Các loại rừng chính ở nước ta là gì

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “ Nước ta gồm những loại rừng nào? ” cùng với kiến thức mở rộng chi tiết do HOCBAI247 biên soạn là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi

Nước ta gồm những loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ.

B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng.

C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ.

Lời giải :

Nước ta gồm có 3 loại rừng, đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Đáp án: C.

Kiến thức tham khảo

Thế nào là rừng?Sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng nước ta?

1. Định nghĩa về rừng – Rừng là một hệ sinh thái phong phú nhất có trên mặt đất. Tài nguyên rừng có các loại thực vật đóng vai trò như một nhà máy khổng lồ cung cấp các chất hữu cơ, cung cấp oxy và điều hòa khí hậu. Rừng còn là một guồng máy tự điều chỉnh lưu lượng nước rất có hiệu quả trên trái đất. Rừng có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. 2. Sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng nước ta. – Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền.

– Hệ sinh thái rừng ngập mặn, rộng hơn 300 nghìn ha, phân bố chạy suốt chiều dài bờ biển và các hải đảo.

– Rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều kiểu biến thể như rừng kín thường xanh ở Cúc Phương, Ba Bể; rừng thưa rụng lá ở Tây Nguyên; rừng tre nứa ở Việt Bắc, các kiểu rừng này phần lớn phân bố ở vùng đồi trước núi.

– Rừng ôn đới núi cao phân bô nhiều nhất ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.

– Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ngày càng thu hẹp và thay bằng những hệ sinh thái thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi… Một số khu vực rừng nguyên sinh hiện nay được chuyển thành các khu bảo tồn thiên nhiên (vườn quốc gia).

– Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra để lấy lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết phục vụ đời sống của mình.

Các hệ sinh thái nông nghiệp như: ruộng, vườn, ao, hồ nuôi thuỷ sản, rừng trồng cây lấy gỗ, rừng trồng cây công nghiệp.

Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học?

1. Tài nguyên rừng

– Suy giảm tài nguyên rừng:

+ Năm 1943, độ che phủ rừng ở nước ta là 43,09% và giảm xuống còn 22,0% vào năm 1983, sau đó tăng lên 38,09% (năm 2005).

+ Mặc dù tổng diện tích rừng đang lăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi).

– Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

+ Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện lại từ gần 40% lên đến 45 – 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70 – 80%

+ Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng:

Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Đối với rừng sản xuất đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đât rừng.

+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

2. Đa dạng sinh học

– Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện ở các mặt: suy giảm số lượng, thành phần loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen

+ Suy giảm diện tích và chất lượng rừng: rừng nguyên sinh bị phá hoại, diện tích rừng giảm, rừng giàu bị thu hẹp, còn lại chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng mới phục hồi, độ che phủ rừng còn thấp

+ Suy giảm đáng kể số lượng các loài động vật hoang dã và nguồn gen động thực vật quý hiếm.

+ Nhiều loài mất dần, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng (gồm khoảng 100 loài thực vật, 62 loài thú, 29 loài chim).

+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị suy giảm rõ rệt.

– Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam.

+ Quy định trong việc khai thác lâm sản, động vật và thủy sản.

Phân loại rừng là một công tác rất quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, công tác phân loại rừng gắn liền với lịch sử phát triển sử dụng rừng từ xa xưa.

1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:

a) Rừng đặc dụng;

b) Rừng phòng hộ;

c) Rừng sản xuất.

2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

a) Vườn quốc gia;

b) Khu dự trữ thiên nhiên;

c) Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;

d) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

đ) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.

3. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

Có thể bạn quan tâm  Gunma là gì? Chi tiết về Gunma mới nhất 2021

b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

4. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

5. Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý rừng.

6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết tiêu chí xác định mức độ xung yếu của rừng phòng hộ.

Trên đây là nội dung tư vấn về phân loại rừng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Lâm nghiệp 2017.

  • Trong các bản văn bản cổ để lại thì thời phong kiến, các vua chúa của Việt Nam cũng đã phân loại rừng thành các mức khác nhau để có thể có điều kiện kiểm soát nguồn lâm thổ sản. (Luật Hồng Đức thời Lê)
  • Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp cũng đã phân thành các loại rừng khai thác và rừng cấm để quản lý và khai thác. Chúng giao cho lý trưởng quản lý rừng ở mỗi địa phương, lý trưởng chịu trách nhiệm về lâm phận mình quản lý trước toàn quyền Đông dương.
  • Cũng thời Pháp thuộc, bản phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam lần đầu tiên được biết đến bởi nhà bác học Chevalier.
  • Công tác phân loại rừng của Việt Nam sau này được tiến hành chủ yếu do các nhà lâm học: Trần Ngũ Phương, Thái Văn Trừng,…

Hiện nay tại Việt Nam phân loại rừng được tiến hành dựa vào nhiều tiêu chí, mỗi loại tiêu chí có một bảng phân loại phù hợp riêng.

Phân loại dựa vào các yếu tố sinh thái của môi trường và tính chất của quần xã sinh vật. Tại Việt Nam dựa vào các quan điểm về sinh thái học, người ta đã phân thành 12 kiểu phụ rừng. Xem thêm Phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, để thuận tiện cho công tác quản lý và quy hoạch cho công tác lâm nghiệp,chính phủ đã sử dụng hệ thống phân loại rừng và đất sản xuất trong lâm nghiệp theo các chức năng:

  • Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Xem thêm Rừng đặc dụng
  • Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Xem thêm Rừng phòng hộ
  • Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ,lâm sản,đặc sản. Xem thêm Rừng sản xuất
  • Trên thực tế, các cộng đồng địa phương đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu qua nhiều thế hệ vẫn đang duy trì các khu đất rừng tâm linh[1] hay còn gọi là rừng tín ngưỡng hay rừng thiêng.

(theo Điều 8, Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng)[2]

Đối với rừng gỗ

  • Rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m³/ha;
  • Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201– 300 m³/ha;
  • Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 – 200 m³/ha;
  • Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m³/ha;
  • Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân <8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m³/ha.
  • Rừng nguyên sinh
  • Rừng nhân tạo
  • Rừng non
  • Rừng sào
  • Rừng trung niên
  • Rừng già
  1. “Đất rừng tâm linh cộng đồng”. 3 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, Cổng thông tin điện tử Chính phủ

các loại rừng ở việt nam phân loại rừng ở việt nam phân loại rừng 3 loại rừng ở việt nam 3 loại rừng là gì các loại rừng rừng giàu là gì rừng được phân loại thành 3 loại rừng loại rừng có bao nhiêu loại rừng việt nam có những loại rừng nào việt nam có mấy loại rừng phân loại rừng theo chức năng tên các loại rừng ở việt nam rừng ở việt nam dựa vào mục đích sử dụng, có thể phân loại rừng theo những loại nào sau đây : phân biệt ở việt nam có phân biệt các loại rừng rừng giàu là rừng gì các loại rừng ở nước ta binh chủng nào của lục quân việt nam còn có thể trực tiếp chiến đấu bằng súng phun lửa quân chủng lục quân bao gồm những bộ phận nào

lục quân la gi

Video liên quan

Chủ đề