Các cơn.co.thắt.ở.chỗ nào.vùng bụng

Mang thai tuần 37, mẹ cần phân biệt đâu là cơn gò tử cung sinh lý, đâu là cơn gò chuyển dạ để có thể lâm bồn một cách an toàn nhất. Đây cũng là chủ đề được rất nhiều mẹ quan tâm, đặc biệt là các chị em lần đầu làm mẹ.

Cách phân biệt không quá khó. Con Cưng đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến cơn gò. Mẹ cùng tìm hiểu để chuẩn bị cho ngày đi sinh sắp tới thật hoàn hảo, mẹ nhé!

Cơn gò tử cung và cơn gò chuyển dạ khác nhau như thế nào?

Cơn gò tử cung sinh lý hay còn được gọi với cái tên khoa học là cơn gò Braxton - Hicks. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của mẹ bầu và thường xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Cơn gò này thường không gây đau đớn, mà chỉ khiến mẹ cảm thấy căng tức ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, các cơn gò này thường kéo dài chỉ khoảng 30 giây và không diễn ra theo một chu kỳ cụ thể nào.

Trong hành trình phát triển của thai nhi, cơn gò tử cung được đánh giá là một trong các bước đệm giúp rèn luyện tử cung co giãn thuần thục hơn, nhằm chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ về sau.

Phân biệt cơn gò tử cung do sinh lý và cơn gò chuyển dạ

Không giống với cơn gò tử cung, cơn gò chuyển dạ là cơn gò trước sinh. Quá trình gò này thể hiện tử cung đang co bóp để đẩy bé ra ngoài. Trái ngược với cơn gò Braxton - Hick, cơn gò chuyển dạ diễn ra có chu kỳ và theo xu hướng xuất hiện tăng dần. Thời gian và khoảng cách của mỗi cơn tùy vào giai đoạn chuyển dạ của mẹ.

Khi cơn gò chuyển dạ xuất hiện, mẹ bầu 37 tuần sẽ cảm thấy âm ỉ đau ở vùng lưng, về sau lan ra toàn phần bụng dưới. Khoảng cách giữa các cơn trong chuyển dạ rút ngắn lại dần đi kèm cảm giác đau. Thậm chí chúng có thể chồng chéo lên nhau để đẩy thai ra ngoài hiệu quả. Các dấu hiệu vào chuyển dạ khác có thể là ra dịch nhầy hồng âm đạo, cổ tử cung mỏng đi và mở rộng từ 1 đến 10 phân.

Nếu cơn gò chuyển dạ xảy ra thường xuyên trước và khi mang thai tuần 37 thì đây rất có thể là dấu hiệu của sinh non mẹ nên đặc biệt lưu ý nhé. Nếu trong quá trình gò tử cung mà cả bụng của mẹ cứng hơn cùng cảm giác căng chặt ở tử cung kèm theo các triệu chứng như: đau bụng âm ỉ, áp lực ở vùng xương chậu và vùng bụng, chuột rút… thì mẹ nên đến bệnh viện ngay.

Các cơn gò tử cung sẽ đến mạnh nhất vào lúc mẹ chuyển dạ sinh em bé và mang đến những cơn đau, khó chịu. Để hạn chế các cơn gò tử cung xảy đến, mẹ bầu 37 tuần có thể thực hiện các phương pháp như:

Biện pháp giảm cơn gò tử cung sinh lý

  • Nghe nhạc thư giãn,
  • Thiền,
  • Tập yoga,
  • Uống nhiều nước,
  • Thay đổi tư thế và nghỉ ngơi,
  • Ngủ đủ giấc.

Các phương pháp trên được rất nhiều mẹ bầu công nhận là giảm hẳn tần suất xuất hiện của cơn gò tử cung. Các biện pháp này còn giúp mẹ mang thai tuần 37 cải thiện đáng kể sức khỏe của mình. Vì vậy, mẹ bầu 37 tuần nên thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng thuốc để giảm đau. Song để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ nhé.

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là bé yêu của mẹ ra đời. Hãy chắc chắn rằng, mọi sự chuẩn bị của mẹ đều đã sẵn sàng trước khi đến ngày chuyển dạ. Để không bỏ sót bất cứ món đồ nào, mẹ có thể đến ngay cửa hàng Con Cưng gần nhất. Đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp sẽ tư vấn nhiệt tình giúp mẹ.

Con Cưng với đầy đủ các sản phẩm cho bé như tã, sữa, quần áo, đồ chơi… đến từ nhiều thương hiệu khác nhau sẽ giúp mẹ dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Mẹ có thể trực tiếp đến cửa hàng Con Cưng để mua sắm, hoặc cũng có thể đặt hàng online tại app Con Cưng hay qua website //concung.com/, mẹ nhé.

