. Trong đình bài trí nhiều đồ lễ, chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đình thần thắng tam kiến trúc theo lối nối tiếp. Đó là một nhà gồm bốn ngôi nhà nối liền nhau bằng một lối đi bên hông: Tiền Hiền – Hội Trường – Đình Trung – sân khấu võ ca. Ngôi tiền hiền được lợp bằng ngói âm dương, trên mái có hình “Lưỡng long chầu nguyệt” đắp nổi. Đầu các đòn tay, xà gồ, cột đều chạm khắc hình rồng. Nội thất nhà Tiền Hiền bày bốn bàn thờ: bàn thờ thổ công, Tiền Hiền và Hậu Hiền, Tiền Vãng và Hậu Vãng ( tức thờ thổ công, tiền hiền và hậu hiền, dân làng đến trước đến sau)

Hội trường là nơi sinh hoạt của Hội viên thuộc hội đình ( hội đình thắng tam hiện nay có hơn 500 hội viên, có ban hương chức thôn hội chia làm 10 bậc từ thấp đến cao). Tiếp sau phần hội trường là ngôi đình trung có cấu trúc tương tự ngôi tiền hiền. Ngôi đình trung bài trí 10 bàn thờ theo lối 3-4-3: thờ Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Thánh Phi, Hậu Hiền – Thần, Hội Đồng, Phụ Án Và Tiền Án – Cao Các, Thiên Sư, Ngũ Thơ, Ngũ Tự và Tiền Hiền ( bốn bàn thờ phía giữa nằm vượt lên phía trước). Khác với nhiều nơi, thần nông được thờ ngoài trời, ở đình thần thắng tam, thần nông được thờ bên trong..

Hàng năm Đình Thần Thắng Tam đều có tổ chức lễ hội cầu an trong 4 ngày, từ 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Đây là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá. Việc tổ chức cúng tế lễ vật tế thần, cách dâng hương quỳ lạy, chiêng trống kèn nhạc … của lễ hội cầu kỳ và nhiều vẻ. Lại có những tục kiêng kỵ trong tế lễ được lưu truyền, gìn giữ và chấp hành đầy đủ từ xưa đến nay. Chẳng hạn, người có tang không được trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong nghi lễ, heo dùng để tế lễ phải có bộ lông thuần màu…

Lễ hội đình Thần Thắng Tam là một hoạt động văn hoá đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng Tàu. Du khách viếng thăm đình Thần Thắng Tam vào dịp có lễ hội, hẳn đó là chuyến tham quan thú vị và sinh động nhất trong chuyến du lịch Vũng Tàu.

Sau khi đoàn đã được dùng cơm trưa (quán 76, số 83 Thùy Vân, Phường 2, Thành Phố Vũng Tàu) và nghĩ ngơi thì chiều nay đoàn sẽ tiếp tục tham quan các điểm tham quan dọc theo bờ biển của thành phố vũng tàu. Đoàn chúng ta sẽ di chuyển từ con đường Thùy Vân, đường Hạ Long, đường Trần Phú để đến tham quan Bãi Dâu và chụp ảnh tự do, sau đó đoàn sẽ đi tham quan Bạch Dinh.

Bãi Dâu nằm ở phía tây núi Lớn và phía bắc trung tâm thành phố Vũng Tàu. Từ bãi Trước, theo đường Trần Phú, đi quá di tích Bạch Dinh chừng 3km là tới bãi Dâu. Bãi Dâu nằm ở phía tây núi Lớn và phía bắc trung tâm thành phố Vũng Tàu. Từ bãi Trước, theo đường Trần Phú, đi quá di tích Bạch Dinh chừng 3km là tới bãi Dâu. Trước kia bãi Dâu còn được gọi là Vũng Mây do nơi đây có nhiều mây rừng. Bãi Dâu là một bãi biển kín gió với nhiều ghềnh đá kỳ thú, thơ mộng. Hai đầu bãi có nhiều mỏm đá lớn nhô ra ngoài biển, sau lưng bãi là địa hình lòng chảo được cây cối um tùm bao bọc tựa vào triền núi Lớn. Chân núi Lớn ở bãi Dâu dốc đứng và ăn ra sát biển. Giữa màu xanh thẳm của biển và cây rừng nổi bật tượng đức mẹ Maria cao gần 30m và những tòa nhà sáng trắng. Bãi Dâu là bãi biển đẹp, yên bình và dường như tách hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt của trung tâm thành phố Vũng Tàu.

