Cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất

Cùng viết bởi Anthony Stark, EMR

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Anthony Stark, EMR. Anthony Stark là nhân viên cấp cứu y tế được chứng nhận tại British Columbia. Ông hiện đang làm việc cho Dịch vụ xe cứu thương British Columbia.

Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 130.272 lần.

Bỏng do nước sôi là một trong những tai nạn thường gặp trong các hộ gia đình. Nước uống nóng, bồn tắm nước nóng hoặc nước nóng trên bếp lửa có thể dễ dàng bắn lên da và gây bỏng. Bất kỳ ai và tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể bị bỏng nước sôi. Biết cách đánh giá tình hình và xác định mức độ bỏng sẽ giúp bạn điều trị bỏng do nước sôi nhanh chóng.

Các bước

Phần 1
Phần 1 của 3:
Đánh giá tình hình

  1. 1
    Quan sát dấu hiệu bỏng cấp độ 1. Sau khi bị nước sôi hắt lên da, bạn cần xác định loại bỏng. Bỏng được chia theo cấp độ, cấp độ bỏng cao hơn nghĩa là bị bỏng nặng hơn. Bỏng cấp độ 1 là tình trạng bỏng trên bề mặt đến lớp da trên cùng. Triệu chứng bao gồm:[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Tổn thương lớp da trên cùng
    • Da khô, đỏ và đau
    • Da tái hoặc chuyển màu trắng khi ấn vào
    • Bỏng cấp độ 1 thường lành trong 3-6 ngày và không để lại sẹo
  2. 2
    Xác định bỏng cấp độ 2. Nếu nước nóng hơn hoặc da tiếp xúc với nước nóng trong thời gian dài hơn, bạn có thể bị bỏng cấp độ 2. Đây được xem là tình trạng bỏng dày một phần trên bề mặt, với triệu chứng bao gồm:[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Tổn thương hai lớp da nhưng chỉ bỏng hơi nhẹ ở lớp da thứ hai
    • Vết bỏng đỏ và chảy dịch
    • Mụn nước
    • Da trắng, tái ở vị trí bỏng khi ấn vào
    • Đau khi chạm nhẹ vào và da có sự thay đổi nhiệt độ
    • Bỏng cấp độ 2 thường lành sau 1-3 tuần, có thể để lại sẹo hoặc đổi màu da (da sáng màu hoặc đậm màu hơn vùng da xung quanh)
  3. 3
    Nhận biết bỏng cấp độ 3. Bỏng cấp độ 3 xảy ra khi nước cực kỳ nóng hoặc da tiếp xúc với nước nóng trong thời gian quá dài. Đây được xem là bỏng dày sâu, với triệu chứng gồm có:[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Tổn thương hai lớp da và sâu vào trong nhưng không sâu hoàn toàn vào lớp da thứ hai
    • Đau ở vị trí bỏng khi ấn mạnh (có thể không đau ngay khi bị bỏng do trường hợp chết dây thần kinh hoặc tổn thương dây thần kinh)
    • Da không chuyển màu trắng khi ấn vào
    • Mụn nước hình thành ở vị trí bỏng
    • Hình thành lớp vảy đen, rám trên da hoặc lột da
    • Trường hợp bỏng cấp độ 3 cần được nhập viện và phẫu thuật hoặc điều trị y tế để có thể phục hồi nếu bỏng trên 5% da toàn cơ thể.
  4. 4
    Quan sát dấu hiệu bỏng cấp độ 4. Bỏng cấp độ 4 là trường hợp bỏng nghiêm trọng nhất. Đây là tổn thương nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế tức thời. Triệu chứng gồm có:[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Tổn thương hoàn toàn sâu vào hai lớp da, thường tổn thương đến lớp mỡ và cơ bên dưới. Đối với bỏng cấp độ 3 và 4, phần xương cũng có thể bị ảnh hưởng.
    • Không đau đớn
    • Đổi màu da ở vị trí bỏng - trắng, xám hoặc đen
    • Khô ở vị trí bỏng
    • Cần phẫu thuật để điều trị và nhập viện để hồi phục
  5. 5
    Quan sát vết bỏng lớn (diện rộng). Dù bỏng ở cấp độ nào thì vết bỏng cũng có thể được xem là lớn nếu bạn bị bỏng quanh khớp hoặc bỏng phần lớn cơ thể. Nếu gặp biến chứng đi kèm với dấu hiệu của bỏng hoặc không thể thực hiện hoạt động bình thường do bỏng, vết bỏng đó có thể được xem là bỏng lớn.
    • Bỏng một tay/chân tương đương 10% cơ thể người lớn; 20% tương đương phần thân người lớn. Bỏng diện rộng là bỏng trên 20% bề mặt toàn bộ cơ thể.
    • 5% cơ thể (ví dụ như khuỷu tay, nửa chân,) bị bỏng dày (ví dụ cấp độ 3 hoặc 4) được xem là vết bỏng lớn.
    • Phương pháp điều trị vết bỏng lớn tương tự với điều trị bỏng cấp độ 3 hoặc 4, tức cần được cấp cứu ngay tức thì. [9] X Nguồn tin đáng tin cậy University of Rochester Medical Center Đi tới nguồn

