Báo cáo tự đánh giá ngoài trường mầm non năm 2024

Theo tiết a, b tiểu mục 5 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Cụ thể tại bước Viết báo cáo tự đánh giá, công văn hướng dẫn như sau:

Viết báo cáo tự đánh giá
a) Báo cáo TĐG là văn bản phản ánh thực trạng chất lượng của nhà trường, sự cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng của nhà trường.
Kết quả TĐG được trình bày dưới dạng một bản báo cáo có cấu trúc và hình thức theo quy định của hướng dẫn này (tham khảo Phụ lục 6).
b) Báo cáo TĐG cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đủ các nội dung liên quan đến toàn bộ các tiêu chí. Báo cáo TĐG được trình bày lần lượt theo thứ tự các tiêu chuẩn. Đối với mỗi tiêu chí cần có đủ các mục: mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá. Những nội dung trình bày trong các Phiếu đánh giá tiêu chí đã được Hội đồng TĐG chấp thuận, thì đưa vào báo cáo TĐG.

Theo đó, báo cáo tự đánh giá là văn bản phản ánh thực trạng chất lượng của nhà trường, sự cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng của nhà trường.

Kết quả tự đánh giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo có cấu trúc và hình thức theo quy định của hướng dẫn này. Tham khảo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018.

Báo cáo tự đánh giá cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đủ các nội dung liên quan đến toàn bộ các tiêu chí. Báo cáo tự đánh giá được trình bày lần lượt theo thứ tự các tiêu chuẩn.

Đối với mỗi tiêu chí cần có đủ các mục: mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá. Những nội dung trình bày trong các Phiếu đánh giá tiêu chí đã được Hội đồng tự đánh giá chấp thuận, thì đưa vào báo cáo tự đánh giá.

Báo cáo tự đánh giá ngoài trường mầm non năm 2024

Báo cáo tự đánh giá trường mầm non (Hình từ Internet)

Báo cáo tự đánh giá trường mầm non đạt yêu cầu khi nào?

Theo tiết c tiểu mục 5 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non. Cụ thể tại bước Viết báo cáo tự đánh giá, công văn hướng dẫn như sau:

Viết báo cáo tự đánh giá
...
c) Báo cáo TĐG đạt yêu cầu khi: trình bày theo hình thức và cấu trúc của hướng dẫn này; không có lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp; không mâu thuẫn giữa các nội dung trong một tiêu chí và giữa các tiêu chí; các minh chứng phải đủ, rõ ràng và thuyết phục; có minh chứng đủ cơ sở để khẳng định mức đạt được của chỉ báo, tiêu chí; đánh giá đúng thực trạng của nhà trường; mục “Mô tả hiện trạng” phải đúng, đủ nội hàm; xác định đúng điểm mạnh và điểm yếu theo từng tiêu chí; kế hoạch cải tiến chất lượng cho từng tiêu chí phải phù hợp và khả thi; mức đạt được của tiêu chí do nhà trường đề xuất là thoả đáng.
...

Như vậy, báo cáo tự đánh giá trường mầm non đạt yêu cầu khi:

- Trình bày theo hình thức và cấu trúc của hướng dẫn này;

- Không có lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp;

- Không mâu thuẫn giữa các nội dung trong một tiêu chí và giữa các tiêu chí;

- Các minh chứng phải đủ, rõ ràng và thuyết phục;

- Có minh chứng đủ cơ sở để khẳng định mức đạt được của chỉ báo, tiêu chí;

- Đánh giá đúng thực trạng của nhà trường;

- Mục “Mô tả hiện trạng” phải đúng, đủ nội hàm;

- Xác định đúng điểm mạnh và điểm yếu theo từng tiêu chí;

- Kế hoạch cải tiến chất lượng cho từng tiêu chí phải phù hợp và khả thi;

- Mức đạt được của tiêu chí do nhà trường đề xuất là thoả đáng.

Dự thảo báo cáo tự đánh giá trường mầm non phải được chuyển cho ai?