Bãi Dâu

NÚI LỚN

Núi Lớn hay còn gọi là núi Tương Kỳ cao 245m so với mặt nước biển, gắn liền với câu chuyện tình của một chàng trai tên là Lê Tuấn và một cô cháu gái của thầy giáo Hiến vốn là thầy của anh em nhà Tây Sơn khi xưa. Trong phong trào đi lẩn tránh việc truy sát, trả thù nhà Tây Sơn của vua Gia Long từ năm 1802, thầy giáo Hiến cùng một số người dân ở vùng Bình Định về định cư ở vùng đất Tam Thắng này. Tương truyền là thầy giáo Hiến dạy học ở đây và có một cô cháu gái rất xinh đẹp tên là Thảo, Một hôm cô lên núi và bị thù dữ tấn công và đã được chàng Lê Tuấn cứu. Về sau, hai người đem long yêu thương nhau và mối lương duyên kỳ ngộ giữa hai người nên thầy giáo Hiến đã đặt tên cho ngọn núi này là Tương Kỳ. Núi Lớn chia làm 3 đỉnh là hòn Lớn, hòn Sụp và hòn Vũng Mây.

Bên sườn núi lớn hướng ra biển vào năm 1926 có một sĩ quan người Pháp đã mua lại vùng đất này và trông một vườn dâu. Chính vì thế bãi tắm phía trước núi Lớn ngày nay mới có tên gọi là bãi Dâu và bên sườn núi có một nhà thờ Giám mục Giuse Lê Văn Ấn thành lập năm 1969. Đến năm 1994 thì được xây dựng lại với hình dáng của một con thuyền buồm đang căng gió. Đến 1992, ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 25 người ta đã cho đặt một tuợng Ðức Mẹ Thiên Chúa, màu trắng, cao 25m với trọng lượng gần 500 tấn, tay thì bế Chúa Jesus. Và vì tượng Đức Mẹ này hướng ra bãi Dâu nên còn được gọi là tượng Đức Mẹ bãi Dâu. Trong khuôn viên nhà thờ Đức Mẹ Bãi Dâu còn cả một cụm kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ. Nơi đây có đường lên đỉnh núi Lớn để ngắm toàn cảnh thành phố biễn Vũng Tàu. Đích đến là thánh giá và dọc theo đường đi là 14 chặng đàng thánh giá của Chúa Jesus.

Ngoài ra như chúng ta thấy hiện giờ thì còn có một khu vực cáp treo nối từ phía dưới này lên một khu vực trên núi Lớn. Ở trên đó hiện nay chính là khu du lịch Hồ Mây được khánh thành, đưa vào hoạt động du lịch từ năm 2010. Từ điểm bắt đầu là nhà ga cáp treo số 1 để lên với khu du lịch Hồ Mây sẽ mất khoảng 10phút. Đây được xem là cáp treo ngắn nhất Việt Nam. Chúng ta sẽ được ngồi trong cabin, phóng tầm mắt ngắm cảnh TP. Vũng Tàu, rừng hoa anh đáo, Bạch Dinh… Giá vé hiện nay khi ngồi cáp lên khu vực này là khoảng 200.000, chúng ta sẽ được chơi thoải mái, tự do, vui chơi đến khi nào mệt thì ngồi cáp đi xuống trở lại và không phải tốn thêm chi phí nào cho các trò chơi trên đây. Nó cũng tương tự như một loại giá vé trọn gói. Tại đây, chúng ta có thể tham quan khu vực vườn Hoa Bác Hồ, rừng Thông Caribe, khu nuôi chim Công, trại nuôi đà điểu …. khu du lịch Hồ Mây còn có các công trình văn hóa, lịch sử như: Lô Cốt thời Pháp, hang đá Belem, tượng Phật Di Lặc cao 30m, La Hán Đường với 18 vị La Hán, Phật tích Động thờ 33 vị Tổ Thiền Tông được xếp hạng Kỷ Lục Guiness tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra chúng ta còn có thể tham gia vào các trò cảm giác mạnh như xe trượt dốc, ghế bay…hoặc du thuyền trên hồ mây. Ít ai biết được rằng trên đỉnh núi cao như vậy lại có một khu vực hồ và thác nước lớn đổ từ độ cao 9m xuống. Tất cả đều là do bàn tay con người taọ ra.