Phần 2
Phần 2 của 3:
Điều trị vết bỏng nhỏ

  1. 1
    Xác định tình huống cần được chăm sóc y tế. Vết bỏng dù nhỏ (cấp độ 1 hoặc 2) cũng cần được chăm sóc y tế nếu đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Vết bỏng quanh toàn bộ các mô xung quanh của một hoặc nhiều ngón tay cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Trường hợp bỏng này có thể gây cản trở tuần hoàn máu đến ngón tay và trường hợp nghiêm trọng có thể phải cắt bỏ ngón tay nếu không được điều trị.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Ngoài ra, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bỏng nhẹ trên mặt hoặc cổ, bỏng diện rộng trên bàn tay, vùng bẹn, cẳng chân, bàn chân, mông hoặc trên khớp.[11] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
  2. 2
    Rửa vết bỏng. Có thể tự chăm sóc vết bỏng nhỏ tại nhà. Bước đầu tiên là rửa vết bỏng bằng cách cởi bỏ quần áo che phủ vết bỏng và ngâm vị trí bỏng vào nước lạnh. Xả nước lạnh lên vị trí bỏng có thể gây tổn thương da và tăng nguy cơ để lại sẹo hoặc biến chứng. Không dùng nước nóng để tránh kích thích vết bỏng.
    • Rửa sạch vết bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ.
    • Tránh dùng sản phẩm có tính tẩy như oxy già để tránh cản trở quá trình lành lại của da.
    • Nếu quần áo dính trên da, bạn không nên cố cởi quần áo ra. Vết bỏng có thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ và bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Cắt bỏ quần áo (trừ phần dính vào vết bỏng) rồi chườm lạnh/quấn đá viên lên vết bỏng và quần áo khoảng 2 phút.
  3. 3
    Làm lạnh vết bỏng. Sau khi rửa, bạn nên ngâm vết bỏng vào nước mát 15-20 phút. Không dùng đá viên hoặc xả nước lên vết bỏng để tránh gây thương tổn cho da. Tiếp theo, nhúng khăn sạch vào nước mát rồi chườm lên vết bỏng (không thoa hay chà xát). Chỉ được đặt khăn lên vết bỏng.
    • Bạn có thể nhúng khăn vào nước máy và cho vào tủ lạnh cho khăn lạnh.
    • Không thoa bơ lên vết bỏng. Bơ không giúp làm mát vết bỏng mà còn gây nhiễm trùng.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  4. 4
    Ngăn ngừa nhiễm trùng. Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn cần chăm sóc vết bỏng sau khi làm mát. Dùng tay sạch hoặc viên bông gòn để thoa thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin hoặc Bacitracin. Nếu vết bỏng là vết thương hở, bạn có thể dùng miếng gạc chống dính để thay thế vì sợi bông gòn có thể dính vào vết bỏng. Tiếp theo, dùng băng gạc không dính (ví dụ như Telfa) che lên vết bỏng. Thay băng gạc mỗi 1-2 ngày và thoa lại thuốc mỡ.
    • Không được nặn mụn nước hình thành trên vết bỏng.
    • Không gãi ngứa khi da non hình thành để tránh nhiễm trùng. Da bỏng rất nhạy cảm với nhiễm trùng.
    • Bạn có thể thoa thuốc mỡ như lô hội, bơ cacao và dầu khoáng để xoa dịu cơn ngứa.
  5. 5
    Điều trị cơn đau. Bất kỳ vết bỏng nhỏ nào cũng có thể gây đau. Sau khi đã che vết bỏng, bạn nên nâng vị trí bỏng cao hơn tim. Cách này giúp giảm sưng và giảm đau. Để giảm cơn đau dai dẳng, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil và Motrin). Uống thuốc nhiều lần mỗi ngày khi cơn đau vẫn còn và theo hướng dẫn trên bao bì.
    • Liều uống Acetaminophen được khuyến nghị là 650 mg mỗi 4-6 tiếng, tối đa 3250 mg mỗi ngày.
    • Liều uống Ibuprofen được khuyến nghị là 400-800 mg mỗi 6 tiếng, tối đa 3200 mg mỗi ngày.
    • Đọc kỹ liều dùng được khuyến nghị trên bao bì thuốc vì liều dùng có thể khác nhau tùy loại và nhãn hiệu thuốc.