Theo tiết d tiểu mục 5 Mục I Phần I Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 hướng dẫn quy trình tự đánh giá trường mầm non. Cụ thể tại bước Viết báo cáo tự đánh giá, công văn hướng dẫn như sau:

Viết báo cáo tự đánh giá
...
d) Dự thảo báo cáo TĐG phải được chuyển cho các nhóm công tác, cá nhân cung cấp minh chứng để xác minh lại các minh chứng đã được sử dụng và tính chính xác của các nhận định, kết luận rút ra từ đó. Các nhóm công tác, cá nhân chịu trách nhiệm rà soát lại nội dung báo cáo có liên quan đến các tiêu chí được giao.

Mẫu báo cáo tự đánh giá trường mầm non là mẫu báo cáo được ứng dụng khá phổ biến trong môi trường giáo dục mầm non, thông qua mẫu báo cáo này có thể nắm bắt được tình hình công việc cũng như kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trong trường nhanh chóng và dễ dàng hơn. Csc bạn có thể tham khảo cũng như tìm hiểu chi tiết thêm những bản báo cáo để tự tiến hành làm báo cáo cho trường mình nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Trong mẫu báo cáo tự đánh giá trường mầm non này bao gồm đầy đủ những nội dung như tự đánh giá, thứ nhất giới thiệu chung về trường cũng như những hoạt động của trường và quá trình xây dựng và phát triển của trường mầm non. Để có thể tự đánh giá về trường mầm non của mình cần cò sự tìm hiểu rõ ràng và có sự đánh giá khách quan cũng như đúng đắn nhất, nhận ra được những mặt tích cực và tiêu cực để trường ngày càng có thể nâng cao chất lượng đào tạo.

Báo cáo tự đánh giá ngoài trường mầm non năm 2024

Download mẫu báo cáo tự đánh giá trường mầm non

Đối với mẫu báo cáo tự đánh giá này còn đưa ra những tiêu chuẩn tự đánh giá như, về tổ chức quản lý nhà trường, cơ cấu tổ chức bộ máy theo đúng quy định cũng như điều lệnh của trường mầm non. Trong những tiêu chuẩn này đề ra được mặt trái phải cũng như những ưu điểm, hạn chế, mô tả được hiện trạng cùng với đầy đủ những thông tin về trường như lớp học, số trẻ tham gia học, số cán bộ giáo viên cùng với rất nhiều những vấn đề có liên quan khác.

Bên cạnh đó mẫu báo cáo kết quả công việc cũng là biểu mẫu báo cáo mà các bạn có thể tham khảo thêm để sử dụng ngay khi cần báo cáo kết quả làm việc với cấp trên, mẫu báo cáo kết quả công việc được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau, các bạn có thể lưu lại để ứng dụng khi cần.

Còn đối với nhân viên thử việc thì báo cáo kết quả thử việc là biểu mẫu cần sử dụng đến khi sắp hết thời gian thử việc để các bạn tự đánh giá về hiệu quả làm việc và năng lực của bản thân, báo cáo kết quả thử việc sẽ là căn cứ để đơn vị đó quyết định có tuyển dụng nhân viên đó vào làm việc chính thức hay không.

Ngoài mẫu báo cáo tự đánh giá mầm non này còn rất nhiều những mẫu giấy tờ bạn có thể tham khảo như mẫu giấy mời tham dự chương trình tết trung thu hay rất nhiều những mẫu giấy tờ hữu ích khác. Các bạn có thể tham khảo cũng như lựa chọn và ứng dụng hợp lý nhất với nhu cầu và mục đích công việc của mình.

Đánh giá trong giáo dục mầm non là gì?

Trong giáo dục mầm non, đánh giá là một phương pháp quan trọng để đo lường sự tiến bộ của trẻ trong quá trình học tập và phát triển. Đây là một quá trình đánh giá cần được thực hiện đúng cách. Để đảm bảo rằng các bé được hỗ trợ và định hướng phát triển theo đúng hướng nhất.

Tại sao phải đánh giá giáo viên mầm non?

Đánh giá, xếp loại giáo viên nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên.

Quy trình tự đánh giá trường mầm non bao gồm bao nhiêu bước?

Quy trình tự đánh giá (TĐG) trường mầm non gồm 7 bước được quy định tại Điều 23, Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.

Tự đánh giá trường mầm non để làm gì?

Tự đánh giá của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của trường mầm non để xác định mức độ đạt được theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.