BẠCH DINH

Bạch Dinh được người Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn Quyền Pháp Paul Doumer và được gọi là Villa Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta. Nghĩa tiếng việt của từ “Villa Blanche” lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là “Bạch Dinh” tức là biệt thự trắng.

Bạch Dinh nằm ở độ cao 27,7m mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Khách du lịch có thể tắm ở Bãi Trước, Bãi Dâu, thả bộ trên đường Trần Phú vừa ngắm Bạch Dinh. Sau lưng là Núi Lớn, bao quanh một màu xanh của rừng Sứ và rừng Gia Tỵ giữa thiên nhiên tươi đẹp.

Bạch Dinh mang phong cách kiến trúc Châu Âu cuối thế kỷ 19. Mặt ngoài được trang trí những đường hoa văn cổ xưa vùng với những hình vẽ và những bức tượng thể hiện chân dung của các thánh thời Cổ Hi Lạp. Toà cao 19m, dài 25m, rộng 8m, gồm 3 tầng (tầng hầm, tầng trệt, tầng lầu). Toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, phía trên lợp ngói đỏ tươi, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mỹ thuật. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí, tạo hình ảnh. Đôi chim công với màu xanh ngọc, điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xoè cánh múa làm cho ngôi nhà mang một dáng dấp thanh thoát. Những gương mặt phụ nữ Châu âu xinh đẹp, như các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Đôi cá chép uốn lượn như muốn hoá rồng. Hoa cúc, hoa Hướng Dương viền từng mảng quanh ngôi nhà, lấp lánh dưới ánh ban mai, vàng lên rực rỡ trong nắng chiếu càng làm cho Bạch Dinh thêm lộng lẫy. Gây ấn tượng đặc biệt là 8 bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bao quanh 3 mặt tường chính của ngôi nhà. Các bức tượng đều làm bằng sứ men màu, nét mặt thể hiện tinh tế, sinh động. Có lẽ đây là những bức tượng chân dung về một số vị danh nhân trong lịch sử Châu âu, hơn 100 năm thử thách không bị khuất phục bởi thời gian, kiến trúc Bạch Dinh vẫn giữ nguyên tính sang trọng, hài hoà và uy nghiêm.Rừng Giá Tỵ bao quanh có một thế quan trọng trong việc tôn vinh vẻ đẹp của Bạch Dinh. Chính rừng cây đã tạo nên vẻ đẹp cho khu di tích này. Khuôn viên Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, một nửa là rừng giá tỵ (còn gọi là cây Báng súng). Thân cây cao, thẳng lá to như nửa tán dù. Nửa kia trồng bông sứ. Một loại cây ưa khí hậu nóng khô hạn và rất nhiều hoa. Rừng Bạch Dinh là một góc thanh bình và nên thơ của một thành phố du lịch ồn ào, xao động

Cứ mỗi lần đặt chân đến đây, trong ta lại thấy trào lên những cảm xúc mới lạ. Mùa mưa rừng Bạch Dinh xanh thẳm Những cành lá giá tỵ như ô dù che kín cả cây rừng. Mùa lá rụng Bạch Dinh tràn ngập hoa sứ. Hoa trải trên lối đi, hoa từng chùm trắng trên cây, trắng cả khu rừng. Hoa thơm ngát làm dịu lòng người. Rừng sứ Bạch Dinh là rừng có chủng loại sứ phong phú. Có thứ màu đỏ (hoa sứ Thái Lan), có loại màu hồng, màu trắng, vàng nhạt (giống như hoa Cham pa), có loại trắng pha vàng ở giữa, sứ ngũ sắc… Đi giữa mùa lá rụng, ta thấy lòng lâng lâng bay bổng mọi ưu phiền trong cuộc sống đời thường như tan biến. Bạch Dinh còn hấp dẫn bởi lịch sử của nó.

