Các giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2023

Báo cáo sự cần thiết phải xây dựng, ban hành 2 Đề án, Vụ trưởng Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Bá Minh cho biết, trong 10 năm qua (2011-2020), giáo dục mầm non đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo chuyển biến cơ bản, vững chắc. Từ cấp học còn nhiều khó khăn, đến nay, giáo dục mầm non đã phát triển khá toàn diện về quy mô, mạng lưới trường, lớp.

Hiện nay, cả nước có trên 5,3 triệu trẻ mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non và có hơn 16 nghìn cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Tỷ lệ trường mầm non ngoài công lập chiếm 21,3%, tỷ lệ trẻ em ngoài công lập chiếm 23,2%; có 206.588 phòng học, trong đó có 80% phòng học kiên cố; có hơn 377 nghìn giáo viên mầm non; 51,4% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Trong bối cảnh kế thừa kết quả giáo dục mầm non giai đoạn trước, việc ban hành và thực hiện 2 Đề án giai đoạn 2023-2030 thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị nhằm củng cố vững chắc chất lượng giáo dục mầm non, từng bước nâng cao và giảm thiểu khoảng cách giữa vùng thuận lợi và khó khăn, bảo đảm công bằng trong giáo dục.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết, ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng 2 Đề án quan trọng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập để xây dựng chương trình, tiến hành khảo sát vùng khó khăn, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo và tiến tới xây dựng đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.

Đề án cần được hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định. Thứ trưởng mong muốn các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về các mục tiêu, giải pháp, lộ trình cũng như việc tuyển dụng đội ngũ, đào tạo đội ngũ; công tác đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non trẻ mẫu giáo, nhất là khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất theo kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 cho các cơ sở giáo dục mầm non và đối với vùng khó khăn.

Các đại biểu lưu ý phải nhấn mạnh sự cần thiết phổ cập giáo dục mầm non 3-4 tuổi, việc hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách giải pháp quy hoạch mạng lưới trường, lớp, đổi mới giáo dục, chương trình, phương pháp nuôi dưỡng, cũng như sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác truyền thông, tăng cường vai trò chỉ đạo của các cấp chính quyền và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai.

25/08/2022

Các giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2023
Các giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2023

Ngày 19/8/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023

Các giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2023

Ảnh minh hoạ

Theo đó, năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:

(1)Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; (2) Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; (3)Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong toàn ngành; (4)Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; (5)Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; (6)Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; (7)Xây dựng và triển khai chiến lược, quy hoạch, nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học; (8)Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành; (9)Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục; (10)Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; (11)Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong toàn ngành; (12)Tăng cường công tác truyền thông giáo dục.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ Chỉ thị này và tình hình thực tiễn của địa phương, tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp năm học 2022 - 2023 ở địa phương phương và tổ chức triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm học, trong đó lưu ý các giải pháp chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2022 - 2023; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan quản lý giáo dục các cấp; nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động các cơ sở giáo dục mm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này

HT