Bộ môn thi công đại học xây dựng


1. Giới thiệu Bộ môn

        Bộ môn Cầu và Công trình ngầm được thành lập năm 1959, tiền thân là tổ Cầu Đường, bộ môn Công trình, khoa Xây dựng, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Cho đến nay, tập thể Bộ môn có 47 nhà giáo đã và đang giảng dạy, bao gồm: 4 Giáo sư, 7 Phó Giáo sư, 2 TSKH, 18 Tiến sĩ, 7 nhà giáo ưu tú. Trong quá trình đào tạo, các giảng viên trong Bộ môn đã luôn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm đào tạo ra những thế hệ sinh viên có trình độ tốt nhất. Bên cạnh đó, Bộ môn còn tham gia vào các công trình thực tế trong các thời kỳ khác nhau như: đảm bảo giao thông thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cho cầu Đuống, cầu Phú Lương, cầu Long Biên …; thẩm định và nghiệm thu Nhà nước các công trình quan trọng như cầu Thăng Long, cầu Mỹ Thuận, cầu Bãi Cháy, hầm Hải Vân …; và thiết kế một số cầu đặ c biệt như cầu Dakrong, cầu Tam Canh (cầu BTCT bán lắp ghép đầu tiên), cầu Phủ Lỗ (cầu BTCT DƯL đầu tiên), cầu quay Sông Hàn, xe đúc và hệ thống ván khuôn trượt cầu Rạch Miễu.
        Với sự đóng góp của các Giảng viên trong bộ môn, Bộ môn Cầu và Công trình ngầm đã đạt được những thành tích thi đua xuất sắc: Huân chương lao động hạng II (1962); Huân chương chiến công (1977); Huân chương lao động hạng II (1977); và Bộ môn liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến.

 

2. Danh sách cán bộ giảng dạy đang công tác tại Bộ môn
 

TT HỌ VÀ TÊN TT HỌ VÀ TÊN
1 PGS.TS. Nguyễn Phi Lân 11 TS. Trần Việt Hùng
2 PGS.TS. NGUT. Phạm Duy Hòa 12 TS. Vũ Thái Sơn
3 PGS.TS. Nguyễn Bình Hà 13 NCS. ThS. Nguyễn Hướng Dương
4 TS. Nguyễn Ngọc Tuấn 14 TS. Nguyễn Thị Nguyệt Hằng
5 TS. Khúc Đăng Tùng 15 TS. Lê Bá Danh
6 NCS. ThS. Nguyễn Thị Như Mai 16 NCS. Nguyễn Đức Phúc
7 TS. Cù Việt Hưng 17 NCS. Bùi Huy Tăng
8 TS. Nguyễn Ngọc Tuyển 18 ThS. Nguyễn Hùng Sơn
9 TS. Đoàn Tùng 19 KS. Trịnh Phúc Thành
10 TS. Nguyễn Quốc Bảo 20 KS. Nguyễn Tiến Phát


        Bộ môn cũng đang vinh dự được ký hợp đồng thỉnh giảng với các Giáo sư, Phó Giáo sư, và Giảng viên chính đã về hưu để tiếp tục cống hiến kiến thức và kinh nghiệm của mình trong việc giảng dạy cũng như nghiên cứu.

        Bộ môn Cầu và Công trình ngầm hiện đang phụ trách giảng dạy và hướng dẫn 15 môn học và đồ án cho trình độ đại học. Hàng năm, Bộ môn chịu trách nhiệm đào tạo và tốt nghiệp cho khoảng 200 sinh viên chuyên ngành Cầu và CTN. Bên cạnh việc đào tạo bậc đại học, Bộ môn cũng phụ trách công tác giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu cho các học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Cầu và CTN.

        Song song với công tác giảng dạy, Bộ môn Cầu và CTN tham gia thường xuyên các hoạt động Nghiên cứu Khoa học và hoạt động chuyên ngành. Các thành viên của Bộ môn đã tham gia biên soạn một số tiêu chuẩn ngành và các hoạt động nghiên cứu ứng dụng công trình thực tế. Hiện nay, các thành viên của Bộ môn Cầu và CTN đang tham gia và chủ trì 1 đề tài Nafosted, 4 đề tài cấp Bộ, 1 đề tài cấp trường trọng điểm. Các thành viên của Bộ môn Cầu và CTN cũng đã công bố hàng chục bài báo quốc tế và trong nước, trong số đó có một số bài báo nằm trong danh mục tạp chí ISI có uy tín trên thế giới.


Các chuyên mục chính

  • Giới thiệu
  • Tin Tức
  • Liên hệ
  • Tìm kiếm

1. Giới thiệu bộ môn

Bộ môn Thí nghiệm công trình được thành lập vào ngày 8 tháng 9 năm 1985. Tháng 5 năm 2002, Bộ môn đổi tên thành Bộ môn Thí nghiệm và Kiểm định công trình, trực thuộc khoa Xây dựng dân dụng và công nghiệp, trường Đại học Xây dựng.