Phần 3
Phần 3 của 3:
Điều trị bỏng nghiêm trọng

  1. 1
    Gọi cấp cứu. Nếu nghi ngờ bỏng nghiêm trọng (cấp độ 3 hoặc 4), bạn cần gọi giúp đỡ ngay lập tức. Bỏng nghiêm trọng không nên điều trị tại nhà và cần được điều trị chuyên nghiệp.[17] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Gọi cấp cứu ngay nếu:[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Bỏng sâu và nghiêm trọng
    • Bỏng cao hơn cấp độ 1 và người bị bỏng chưa tiêm uốn ván trong vòng hơn 5 năm
    • Bỏng lớn hơn 7,5 cm hoặc bao quanh bất kỳ phần nào trên cơ thể
    • Có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ hoặc đau dữ dội, vị trí bỏng chảy dịch, sốt
    • Bỏng ở người dưới 5 tuổi hoặc trên 70 tuổi
    • Bỏng ở người có hệ miễn dịch yếu (khó chống lại nhiễm trùng) như người bị HIV, người uống thuốc ức chế miễn dịch, người bị tiểu đường hoặc người bị bệnh gan
  2. 2
    Chăm sóc nạn nhân. Sau khi gọi cấp cứu, bạn cần quan sát phản ứng của người bị bỏng. Nếu nạn nhân không phản ứng hoặc bị sốc, bạn cần thông báo để nhân viên cấp cứu biết nên chuẩn bị gì.
    • Nếu nạn nhân không thở, bạn có thể ép ngực cho nạn nhân trong khi chờ cấp cứu đến.[19] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
  3. 3
    Cởi bớt quần áo. Trong khi chờ cấp cứu, bạn nên cởi bớt quần áo bó chặt và trang sức trên hoặc gần vết bỏng. Tuy nhiên, lưu ý để nguyên quần áo hoặc trang sức dính vào vết bỏng. Việc cởi bỏ có thể kéo theo da ở vị trí bỏng và gây tổn thương thêm.
    • Chườm lạnh quanh trang sức kim loại như nhẫn hoặc trang sức khó cởi bỏ như vòng tay vì trang sức kim loại thường dẫn nhiệt từ vùng da xung quanh đến vết bỏng.
    • Bạn có thể cắt và nới lỏng quần áo dính quanh vết bỏng.
    • Giữ ấm cho nạn nhân vì bỏng nghiêm trọng có thể gây sốc.[20] X Nguồn tin đáng tin cậy University of Rochester Medical Center Đi tới nguồn
    • Không giống như khi điều trị vết bỏng nhỏ, bạn không được ngâm vết bỏng lớn vào nước để tránh làm hạ thân nhiệt. Nếu bỏng ở vị trí có thể di chuyển được, bạn có thể nâng vị trí bỏng lên cao hơn tim để ngăn ngừa hoặc giảm sưng. [21] X Nguồn tin đáng tin cậy FamilyDoctor.org Đi tới nguồn
    • Không được uống thuốc giảm đau, không nặn mụn nước, không chà xát da chết hoặc thoa thuốc mỡ. Những hành vi này có thể ảnh hưởng đến việc điều trị bỏng. [22] X Nguồn tin đáng tin cậy FamilyDoctor.org Đi tới nguồn [23] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  4. 4
    Che vết bỏng. Sau khi cởi bỏ hoặc cắt bớt quần áo quanh vết bỏng, bạn nên dùng băng gạc sạch, không dính để phủ vết bỏng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Lưu ý không dùng vật liệu có thể dính để áp vào vết bỏng. Nên dùng gạc không dính hoặc băng gạc ướt.
    • Nếu nghi ngờ băng gạc có thể dính do bỏng quá nghiêm trọng, bạn không nên làm gì và chờ cấp cứu đến.[24] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

Cảnh báo

  • Bỏng trông có vẻ nghiêm trọng nhưng không đau có thể tồi tệ hơn bạn nghĩ. Bạn cần làm lạnh vết bỏng ngay và tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp nếu nghi ngờ bỏng nặng. Nhiều người cho rằng ban đầu, bỏng cấp độ 3 thường không nguy hiểm do cơ chế cản đau. Không làm lạnh vết bỏng và không tiếp nhận điều trị sớm có thể dẫn đến tổn thương sâu hơn, hoặc gây biến chứng cho quá trình hồi phục và tăng khả năng để lại sẹo.
Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ đề