Biên giới trên đất liền nước ta dài bao nhiêu km

THÔNG TIN CHUNG

 Địa lý

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm phần diện tích đất liền là 330.000 km2, một khu vực biển rộng với một thềm lục địa rộng lớn, và một chuỗi quần đảo kéo dài từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan.

Trên bản đồ, lãnh thổ Việt Nam có hình chữ S kéo dài. Lãnh thổ Việt Nam có chiều dài xấp xỉ 1.750 km, kéo dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, và chiều rộng từ 50 km đến 600 km. Tổng chiều dài đường biên giới nội địa là 4.230 km, bao gồm 1.650 km biên giới chung với CHND Trung Hoa ở phía Bắc, 1.650 km chung với CHDCND Lào ở phía Tây, và 930 km chung với Vương quốc Campuchia ở phía Tây và Tây Nam.

Diện tích biển của Việt Nam nằm ở phía Đông, phía Nam và biên giới phía Tây Nam với vùng lãnh hải Campuchia, Inđônêxia, Malaixia, Philípin và Thái Lan. Việt Nam sở hữu một thềm lục địa rộng lớn, rất nhiều đảo và quần đảo ven biển và ngoài khơi. Các đảo và quần đảo chính là đảo Phú Quốc (cách bờ biển Hà Tiên 70 km), quần đảo Hoàng Sa (Paracel) (cách bờ biển Đà Nẵng 300 km), quần đảo Trường Sa (Spratly) (cách bờ biển Cam Ranh 500 km) và quần đảo Thổ Chu (cách bờ biển Rạch Giá 200 km).

Việt Nam có địa hình khá đa dạng, có cả đồng bằng, cao nguyên và vùng núi. Các vùng núi và rừng với hơn 7.000 loài thực vật chiếm 3/4 diện tích Việt Nam và có thể được chia thành 4 vùng chính: vùng núi phía Đông Bắc hay Việt Bắc, khu vực Tây Bắc; khu vực Bắc Trường Sơn và Cao nguyên Trung bộ. Các vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ nhất là Đồng bằng sông Mêkông ở phía Nam và Đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc.

Thủ đô Việt Nam là Hà Nội, nằm ở phía Bắc của đất nước. Các thành phố chính bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh (“TP.HCM”) ở phía Nam, Hải Phòng ở bờ biển Đông Bắc, Đà Nẵng, Huế và Nha Trang trên bờ biển phía Đông.

Khí hậu

Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đặc trưng của khu vực này là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa.

Ở phía Bắc, thay đổi khí hậu diễn ra trong cả 4 mùa: mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 4), với đặc trưng là các cơn mưa phùn và ẩm; mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 7) là mùa nóng và mưa, mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10) và mùa đông (từ tháng 10 đến đầu tháng 1 năm sau), mùa có nhiệt độ thấp nhất trong năm.

Ở khu vực miền Trung và miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào phía Nam), khí hậu nóng quanh năm và có hai mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), và mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4).

Dân số và nhân khẩu học

Tổng dân số Việt Nam hiện nay là khoảng 97,94 triệu người (không bao gồm 4 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài) với độ tuổi trung bình 32,9, chiếm 1,25% dân số thế giới. Việt Nam xếp thứ 15 trên thế giới, thứ 8 ở khu vực châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về quy mô dân số. Đây cũng là đất nước có mật độ dân số cao nhất trong khu vực với 315 người/km2. Tuổi thọ trung bình cho cả hai giới ở Việt Nam là 75,5 tuổi. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm khoảng 86% dân số, sống ở khu vực đồng bằng và ven biển.

Dân cư phân bố không đồng đều, dân cư nông thôn chiếm khoảng 65,6% tổng số dân. Dân số phân bố không đồng đều ngay cả trong một vùng, ví dụ Đồng bằng sông Hồng và sông Mêkông chiếm 17,5% tổng diện tích, nhưng chiếm trên 41,39% tổng số dân cả nước, trong khi khu vực cao nguyên Trung bộ và vùng núi phía Bắc chiếm trên 48% diện tích, nhưng chỉ có khoảng 20,14% dân số sinh sống. Đối với khu vực thành thị, Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố đông dân nhất, với dân số lần lượt là khoảng 8,3 và 9,8 triệu người.

Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình hiện nay vào khoảng 1,14%/năm, vào loại cao nhất khu vực. Tỷ lệ gia tăng dân số cũng khác nhau giữa các vùng trong nước. Thông thường, khu vực miền núi và nông thôn có tỷ lệ gia tăng dân số cao hơn nhiều so với khu vực đô thị, đặc biệt là Hà Nội và các thành phố lớn khác.

Ngoài ra, việc di dân từ khu vực nông thôn tới khu vực thành thị và/hoặc các thành phố lớn đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Lý do chủ yếu là ngành nông nghiệp đã được cơ khí hóa dẫn đến giảm bớt nhu cầu lao động trong khi đó nhu cầu lao động lại đang tăng cao ở khu vực thành thị và trong các khu công nghiệp.

Ngôn ngữ

Mặc dù dân số Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có nền văn hóa và ngôn ngữ riêng, song tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt) được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức của quốc gia để giao tiếp giữa tất cả các dân tộc tại Việt Nam. Mặc dù ngôn ngữ viết được sử dụng thống nhất trên toàn quốc, trên thực tế có một số khác biệt trong cách nói tiếng Việt giữa người miền Bắc và miền Nam.

Trong số các ngôn ngữ nước ngoài tại Việt Nam, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thông dụng nhất trong giao tiếp tại Việt Nam, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn được sử dụng ở đây. Mặc dù vậy, tiếng Pháp và tiếng Trung vẫn được sử dụng trong một bộ phận dân cư tại Việt Nam, chủ yếu vì lý do lịch sử. Nhờ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây, bao gồm Liên bang Xô viết, CHDC Đức, v.v. một bộ phận người Việt Nam có thể nói và hiểu tiếng Nga, tiếng Đức. Vì được sử dụng phổ biến, tiếng Anh, tiếng Pháp được sử dụng để hỗ trợ cho tiếng Việt, trong một số tài liệu pháp lý liên quan đến ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Vậy Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm các thông tin hữu ích.

Vị trí địa lý của Việt nam

Về vị trí địa lý, nước ta là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương, có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây, phía Đông là biển Đông.

Đất nước có hình chữ S, kéo dài 1.650km từ bắc xuống nam. Về địa hình, 3/4 diện tích nước ta trên đất liền là đồi núi (chủ yếu là đồi núi thấp). 1/4 diện tích còn lại là đồng bằng với 2 đồng bằng lớn: Bắc Bộ và Nam Bộ. Ba mặt Đông, Nam, Tây Nam của nước ta đều hướng ra biển.

Đường bờ biển dài bao nhiêu km?

Đường bờ biển là ranh giới tiếp xúc giữa đất liền và biển. Đường bờ biển Việt Nam kéo dài khoảng 13 vĩ độ từ Móng Cái (Quảng Ninh) qua mũi Cà Mau (cực Nam của tổ quốc) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đi qua 28/63 tỉnh, thành phố ven biển của nước ta.

Thực ra tùy theo cách tính toán thì chiều dài đường bờ biển này sẽ có giá trị không giống nhau.Theo số liệu chính thức được công bố tại các website của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, bờ biển Việt Nam dài 3.260 km.

Theo tổ chức The World Factbook (một cơ quan xuất bản của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ) thì bờ biển Việt Nam dài 3.444 km. Chiều dài này không bao gồm bờ các đảo.

Như vậy với bờ biển Việt Nam dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam (chưa kể bờ biển của các hải đảo, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới.

Cùng với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên biển và hải đảo.

Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển). đứng đầu các nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Ma-Lai-Xi-a. Trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.

Biên giới trên đất liền nước ta dài bao nhiêu km

Lợi ích của việc Việt Nam có bờ biển dài là gì?

– Thuận lợi cho việc đánh bắt sinh vật biển, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hoá chất.

– Thuận lợi cho việc khai thác khoáng sản với trữ lượng lớn (muối, dầu khí, titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm…).

– Giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại cho các vùng miền, các quốc gia trên thế giới, thông qua phát triển các tuyến giao thông đường thủy.