Đối với trẻ em gái và phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên xảy ra hàng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho thai kỳ. Trong suốt thời gian này, khi lớp niêm mạc của tử cung đang bong ra, sự xuất hiện của một số cơn đau quặn ở bụng dưới là hoàn toàn bình thường, thỉnh thoảng có thể có một số cơn đau ở phần lưng dưới hoặc phần trên đùi.

1. CHU KỲ KINH NGUYỆT LÀ GÌ?

Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên xảy ra định kỳ hằng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho việc thụ thai. Vào lúc bắt đầu mỗi chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng rụng từ buồng trứng (hay còn gọi là sự rụng trứng). Nếu được thụ tinh, trứng sẽ phát triển thành thai nhi. Nếu thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc máu của tử cung sẽ bong ra vì nó không còn cần thiết nữa, từ đó tạo nên chu kỳ, gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

2. VÌ SAO CHỊ EM THƯỜNG BỊ ĐAU BỤNG KHI HÀNH KINH?

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới, lưng dưới và phía trên đùi. Người ta gọi đó là đau bụng khi hành kinh. Cơn đau xảy ra khi tử cung co lại (chèn ép) để loại bỏ lớp niêm mạc không còn cần thiết. Prostaglandin là thành phần gây ra cơn đau, đồng thời giúp tử cung co lại.

Một số phụ nữ và trẻ em gái sẽ bị cơn đau bụng kinh nhẹ hoặc có thể nặng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong quá trình hành kinh cơ thể tiết ra quá nhiều prostaglandin hoặc quá nhạy cảm với cơn đau. Điều này có thể khiến cho tử cung co bóp quá mạnh, làm giảm lượng máu cung cấp đến tử cung nên làm một số chị em phụ nữ đau nhiều hơn.

3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU BỤNG KINH?

Đau bụng kinh có thể là:

- Nguyên phát (thường gặp)

- Thứ phát (do bất thường về vùng chậu)

3.1 Đau bụng nguyên phát:

Đau là kết quả của các cơn co thắt tử cung và thiếu máu, có thể là do phóng thích prostaglandin (ví dụ, prostaglandin F2α, kích thích cơ tử cung và làm co mạch). Các chất trung gian gây viêm do niêm mạc tử cung tiết ra đồng thời làm cơn co tử cung kéo dài dẫn đến giảm lưu lượng máu đến cơ tử cung.

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng đau bụng nguyên phát này gồm có:

- Chích hẹp cổ tử cung

- Tử cung sai vị trí

- Thiếu vận động

- Stress về kinh nguyệt…

Đau bụng kinh nguyên phát bắt đầu trong vòng một năm, sau khi bắt đầu hành kinh và không thay đổi trong chu kỳ rụng trứng. Cơn đau thường bắt đầu khi kinh vừa ra (hoặc ngay trước đó) và kéo dài trong vòng 1 đến 2 ngày đầu, đau là do co thắt, đau ở vùng bụng dưới liên tục, có thể lan ra phía sau lưng hoặc đùi. Người bệnh cũng có thể gặp những cảm giác đi kèm như: khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau lưng hoặc đau đầu…

Bên cạnh đó cũng có các yếu tố làm cho mức độ đau nặng hơn như:

- Tuổi hành kinh sớm

- Kinh kéo dài ngày hoặc lượng nhiều

- Hút thuốc lá

- Tiền sử gia đình bị đau bụng kinh…

Triệu chứng này có xu hướng giảm đi theo tuổi và sau khi mang thai.

Khoảng 5 đến 15% phụ nữ bị đau bụng nguyên phát, chứng chuột rút là nghiêm trọng ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và có thể dẫn đến việc nghỉ học hoặc nghỉ làm.

3.2 Đau bụng kinh thứ phát

Triệu chứng là do bất thường về vùng chậu. Hầu như bất kỳ bất thường nào liên quan đến các cơ quan vùng chậu đều có thể gây chứng đau bụng kinh. Nguyên nhân phổ biến gây đau bụng thứ phát bao gồm:

- Lạc nội mạc tử cung (là nguyên nhân hàng đầu)

- U lạc nội mạc tử cung

- U xơ tử cung…

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm: các dị tật bẩm sinh (ví dụ, tử cung hai sừng, tử cung có vách phụ, vách ngăn ngang âm đạo), u nang và khối u buồng trứng, bệnh viêm vùng chậu, xung huyết vùng chậu, dính buồng tử cung, đau do tâm lý và dụng cụ tránh thai (IUDs). Đặc biệt là các IUD phóng thích đồng hoặc levonorgestrel. Dụng cụ tử cung tiết ra Levonorgestrel gây co thắt ít hơn so với các IUD phóng thích đồng.