Phòng thí nghiệm và kiểm định công trình (LAS-XD 125) trực thuộc Bộ môn quản lý.

Đội ngũ cán bộ của Bộ môn Thí nghiệm và Kiểm định công trình bao gồm 6 giảng viên và 5 cán bộ kỹ thuật trong đó có 2 Phó giáo sư, 1 Tiến sỹ, 6 Thạc sỹ và 2 Kỹ sư.

Bộ môn Thí nghiệm và Kiểm định công trình là một địa chỉ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có uy tín trong lĩnh vực kết cấu xây dựng nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình.

2. Lịch sử hình thành

Bộ môn Thí nghiệm và Kiểm định công trình có lịch sử gắn liền với Bộ môn Công trình thuộc Khoa Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng.

Năm 1962, Phòng Thí nghiệm công trình được thành lập. Nhóm cán bộ giảng dạy phụ trách môn học Thí nghiệm công trình sinh hoạt trong Bộ môn Công trình Thép - Gỗ.

Tháng 9/1985, Bộ môn Thí nghiệm công trình tách từ Bộ môn Công trình Thép –Gỗ. Chủ nhiệm bộ môn đầu tiên là thầy PGS.TS. Võ Văn Thảo. Phòng thí nghiệm công trình trực thuộc Bộ môn Thí nghiệm công trình quản lý.

Tháng 5/2002, Bộ môn đổi tên thành Bộ môn Thí nghiệm và Kiểm định công trình. Phòng Thí nghiệm công trình cũng đồng thời đổi tên thành Phòng Thí nghiệm và Kiểm định công trình.

3. Đào tạo

Giảng dạy hệ Đại học

Đào tạo sau đại học

- Môn học Thí nghiệm công trình.

- Môn học Bệnh học và sửa chữa công trình.

- Hướng dẫn Thực tập cán bộ kỹ thuật.

- Hướng dẫn Đồ án tốt nghiệp.

- Giới thiệu ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp

- Giảng dạy môn học Nghiên cứu thực nghiệm và Kiểm định chất lượng công trình.

- Giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo tiến sỹ ngành Kỹ thuật xây dựng.

- Hướng dẫn các đề tài luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ ngành kỹ thuật xây dựng.

4. Nhân sự

TT

Ảnh

Học hàm
Học vị

Họ và tên

Email
Điện thoại

Ghi chú

1

KS.

Trần Văn Dầu

09.87.52.15.98

 

2

GV.ThS.

Chu Tiến Dũng

09.83.03.38.99

Giám đốc Trung tâm Thí nghiệm và Kiểm định Xây dựng

3

KS.

Dương Đình Đức

09.83.09.46.78

 

4

GVCC.PGS.TS.

Nguyễn Hoàng Giang

Phó Hiệu trưởng

5

GVCC. PGS.TS.

Nguyễn Trung Hiếu

09.88.63.04.59

Trưởng bộ môn

6

GV.ThS.

Nguyễn Thu Hiền

09.88.75.16.47

 

7

ThS.


Nguyễn Mạnh Hùng

09.88.43.89.92

NCS. tại ĐHXD 

8

GV.ThS.


Lê Phước Lành

09.84.87.88.20

9

ThS.

Nguyễn Văn Quang

09.78.86.08.81

10

GV.TS.

Nguyễn Ngọc Tân

09.42.15.87.68

Phó Trưởng bộ môn

11

ThS.

Phùng Văn Vương

09.79.02.19.53

 

5. Hoạt động khoa học công nghệ

Các cán bộ bộ môn chủ trì thực hiện nhiều đề tài NCKH cấp trường, cấp trường trọng điểm, Bộ GD và ĐT, Bộ Xây dựng, và Quỹ Nafosted.

Triển khai nghiên cứu thực nghiệm, thử nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ do các cán bộ trong và ngoài trường chủ trì.

Tham gia các hội thảo khoa học trong và ngoài nước.

Tham gia các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu với các đối tác trong nước và quốc tế.

Công bố nhiều sản phẩm khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín ở trong nước và quốc tế.

6. Hoạt động ngoại khóa

Tham gia hoạt động giảng dạy chuyên đề về thí nghiệm và kiểm định công trình.

Tổ chức và phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học trong lĩnh vực kiểm định chất lượng công trình xây dựng.

7. Khen thưởng

Nhiều năm đạt Danh hiệu tập thể Lao động Xuất sắc.

Nhiều cá nhân đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua và bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Thông tin liên hệ

Địa chỉ:

Cơ sở 1: Tầng 1 Nhà thí nghiệm, Trường Đại học Xây dựng, 55 Đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Cơ sở 2: Phòng 105 – Nhà C3 – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: 024. 38.69 47.04

Trang chủ: //www.lcti.vn/home/

Video liên quan

Chủ đề