– Các bãi cát rộng, dài; các phong cảnh đẹp tạo thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.

Để giúp Khách hàng hiểu rõ những lợi ích mà đường bờ biển đem lại thì chúng tôi sẽ phân tích lợi ích cuối cùng mà chúng tôi vừa đề cập liên quan đến mảng du lịch. Cụ thể:

Dải đất hình chữ S hiện có 28 tỉnh thành giáp biển, chiếm 42% diện tích đất liền và 45% dân số toàn quốc, gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Đoạn bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng) là cánh cung núi đá vôi Đông Triều lún xuống bị nước biển phủ lên biến các ngọn núi thành hàng nghìn hòn đảo muôn hình, muôn vẻ, tạo nên vùng thắng cảnh Hạ Long được UNESCO xếp vào danh sách các thắng cảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới.

Đồ Sơn – một bán đảo thon dài gồm 9 ngọn núi thấp kế tiếp nhau chạy ra biển, tạo ra một khu du lịch, nghỉ ngơi, tắm biển nổi tiếng. Phần còn lại của bờ biển phía Bắc là vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, nhìn chung bằng phẳng.

Đoạn bờ biển Trung bộ kể từ Sầm Sơn (Thanh Hóa) đến ven biển Duyên hải miền Trung bờ biển trải dài và uốn lượn đan xen nhiều dạng hình cồn cát cao hoặc cát bồi do phù sa của các con sông đổ ra biển.

Trên nhiều chặng có những dãy núi nhỏ ngang ra biển tạo nên những bán đảo nhỏ, những vũng vịnh, bến cảng, những bãi tắm, nghỉ mát, du lịch nổi tiếng như dãy Hoành Sơn với đèo Ngang, dãy Hải Vân có đèo cao gần 500m; các cảng Cửa Lò (Nghệ An), Đà Nẵng, Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn, vịnh và cảng Cam Ranh; các bãi biển du lịch, nghỉ mát Sầm Sơn, Cửa Lò, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Hòn Rơm …

Bờ biển phía Nam có một vùng núi nhỏ nhô ra, đó là Vũng Tàu – một khu du lịch, nghỉ mát nổi tiếng, còn lại là những bãi bồi ở các cửa sông Cửu Long, những rừng được ngập mặn ở Cà Mau và cuối cùng là một nhóm núi đá vôi ở Hà Tiên (Kiên Giang) phần ở trên bờ, phần nằm dưới biển tạo ra một cảnh thiên nhiên gần giống như Hạ Long của phía bắc.

Ven biển Đông và trên thềm lục địa Việt Nam có khoảng gần 4.000 hòn đảo, riêng vùng vịnh Bắc Bộ đã có tới gần 3.000 đảo, trong đó các đảo lớn là Cát Bà, Cát Hải, Bạch Long Vĩ.

Gần bờ biển Trung bộ có hàng trăm đảo khá lớn, trong đó tiêu biểu là đảo Hòn Mê, Hòn Mát, Cù lao Chàm, Cù lao xanh, Hòn Tre, Cồn Cỏ …

Ở giữa biển Đông có quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 30 đảo đá, đảo san hô trên một vùng rộng khoảng 15.000km2.

Cách Hoàng Sa 240 hải lý về phía Nam là quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo lớn, nhỏ trên một vùng biển rộng 180.000km2. Cách Vũng Tàu gần 100 hải lý có 12 đảo lớn, nhỏ đó là Côn Đảo.

Trên vùng vịnh Thái Lan có 195 đảo, tổng diện tích 693 km2, gồm các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, các quần đảo Nam Du, Bà Lụa, Hải Tặc, cụm đảo Phú Quốc…Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước, rộng 593km2 (gần bằng diện tích Singapore – 648km2).

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Bờ biển Khánh Hòa dài 385km, dài nhất Việt Nam, với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn.

Vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông – một trong những con đường giao thương hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất trên thế giới, nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bờ biển mở ra cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế biển.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? Khách hàng quan tâm các thông tin liên quan khác vui lòng phản hồi trực tiếp để được hỗ trợ.