Trước khi có Bạch Dinh, nơi đây làm pháo đài thành Phước Thắng (năm Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn). Pháo đài này là nơi đã nổ phát súng đầu tiên (10.2.1859) vào hạm đội Pháp khi chúng tấn công Sài Gòn – Gia Định (bằng đường biển) và đã cản trở được bước tiến của quân Pháp trong 1 ngày đêm. Đó là một chiến tích oanh liệt của quân và dân Vũng Tàu trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ, viên toàn quyền Đông Dương người Pháp Paul Doumer đã lệnh san bằng pháo đài thành Phước Thắng (1898) để xây biệt thự cho mình và đặt tên là Villa Blanche (nghĩa chữ Hán Việt của từ này là Bạch Dinh). Để xây dựng Bạch Dinh, 800/người tù lao động khổ sai trong suốt gần 10 năm trời. Từng tấc đất, viên đá, ngọn cây ở đây đều thấm bao mồ hôi, nước mắt và máu của những người tù. Sau này Bạch Dinh thuộc sự cai quản của Công sứ Nam Kỳ người Pháp. Đặc biệt từ ngày 12.9.1907 tới năm 1916, Bạch Dinh là nơi người Pháp dùng để giam lỏng vua Thành Thái, một vị vua yêu nước có tư tưởng chống Pháp. Từ năm 1926 Bạch Dinh là nơi vua Bảo Đại thường ghé nghỉ mát cùng với gia quyến của mình. Thời trước 1975 Bạch Dinh là nơi nghỉ mát của tổng thống của chế độ củ.

Phía trước Bạch Dinh là một bao lơn hướng ra biển. từ đây có thể nhìn bao quát cảnh bãi trước lượn vòng từ núi nhỏ đến núi lớn. Nếu nhìn thẳng xuống sẽ thấy Hòn Hải Ngưu. Đó là một mũi đá nhô ra biển có hình dáng như một con trâu đang đắm mình dưới nước là nơi câu cá của các chủ nhân Bạch Dinh trước kia và khách du lịch ngày nay

Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh, không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc “Roma cận đại”, biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc mà bạn còn có cơ hội ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ thời nhà Thanh được vớt lên từ Hòn Cau Bạch Dinh là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất thích đến đây để tham quan và hít thở bầu không khí trong lành của biển và chiêm ngưỡng nơi lịch sử đã đi qua…

Đây cũng là một trong những nơi có phong cảnh đẹp của thành phố biển này, thu hút rất nhiều khách tham quan chụp ảnh.

Chúng ta vừa tham quan xong một di tích trên sườn núi lớn, tiếp tục chương trình tham quan đoàn sẽ di chuyển đến khu vực núi nhỏ để tham quan một số điểm tham quan tại đây như: tượng chúa Kito vua, Niết Bàn Tịnh Xá.

NÚI NHỎ

Núi Nhỏ là một trong hai ngọn núi tại thành phố Vũng Tàu (ngọn kia là Núi Lớn). Núi nằm sát biển, dưới chân núi là con đường ven biển với nhiều khách sạn, nhà hàng, quán cà phê. Núi Nhỏ có hai đỉnh, trên đỉnh cao hơn có ngọn Hải đăng Vũng Tàu được xây từ thời Pháp thuộc, đỉnh thấp hơn có bức Tượng Đức Chúa giang tay nổi tiếng, được xây năm 1974. Đường lên ngọn hải đăng được rải nhựa và ô tô có thể lên được còn lối lên tượng Đức Chúa thì chỉ leo bộ qua các bậc tam cấp.

-Cuối Núi Nhỏ về phía Nam là mũi Nghinh Phong. Trước đây, dân Vũng Tàu gọi mũi Nghinh Phong là Ô Quắn. Như cánh tay dài vươn ra biển, ôm bãi Vọng Nguyệt phía Đông và Hương Phong (bãi Dứa) phía Tây, quanh năm Nghinh Phong đón gió.