Ở một vài phụ nữ, cơn đau xảy ra khi tử cung cố gắng tống xuất máu kinh qua cổ tử cung hẹp chặt (do khoét chóp, LEEP, áp lạnh, hoặc đốt điện…) Đau có thể do u xơ có cuống dưới niêm mạc hoặc polyp tử cung nhô ra qua cổ tử cung.

Các yếu tố nguy cơ đối với đau bụng kinh thứ phát nặng lên cũng giống như các yếu tố nguy cơ của đau bụng kinh nguyên phát.

Đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành trừ khi bị dị tật bẩm sinh. Muốn giải quyết các cơn đau cần phải điều trị bệnh lý triệt để, vì vậy, người bệnh cần phải đi khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh để có phương án điều trị thích hợp.

4. CÓ NHỮNG bIỆN PHÁP NÀO GIÚP LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG KINH?

Đau bụng kinh kéo dài và nặng hơn ở nhiều chị em phụ nữ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến học tập, làm việc và sinh hoạt. Lúc này bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

* Chườm nóng:

Chườm nóng lên bụng bằng đệm sưởi ấm hoặc chai nước nóng giúp thư giãn cơ, giảm đau bụng kinh. Nếu có thời gian, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để các cơ bụng, lưng và chân thư giãn.

* Tập thể dục:

Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi dạo hoặc thực hiện động tác căng cơ sẽ giải phóng hormone endorphin, tạo cảm xúc tích cực, từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh, cải thiện tâm trạng và kích thích đốt cháy prostaglandin được coi như thuốc giảm đau tự nhiên.

* Massage:

Massage bụng giúp thư giãn các cơ xương chậu cũng là biện pháp hiệu quả để giảm tình trạng đau bụng. Chị em cần được thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hướng vòng tròn, thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy cơn đau bụng dịu đi rõ rệt. Việc massage giúp cho phần cơ bụng được giãn ra, giảm thiểu các cơn co thắt đột ngột đây là nguyên nhân chính gây đau bụng kinh.

* Thức uống nóng:

Các loại trà thảo mộc giúp làm ấm cơ thể, rất có hiệu quả trong giảm đau bụng ngày đèn đỏ.

* Chế độ ăn uống lành mạnh:

Trong kỳ kinh nguyệt, bạn cần chú ý duy trì chế độ ăn uống thanh đạm, ít dầu mỡ và giàu chất xơ. Ngoài ra, nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin E, B1, B6, magie, kẽm và axit béo omega 3 - là các thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây đau bụng kinh hay làm dịu đi sự căng cơ và chứng sưng viêm.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn và cafein trong những ngày hành kinh. Cafein là một chất kích thích hệ thần kinh giúp cơ thể tỉnh táo, do vậy nó sẽ khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với các cơn đau, thậm chí khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường. Chị em nên dùng nước ấm, nước ép trái cây hay sinh tố rau củ thay vì các loại đồ uống có ga, nước giải khát, đặc biệt là giai đoạn trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.

* Vệ sinh vùng kín sạch sẽ:

Vệ sinh vùng kín trong những ngày hành kinh là cực kỳ quan trọng, giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.

* Ngủ ngon và đủ giấc:

Trong những ngày hành kinh, việc hormone thay đổi cộng với các cơn đau bụng xuất hiện khiến cho cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ gợi ý bạn có thể nằm ngủ theo tư thế bào thai. Tư thế ngủ này giúp các cơ quanh bụng được giãn ra, từ đó làm giảm đau bụng kinh.

* Sử dụng thuốc giảm đau:

Thuốc giảm đau không được khuyến khích sử dụng, tuy nhiên nếu các biện pháp chăm sóc trên không đạt hiệu quả thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng. Thuốc giảm đau không kê đơn như Motrin, Tylenol giúp giảm viêm, giảm đau cơ và giảm đau bụng kinh hiệu quả tức thì.

* Bổ sung sắt:

Vào kỳ kinh nguyệt, cơ thể mất máu nhiều kết hợp với các tình trạng sức khỏe như đau bụng kinh thường khiến chị em mệt mỏi, mất sức sống. Hơn nữa chảy máu nhiều khiến cơ thể thiếu máu, đau bụng kinh cũng sẽ tồi tệ hơn, khi đó, chị em cần lưu ý bổ sung sắt là cần thiết để điều trị lâu dài và hiệu quả.

Chúc chị em trải qua ngày đèn đỏ thoải mái và nhẹ nhàng hơn qua những “bí kíp” đúng đắn từ bác sĩ chuyên khoa. Liên hệ ngay cho bác sĩ Phụ khoa Phương Châu khi chị em có những bất thường nghiêm trọng về sức khỏe của mình nha!

Chủ đề