Bao nhiêu tuổi thì có quyền khiếu nại

Câu hỏi: Xin chào Luật sư Công ty Luật Thái An, em có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp cho em như sau: Em năm nay 17 tuổi, hiện đang sống với bố mẹ tại Hà Nội. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em đã xin đi làm công nhân cho một nhà máy sản xuất giấy ở Thường Tín. Vì không thực đúng quy định về phòng chống cháy nổ nên xưởng em làm bị chập điện cháy gần hết. Công ty lấy lý do đó nên không trả lương và cho công nhân nghỉ việc. Mấy anh em trong xưởng rất bức xúc và cùng làm đơn gửi lên Ban lãnh đạo công ty nhưng đã mấy tháng nay vẫn chưa có phản hồi. Đại diện Công đoàn đã nộp đơn ra Tòa yêu cầu giải quyết và mời em tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Luật sư cho em hỏi, em chưa đủ 18 tuổi có được tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được không? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về Công ty Luật Thái An. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trước hết muốn xác định được tư cách pháp lý của đương sự tham gia tố tụng thì phải xác định được đó là vụ án dân sự hay là việc dân sự. Dấu hiệu cơ bản nhất đó là dựa vào yếu tố có tranh chấp hay không. Nếu có tranh chấp xảy ra thì đây là vụ án dân sự và ngược lại, nếu không có tranh chấp xảy ra thì có thể xác định đây là việc dân sự. Việc dân sự được hiểu là việc cá nhân, tổ chức không có tranh chấp nhưng yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó. Còn vụ án dân sự là trường hợp cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Như vậy, trong trường hợp của bạn đã có xuất hiện tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nên được coi là vụ án dân sự.

Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, đương sự trong vụ án dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người không trực tiếp khởi kiện hoặc bị người khác khởi kiện nhưng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình hoặc theo đề nghị của các đương sự khác và được Tòa án chấp nhận cho họ tham gia tố tụng tại phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trong trường hợp, khi giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người khác mà người này không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng tại phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ và để đảm bảo cho hoạt động xét xử được hiệu quả.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các đương sự, trong đó bao gồm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phải có đầy đủ năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng đương sự có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

Dựa vào đâu để xác định một người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự?

Theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, năng lực hành vi tố tụng dân sự được xác định như sau:

  • Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự. 
  • Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Tòa được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp.
  • Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
  • Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Còn đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn là người chưa đủ 18 tuổi nhưng đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động thì được tự mình tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về những vấn đề xung quanh đến quan hệ lao động của bạn. Đồng thời, Tòa án cũng có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của bạn tham gia tố tụng.

Trên đây là một số ý kiến tư vấn của Công ty Luật Thái An về vấn đề chưa đủ 18 tuổi có được tham gia tố tung? Nếu còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin liên hệ với tổng đài 1900.6218 để được tư vấn trực tiếp.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Đối tác pháp lý tin cậy

Độ tuổi có quyền khiếu nại và độ tuổi tố cáo là bao nhiêu

Chẳng hạn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra, khi không đồng ý với quyết định xử lý hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể tự mình thực hiện việc khiếu nại quyết định đó.

Câu hỏi hot cùng chủ đề

luôn chỉ cho mình là đúng.chỉ nhìn thấy cái sai của người khác.luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh.thường không phân biệt được đúng sai.

Câu 3.  Liêm khiết là

sống giản dị, không cầu kì, kiểu cách, phô trương, không hám danh, hám lợi.sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.sống vì mọi người, biết quan tâm , biết chia sẻ, giúp đỡ người khác.sống tiết kiệm, chi tiêu hợp lí , có kế hoạch cụ thể, rõ rang cho bản thân và gia đình.

Câu 4:  Biểu hiện nào sau đây là liêm khiết?

Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân và nâng nhấc cho người thân của mình.Chỉ dùng tài sản của tập thể còn của mình thì cất đi.Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra, không lấy của người khác.Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích cá nhân.

Câu 5:Trường hợp nào sau đây thể hiện lối sống không liêm khiết?

Tính toán để có lợi nhuận cao khi bán hàng.Luôn mặc cả mỗi khi đi mua hàng.Luôn cân nhắc kĩ mỗi khi chi tiêu, mua sắm.Bớt xén công quỹ làm của riêng.

 Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?

    1. A dua, đua đòi với người khác.

    2. Chỉ làm những việc mình thích

    3 . Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.

    4 . Phê phán gay gắt những ý kiến trái với quan điểm của mình.