–Về truyền thuyết Núi Nhỏ mang tên gọi là Tao Phùng có câu chuyện: Vào thời xa xưa, công chúa con vua Thuỷ Tề hoá thành con cá vàng đi chơi không may sa vào lưới của người trai làng chài. Thấy cá đẹp, người con trai mang cá lên núi, khoét đá thành một vũng nước cho cá vào nuôi. Một hôm ở biển về, anh không thấy cá mà chỉ thấy núi đầy hoa trái, chim cá, đang còn bỡ ngỡ, bỗng từ trong núi thiếu nữ đi ra nói rõ sự tình. Từ đó họ thành vợ chồng. Cuộc sống đang đầm ấm yên vui thì một ngày kia đang tiết thu, trời trong mây nhẹ, hai vợ chồng đang ngồi ăn cơm thì thấy có người đi ở ngoài vào tay cầm hộp ngọc sáng chói. Thấy vậy người vợ bỗng hoảng hốt chưa kịp đứng dậy thì người khách đã đưa hộp ngọc ra, sấm chớp nổi lên và lập tức người vợ bị thu vào trong hộp ngọc. Người chồng đau đớn van xin cho vợ được tha, nhưng không được. Trong hộp người vợ đã biến thành con cá vàng hai mắt đẩm lệ nhìn ra. Từ đó, cứ năm năm một lần cá vàng được ra gặp chồng. Núi Nhỏ là nơi gặp gỡ của cặp vợ chồng nên người đời gọi là núi Tao Phùng.

TƯỢNG CHÚA KITO

Tượng Chúa Kitô Vua (hoặc Tượng Đức Chúa dang tay, Tượng Chúa Kitô trên đỉnh Núi Tao Phùng) là một bức tượng Chúa Giêsu được đặt trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu (được xây từ năm 1974). Tượng đã được xác lập là “Tượng Chúa Giêsu lớn nhất khu vực châu Á” vào năm 2012

Thời gian xây dựng tượng chúa Kito chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đầu những năm 70 của thế kỷ 20, giáo xứ Vũng Tàu do linh mục Nguyễn Minh Tri cai quản đã dự định xây một tượng đài Chúa Giêsu ở mũi Nghinh Phong. Công việc được khởi sự từ năm 1972 nhưng đến năm 1973, thị trưởng Vũng Tàu là đại tá Vũ Huy Tạo ra lệnh tạm ngưng thi công vì có đơn khiếu nại của bên Giáo hội Phật giáo nói rằng đây là vùng đất của họ. Theo đó, Giáo hội Phật giáo toàn quyền sử dụng mũi Nghinh Phong, còn Giáo hội Công giáo thì xây dựng các công trình trên núi Nhỏ với diện tích 10 hecta. Công trình hoàn thành giai đoạn 1 thì xảy ra Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 nên phải ngưng lại. Cùng lúc đó, do không có ai quản lý nên xảy ra tình trạng người dân khai thác đá tràn lan dưới chân núi.

Giai đoạn 2 : Ngày 28 tháng 01 năm 1992, linh mục Trần Văn Huyên – quản xứ Vũng Tàu được tiếp tục công việc sửa chữa, tu bổ lại tượng Chúa Kitô vua trên núi Nhỏ (Tao Phùng). Thời điểm này, bức tượng đã bị hoang phế và xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm, cuộn cáp đồng chống sét cũng bị mất trộm. Rất nhiều công việc phải làm, nhưng với những nỗ lực của Giáo phận Xuân Lộc và Giáo hội Công Giáo Việt Nam thì tượng đài được hoàn thiện sau hai năm tu sửa. Ngày 01 tháng 12 năm 1994, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật đã chính thức khánh thành khu tượng đài Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Tao Phùng.

Tượng được xây dựng bằng vật liệu hầu hết lấy từ trong nước, trừ xi măng trắng nhập ngoại. Cát, sỏi khai thác dưới sông Đồng Nai, đá cẩm thạch lấy từ hòn Non Nước (Đà Nẵng). Khó khăn lớn nhất là việc chuyển hàng ngàn tấn vật liệu lên đỉnh núi. Việc đào móng cũng rất vất vả vì trên đỉnh núi là một hệ thống địa đạo bằng bê tông được xây dựng rất chắc chắn dưới thời Pháp thuộc.

Tượng có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét; đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 tông đồ. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng. Đường lên tượng có 1.000 bậc thang cao 500m. Trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan cùng một lúc

Bức tượng này có nét giống Tượng Chúa Kitô Cứu Thế (Rio de Janeiro) của Brasil. So với tượng ở Brasil thì tượng ở Vũng Tàu cao hơn 2 mét. Tuy nhiên, bức tượng ở Brasil đứng trên đỉnh núi Corcovado cao hơn 700 mét so với mực nước biển, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 170 mét của núi Nhỏ. Ngoài ra, bệ tượng ở Brasil cao 7 mét, còn bệ tượng ở Vũng Tàu chỉ cao 4 mét.

