Bộ máy chuyên trách công tác quản trị nhân lực là gì

Quản lý nhân sự là thuật ngữ không mấy xa lạ với người lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các HR. Vậy quản lý nhân sự là gì? Ai là người quản lý nhân sự trong doanh nghiệp? Cùng Grabviec.vn tìm hiểu nhé!

Bạn có biết quản lý nhân sự là gì? Ai là người quản lý nhân sự trong doanh nghiệp?

Quản lý nhân sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người quản lý, đòi hỏi phải có kỹ năng và năng lực phân công, chỉ đạo công việc, đảm bảo việc vận hành bộ máy được trơn tru và hiệu quả. Vậy quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực cho một tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị. Người chịu trách nhiệm quản lý nhân sự cần đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp đó; bao gồm cả nhiệm vụ dẫn dắt các hoạt động, thực hiện mục tiêu làm việc đã đề ra, thu hút nhân viên tiềm năng, giữ chân nhân viên giỏi thông qua sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ, tạo môi trường làm việc thân thiện, văn minh…

Quản lý nhân sự là công việc quan trọng nhất định phải có trong mọi lĩnh vực, ngành nghề chứ không chỉ riêng gì trong kinh doanh.

Ai là người quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của tổ chức, doanh nghiệp – đảm nhận nhiều nhiệm vụ tương ứng với các vị trí chức danh khác nhau. Việc quản lý nhân sự được giao cho các nhà quản lý, từ Giám đốc quản lý chung đến quản lý tại từng bộ phận, tổ trưởng đội nhóm – ngoài ra, bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhân sự chung cho cả tổ chức, bao gồm Giám đốc nhân sự/ Trưởng phòng nhân sự và nhân viên nhân sự. Cùng tìm hiểu xem nhiệm vụ và yêu cầu công việc của từng vị trí/ chức danh như thế nào nhé?

Giám đốc và các nhà quản lý bộ phận

Bao gồm cả Giám đốc và các nhà quản lý bộ phận – họ chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển cho tổ chức – phân công nhiệm vụ và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên trực tiếp quản lý – đưa ra các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho nhân viên – định kỳ đánh giá năng lực và thái độ làm việc của nhân viên phụ trách, làm căn cứ khen thưởng - kỷ luật, xét duyệt tăng lương, thăng chức cho những cá nhân, đội nhóm xứng đáng…

Người quản lý cần có kinh nghiệm quản lý nhân sự, kỹ năng và chuyên môn cao

Giám đốc hay người quản lý từng bộ phận trong doanh nghiệp đều có nhiệm vụ quản lý nhân sự

Giám đốc nhân sự/ Trưởng phòng nhân sự

Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà có cả hai hoặc chỉ có một chức danh là giám đốc nhân sự hoặc trưởng phòng nhân sự. Người giữ chức vụ này cần phải có kinh nghiệm quản lý nhân sự, có kỹ năng chuyên môn cao – biết cách xây dựng các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển công tác quản trị nguồn nhân lực – trực tiếp tham gia vào quy trình tuyển dụng, tuyển chọn đúng người gia nhập vào đội ngũ nhân sự của công ty, tổ chức…

Nhân viên nhân sự

Là người trực tiếp thực hiện các công việc quản lý nhân sự theo sự chỉ đạo của Giám đốc nhân sự hoặc Trưởng phòng nhân sự - chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch tuyển dụng – tham gia phỏng vấn, tuyển dụng nhân sự và sắp xếp công việc (nếu cần) – thu thập và quản lý hồ sơ tuyển dụng – quản lý tất cả những gì liên quan đến nhân sự như lịch làm việc, ngày nghỉ phép năm, lợi ích nhân viên, nghỉ việc, các khoản bồi thường, văn phòng phẩm… - tiếp nhận và phản ánh những nguyện vọng của nhân viên thuộc các bộ phận khác trình cấp trên xem xét và xử lý, phê duyệt…

Tùy theo quy mô và cơ cấu nhân sự của bộ phận nhân sự nói riêng, của toàn doanh nghiệp nói chung mà quy định số lượng nhân viên nhân sự chuyên phụ trách từng mảng công việc khác nhau tương ứng, như: nhân viên tuyển dụng, nhân viên lương thưởng và phúc lợi, chuyên gia phân tích công việc, chuyên gia phân tích ngành nghề, nhân viên quản lý dự án, nhân viên quản lý về đào tạo huấn luyện và phát triển, chuyên gia đào tạo huấn luyện nhân viên…

Tiêu chuẩn cần có của người quản lý nhân sự là gì?

- Khả năng đánh giá và suy xét thận trọng mọi việc

- Là người đáng tin cậy, tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc bảo mật

- Phải là người của mọi người, tức cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe, biết khôn khéo và quảng giao tốt

- Am hiểu tường tận văn hóa doanh nghiệp, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ trong công ty, sử dụng và điều phối nhân lực hiệu quả

- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập…

Am hiểu văn hóa doanh nghiệp, biết đánh giá và tuyển chọn người tài, đề cao tính bảo mật thông tin... là những tiêu chuẩn cần có của người quản lý nhân sự

Hy vọng những thông tin được Grabviec.vn chia sẻ trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “quản lý nhân sự là gì?” – “ai là người quản lý nhân sự trong doanh nghiệp?”, từ đó, hiểu cụ thể và sâu hơn về ngành nghề cũng như tính chất công việc của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp mình đang làm việc…

Hồng Thy

Với trách nhiệm là người trợ giúp cho những người quản lý, thông thường, bộ phận chức năng về nguồn nhân lực thực hiện ba vai trò sau đây:

Vai trò tư vấn: trong vai trò này, các chuyên gia nguồn nhân lực được coi như những người tư vấn nội bộ, thu thập thông tin, phân tích các vấn đề nhằm thiết kế các giải pháp, đưa ra sự trợ giúp và hướng dẫn đối với những người quản lý khác để giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực trong tổ chức. Chẳng hạn, cán bộ quản lý nguồn nhân lực đa ra những lời tư vấn về biên chế, đánh giá thực hiện công việc, các chương trình đào tạo và thiết kế lại công việc. Trong những tình huống như vậy, phòng nguồn nhân lực cung cấp đầu vào để các cán bộ quản lý trực tuyến ra các quyết định.