Câu 7.  Ý kiến nào dưới đây là đúng về giữ chữ tín?

      1.Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.

      2.Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.

      3.Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.

     4.Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.

Trả lời (12) Xem đáp án »

  • Người thành niên là gì? Người thành niên theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015? Phân biệt giữa người thành niên và người chưa thành niên?

    Một trong những trở ngại cho việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật về người thành niên là do có sự thiếu thống nhất trong quy định về độ tuổi của người thành niên trong các văn bản pháp luật hiện nay. Như thế nào được coi là người thành niên? Quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về người thành niên như thế nào?

    Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    1. Người thành niên là gì?

    Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật dân sự năm 2015.

    Khoản 1 Điều 20 quy định: “ Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Đó là những người đã đến tuổi trưởng thành: từ 18 tuổi tròn trở lên. Cá nhân khi đủ mười tám tuổi tròn (tính theo ngày, tháng), còn phải là người khỏe mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh tâm thần, mất trí, không bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nghĩa là, cá nhân đó có đủ khả năng để nhận thức việc mình làm, đủ khả năng để làm chủ, chỉ huy được hành vi của mình.”

    Như vậy, những người từ đủ mười tám tuổi (tính theo ngày tròn) được suy đoán là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Những cá nhân này là những chủ thể có đầy đủ tư cách chủ thể và có thể tham gia vào các quan hệ dân sự độc lập.

    2. Quy định về người thành niên theo Bộ luật dân sự năm 2015:

    Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015 thì người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này, cụ thể:

    – Người mất năng lực hành vi dân sự

    Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

    Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

    Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

    Xem thêm: Chính sách quản lý Nhà nước về thanh niên, công tác thanh niên

    – Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

    Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

     Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

    – Hạn chế năng lực hành vi dân sự

    Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

     Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

    Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    3. Phân biệt giữa người thành niên và người chưa thành niên:

    Khi nói đến khái niệm người chưa thành niên, ta có thể nhận biết ngay đó là người chưa đến tuổi trưởng thành. Tuổi trưởng thành của con người là độ tuổi cụ thể được pháp luật quy định hoặc thừa nhận là người đã thành niên và đã có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Trái lại, người chưa đến tuổi trưởng thành là chưa thành niên – chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, quyền và nghĩa vụ công dân là cơ sở pháp lý để phân biệt người thành niên với người chưa thành niên. Đồng thời, việc xác định một người là thành niên hoặc chưa thành niên là cơ sở xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ công dân đối với người đó. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, người thành niên là người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Trong một số sách, báo và trong đối thoại thường ngày, ta còn có thể gặp khái niệm vị thành niên, một khái niệm hoàn toàn đồng nghĩa với chưa thành niên, vì vị được hiểu là thiếu, khuyết hoặc chưa tới hoặc chưa đủ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm và mục đích điều chỉnh của những quan hệ pháp luật cụ thể, từng ngành luật, điều luật lại có quy định về các độ tuổi khác nhau.

    Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện theo điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015.

    Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

    Ở mỗi độ tuổi khác nhau (giữa người thành niên và người chưa thành niên) thì có sự nhận thức khác nhau, từ đó có khả năng thực hiện những hành vi ở mức độ khác nhau. Do đó, một người dù khoẻ mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa đủ 18 tuổi, được coi là người chưa thành niên.

    4. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực pháp luật hành vi:

    *) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.

    Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

    Nội dung của năng lực pháp luật dân sự:

    1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

    2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

    3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

    Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    *) Năng lực hành vi dân sự của cá nhân:

    Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

    – Người thành niên:

    Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

    Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

    – Người chưa thành niên:

    1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

    2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

    3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

    5. Người nào có đủ năng lực để thực hiện quyền khiếu nại?

    Theo quy định của Luật khiếu nại, thì người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại (Điều 12 Luật Khiếu nại).

     Theo Bộ luật Dân sự thì người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi và không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc điều khiển được hành vi của mình hoặc bị hạn chế năng lực hành vi do nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp người chưa có năng lực hành vi đầy đủ có thể tự mình khiếu nại. Luật xử lý vi phạm hành chính quy định người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra, khi không đồng ý với quyết định xử lý hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể tự mình thực hiện việc khiếu nại quyết định đó.

    Đối với trường hợp người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình) thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.

    Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.

    Kết luận: Người thành niên là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Do vậy việc phân biệt người thành niên và người chưa thành niên có ý nghĩa quan trọng, giúp chủ thể xác định đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia giao dịch dân sự.

    Video liên quan

    Chủ đề