NIẾT BÀN TỊNH XÁ

Niết Bàn Tịnh Xá:

Niết Bàn Tịnh Xá còn được gọi là chùa Phật Nằm, tọa lạc ở đường Hạ Long, phường 1, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nằm bên triền núi Nhỏ, ở trung điểm Bãi Dứa hay còn gọi là bãi Lãng Du.

Chùa được Thượng tọa Thích Thiện Tuệ cho xây từ năm 1969 đến năm 1974 bằng tiền quyên góp của Phật tử. Chùa có vị trí dựa vào núi nhìn ra biển. Bên trong có tượng Đức Phật ngọa thiền.

–Ở phía trước chùa là một tháp cao 21m, được làm thành 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ 2.

Cổng chùa có 4 chữ “NIẾT BÀN TỊNH XÁ” tức là nơi thanh cao nhất của đạo Phật.

Phía trong là hai pho tượng ông Thiện và ông Ác cao lớn đứng trông cửa. Bên phải cổng có một bức phù điêu, rộng 2m, cao 4m chạm hình long mã, đầu rồng, chân ngựa bước trên sóng nước, phía trên hạc bay múa trong mây. Phù điêu thực hiện bằng kỹ thuật ốp mảnh sứ men trắng vẽ lam, một kỹ thuật khá thịnh hành ở các chùa miếu, lăng tẩm Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đối diện với bức phù điêu và phía trước chính điện là trụ phướn, cao vút 21m, gồm 42 não. Trụ phướn được đúc bê tông, dưới to, trên nhỏ dần, xung quanh ốp gạch men màu vàng đỏ, trên có ba nhánh búp sen toả đều ra ba hướng là một nét độc đáo của Niết Bàn Tịnh Xá.

Đường lên chính điện là hệ thống 37 bậc tam cấp có lối rộng chừng 2m. Bên phải ngay lối lên là hòn non bộ và lầu trống có Phật Di Lặc ngồi trên cao. Chính giữa là tượng hộ pháp Di Đà. Chiếc lư đồng Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phụng) có kích thước lớn, được trang trí khéo léo, công phu là báu vật của chùa. Chính điện Niết Bàn thể hiện một bức tượng Phật nhập Niết Bàn rất lớn – có lẽ vì vậy mà ngôi chùa có danh xưng Niết Bàn Tịnh Xá? Tượng Phật nhập Niết Bàn, màu nâu hồng tạo khắc đánh bóng công phu, khéo léo nằm nghiêng nhìn về hướng Tây, đầu gối lên tay phải, dài 12m nổi bật giữa chính điện. Vị thế của bức tượng, đầu quay về hướng bắc, chân duỗi thẳng hướng nam, theo truyền thuyết là tư thế của Đức Phật khi nhập Niết Bàn trên tảng đá tại Kusinara, gan bàn chân Phật được khắc 52 điểm ấn.

Đối với những người bên đạo Phật cho rằng, những người nào chứng được quả vị Phật thì người đó sẽ có được những cái ấn, 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Đây chính là những cái lạ thường mà con người của chúng ta không có như Lòng bàn chân bằng phẳng, tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải, ngực có chữ “vạn”, đỉnh đầu có nhục kế…. cứ mỗi tướng như vậy nó lại mang nhiều ý nghĩa riêng như đỉnh đầu có nhục kế thì nhục kế ở đây là một cục thịt nổi trên đỉnh đầu, do công đức hiếu kính cha mẹ, kính thuận sư trưởng và các bậc trưởng thượng mà được thành tựu. Quan điểm của Đại thừa thì cho rằng tướng này biểu thị cho trí tuệ của Phật.

Ngoài ra nơi này còn được tôn trí hình ảnh của một con thuyền Bát Nhã. Thuyền Bát Nhã là chiếc thuyền trí huệ do pháp nhiệm của Phật tạo nên để rước các linh hồn đắc đạo lên cõi cực lạc. Con người sống trong cõi trần đầy ô trược nên bị tấm màn vô minh che lấp, để cho lục dục thất tình cám dỗ khiến sai. Chừng nào phá bỏ được tấm màn vô minh ấy thì vượt lên khỏi sự cám dỗ của lục dục thất tình, trở lại làm chủ chúng nó,lúc đó con người hết vô minh, tức nhiên đạt được Trí huệ, và cái Trí huệ ấy ví như chiếc Thuyền Bát Nhã, đưa con người đến cõi Cực Lạc Niết Bàn, đắc đạo thành Tiên Phật.