Vai trò phục vụ: trong vai trò này, các nhân viên nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động mà việc thực hiện các hoạt động đó bởi một bộ phận tập trung sẽ có hiệu quả hơn so với các nỗ lực độc lập của một vài đơn vị khác nhau. Những hoạt động này là những hoạt động phục vụ trực tiếp. cho các cán bộ quản lý trực tuyến hay các bộ phận chức năng khác trong tổ chức ví dụ như tuyển mộ, đào tạo định hướng, ghi chép hồ sơ, thực hiện các báo cáo về nhân sự.

Vai trò kiểm tra: phòng nguồn nhân lực được yêu cầu kiểm tra những chính sách và chức năng quan trọng trong nội bộ tổ chức. Để thực hiện vai trò này, phòng nguồn nhân lực xây dựng các chính sách và các thủ tục (quy chế) và giám sát sự thực hiện chúng. Khi thực hiện vai trò này, các thành viên của bộ phận nguồn nhân lực được coi là những người đại diện hoặc người được uỷ quyền của quản lý cấp cao. Do yêu cầu của luật pháp (ở nước ta là Bộ luật Lao động), vai trò kiểm tra ngày càng trở nên quan trọng trong các lĩnh vực như an toàn, tuyển dụng, quan hệ lao động và thù lao lao động.

Nguồn:TS. Hà Văn Hội (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa) 

09 Tháng Năm, 2018

Nhân lực là yếu tố chính cấu thành nên doanh nghiệp. Do vậy, công tác quản trị nhân lực có vai trò hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ vai trò của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.

1. Vai trò của quản trị nhân lực

Công tác quản trị nguồn nhân lực là hoạt động của doanh nghiệp để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá và giữ gìn lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, công tác quản trị nhân lực có vai trò to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại mang yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày nay, vai trò của công tác quản lý nhân lực ngày càng quan trọng bởi sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và nguồn nhân lực là yếu tố chiến lược tạo lên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những nhân sự có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Chất xám, tri thức, kinh nghiệm của đội ngũ này là yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng là 1 thách thức với doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần có đủ khả năng quản lý, tạo môi trường cho đội ngũ này phát triển để họ cống hiến cho doanh nghiệp một cách lâu dài nhất.

Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho nhân viên của doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra liên quan đến công việc đó. Nếu không có quản trị nhân sự mọi việc sẽ trở nên thiếu tổ chức và kỷ luật. Đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó động tới những con người cụ thể có tính cách, sở thích và năng lực riêng biệt.

Công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp tốt thì sẽ tạo ra được một đội ngũ lao động nhiệt tình, hăng hái, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

2. Thực trạng của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

Nhận thức được vai trò của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp như vậy nên hiện nay các doanh nghiệp đều chú trọng đến vấn đề này. Sự tiến bộ của quản trị nhân lực được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức lớn, như:

  • Nhận thức chưa đầy đủ của ban lãnh đạo doanh nghiệp về vai trò then chốt của nguồn nhân lực và công tác quản trị nguồn nhân lực đối với sự thành công của doanh nghiệp.
  • Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động chưa cao, thiếu cán bộ quản lý giỏi và các chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực.
  • Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thừa biên chế. Cùng lúc các doanh nghiệp phải giải quyết tình trạng thiếu lao động có trình độ lành nghề cao nhưng lại thừa lao động không có trình độ lành nghề hoặc có những kỹ năng được đào tạo không còn phù hợp với những yêu cầu hiện tại, dẫn đến năng suất lao động thấp.
  • Nhiều doanh nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thu nhập của người lao động thấp, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, nhiệt tình và hiệu quả làm việc của người lao động.
  • Ý thức tôn trọng pháp luật chưa cao, luật pháp được thực hiện chưa nghiêm minh.
  • Chưa có tác phong làm việc công nghiệp.
  • Chưa xác lập được quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
  • Một số quy chế về đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ việc... chậm cải tiến, không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh mới của doanh nghiệp
  • Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Những khó khăn, hạn chế trong công tác quản trị nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp hiện nay đặt ra yêu cầu cần phải thay đổi cơ bản cách thức hoạt động quản trị con người trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có hệ thống quản trị nhân lực với những chính sách về tuyển dụng, đào tạo, trả lương, khen thưởng, đãi ngộ, đánh giá mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của doanh nghiệp.

Từ những phân tích về vai trò của quản trị nhân lực và thực trạng của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp có thể tìm kiếm được công cụ hỗ trợ tối ưu trong công tác quản trị nhân sự. Và một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho các chủ doanh nghiệp hiện nay chính là phần mềm quản lý nhân sự.

_Sunflower_

Video liên quan

Chủ đề