Thuyền Bát Nhã còn là một ẩn dụ dùng để chỉ sự cứu độ chúng sanh qua khỏi con sông mê bể khổ của cõi trần, ẩn dụ này bắt nguồn ở chữ Sankrit Prajna paramitam, mà người Trung Quốc đã phiên âm thành Bát Nhã Ba la Mật đa. Prajna có nghĩa là trí tuệ là sự sáng suốt. Paramita (ba la mật đa) là sự hoàn thiện, sự tuyệt hảo. Vì thế prajna paramita có nghĩa là sự hoàn thiện trong nhận thức, hiểu theo kinh điển Phật giáo thì đó là sự giác ngộ cao độ, cực điểm. Para có nghĩa là cực điểm, là giới hạn cuối cùng nhưng cũng còn ý nghĩa khác là bờ bên kia, là phía đối diện. Nên người Trung Hoa đã dịch ra là Đáo bỉ ngạn.

Bên trong thờ tượng Phật Bà Quan Âm gọi là Quan Âm Nam Hải, hai bên có thờ mẫu và thờ Quan Công và thờ mẫu theo tín ngưỡng dân gian. Đối với hình tượng Quan Âm trong nhà Phật thì đây là hình tượng có nhiều kiểu hóa thân nhất như Quan Âm tay bồng đứa bé, Quan Âm Nam Hải đứng trên một con rồng giữa biển, tượng Quan Âm với tượng núi Phổ Đà và hình ảnh tiên đồng, ngọc nữ là hình tượng của Quan Âm Phổ Đà Sơn… và hình tượng Quan Âm ở đây nếu chúng ta để ý sẽ thấy hình ảnh của một con chim hạc ngậm xâu chuỗi và hình ảnh của đồng tử hầu phía trước đó chính là Quan Âm Thị Kính. Nhắc đến Quan Âm Thị Kính có lẽ trong chúng ta ai cũng đã từ nghe câu chuyện kể vị Quan Âm này có tên là “Nỗi Oan Thị Mầu”. Truyện kể rằng khi xưa có một gia đình họ Mãng có một cô con gái tên là Thị Kính. Lớn lên tài sắc đoan trang, được cha mẹ gả cho Thiện Sĩ, một thư sinh, con nhà giàu trong vùng. Hai vợ chồng sống với nhau hoà thuận. Một đêm kia chàng ngồi đọc sách, nàng ngồi khâu áo bên cạnh. Chàng mệt tựa vào ghế ngủ. Nàng nhìn thấy nơi cằm chồng có râu mọc ngược, sẵn nơi tay đang cầm cây kéo, nàng toan cắt sợi râu đi. Bỗng người chồng giật mình thức dậy, tưởng vợ có ý ám hại mình bèn tri hô lên là bị vợ mình mưu sát. Nghe tiếng kêu cứu, cha mẹ chồng chạy vội đến, một mực buộc tội nàng cố ý giết chồng, rồi sai người làm mời cha mẹ nàng đến để giao trả nàng lại. Về nhà sống với cha mẹ ruột. Ngoài chuyện săn sóc song thân, nàng dành thì giờ nghiền ngẫm về nỗi khổ đau của cuộc đời và tính chất vô thường của vạn hữu. Nàng cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn trước, nhưng vẫn băn khoăn về nỗi khổ của con người. Một buổi sáng kia, ý hướng xuất trần thôi thúc, nàng quyết chí lên đường đi tu cầu giải thoát. Để tránh khỏi lộ tông tích vì thời đó không có chùa ni và người nữ không được phép xuất gia, nên nàng búi tóc lên, giả dạng nam nhi, đến Pháp Vân Tự xin qui y theo Phật. Được sư trụ trì nhận làm đệ tử, đặt pháp danh là Kính Tâm. Lòng nàng tưởng đâu rồi từ đây sẽ có những tháng ngày thanh bình, chuyên tâm tu tập, tránh xa nhân thế nhưng nào ngờ việc oan trái lại ập đến. Trong một lần Kính Tâm đang quét lá trước sân chùa thì một cô gái trong làng tên Thị Mầu, con của một phú ông gìau có, hiện vẫn đang kén chồng, thường hay đến chùa lễ Phật nhìn thấy một gương mặt thanh tao, tuấn tú như vậy mới đem lòng say mê, chọc ghẹo nhưng Kính Tâm vẫn giữ thái độ thờ ơ, từ chối những lời hoa ngọt của Thị Mầu. Trong một giây phút không tự chủ được lòng Thị Mầu đã thông dâm với người tớ trong nhà, sau đó có thai. Chuyện đổ bể, vào cái thời đó người con gái chưa chồng mà có con thì tội rất nặng, sẽ bị đưa ra đình cạo đầu, bôi tro trét trấu và đóng vào một cái lồng thả xuống sông, nếu phạt hiện ra người nam đó thì sẽ chặt 2 cái chân đuổi ra khỏi làng. Khi Thị Mầu bị gọi ra tra hỏi thì vốn đã ôm sẵn mối hận trong lòng, Thị Mầu đã đổ lỗi cho Kính Tâm. Kính Tâm bị hội đồng làng bắt ra tra hỏi cung nhưng Kính Tâm vẫn một lòng nhẫn chịu, không hề la lên một tiếng rằng tôi bị oan, rằng tôi là phận gái. Động mối từ tâm sư phụ của Kính Tâm bảo lãnh đệ tử về chùa, cho dựng một lều tranh ngoài cổng chùa để tiếp tục tu hành, nhằm tránh dư luận của dân làng phản đối. Về sau,Thị Mầu sinh được một đứa con trai, không biết đem đi đâu, liền đem đứa bé tới bỏ trước cổng tam quan của chùa. Vì tấm lòng từ bi và đức hiếu sinh, Kính Tâm đã nhận nuôi đứa bé mặc cho mọi người cười chê. Khi đứa bé lên ba tuổi thì Kính Tâm viên tịch. Trước khi chết, Kính Tâm viết một bức thư để lại cho cha mẹ, trong ấy Kính Tâm kể rõ đầu đuôi mọi việc. Khi chùa tẩm liệm thi hài mới phát giác Kính Tâm là gái giả trai, mới khám phá ra nỗi oan ức mà Kính Tâm đã nhẫn chịu bao năm nay.Thiện Sĩ hay tin vội theo ông bà họ Mãng tới chùa Pháp Vân để làm lễ ma chay. Giữa lúc cử hành đàn chay, một đám mây ngũ sắc, giữa trời từ từ hạ xuống trước đàn lễ. Đức Thích Ca Mâu Ni hiện ra, Ngài nhận thấy Kính Tâm là người tu hành đắc đạo nên cho bà làm Phật Quan Âm. Riêng Thiện Sĩ, thấy rõ sự nông nỗi đổ oan cho vợ của mình nên sau khi chôn cất Kính Tâm xong, chàng xin ở lại chùa tu đến hết đời.

Nổi bật trên mặt bằng trang trí nhiều hoa cảnh của sân thuyền Bát Nhã là gác chuông lớn nối liền với dãy nhà tĩnh nghỉ của các tu sĩ. Gác chuông được xây theo hình vuông, 4 mái uốn cong, trong tháp có một cái chuông lớn gọi là Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung cao 2,8m, chu vi 3,8m, nặng tới 3500kg. Đại Hồng Chung không những là chiếc chuông lớn nhất và nặng nhất mà còn có âm vang hay nhất trong các chuông chùa hiện có ở Vũng Tàu.

Từ gác chuông, toàn cảnh Niết Bàn hiện ra trước mặt du khách. Đó là một công trình kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và biển trời, cây xanh và tiếng chuông ngân tha thiết.

Hằng năm, vào dịp các lễ tết, chủ nhật hay ngày rằm, ngày đầu tháng, có hàng vạn lượt khách đến Niết Bàn Tịnh Xá chiêm bái, vãn cảnh. Với một phong cách kiến trúc đặc biệt toạ lạc ở một vị trí tươi đẹp của Bãi Dứa, Niết Bàn Tịnh Xá là một thắng cảnh nổi tiếng của Vũng Tàu được rất nhiều người ở mọi miền đất nước mến mộ và ước mong được một lần vãn cảnh, chiêm bái.

Chủ đề