Cách giải Toán Hình 12 trắc nghiệm

1. Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất (A) Năm cạnh (B) Bốn cạnh (C) Ba cạnh (D) Hai cạnh. 2. Cho khối chóp có đáy là n-giác. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng ? (A) Số cạnh của khối chóp bằng n + 1 ; (B) Số mặt của khối chóp bằng 2n ; (C) Số đỉnh của khối chóp bằng 2n + 1 ; (D) Số mặt của khối chóp bằng số đỉnh của nó.

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 14

Ba kích thước của một khối hộp chữ nhật làm thành một cấp số nhân có công bội là \(2\). Thể tích hình hộp đã cho là \(1728\). Khi đó các kích thước của hình hộp là:

(A) \(8, 16, 32\)                           (B) \(2, 4, 8\)

(C) \(2\sqrt 3 ,4\sqrt 3 ,38\)                  (D) \(6, 12, 24\)

Lời giải chi tiết:

Gọi ba kích thước của hình hộp chữ nhật là \(a,2a,4a\)

Thể tích hình hộp là: \(V = a.2a.4a = 8{a^3} = 1728 \Leftrightarrow a = 6\).

Vậy ba kích thước đó là 6, 12, 24.

Chọn D.

Câu 15

Các đường chéo của các mặt của hình hộp chữ nhật bằng \(\sqrt 5 ,\sqrt {10} ,\sqrt {13} \). Thể tích của hình hộp đó là:

(A) \(4\)              (B) \(5\)           (C) \(6\)             (D) \(12\)

Lời giải chi tiết:

Gọi kích thước của hình hộp chữ nhật là a, b, c.

Khi đó các đường chéo của 3 mặt (đôi một không song song) là \(\sqrt {{a^2} + {b^2}} ,\sqrt {{b^2} + {c^2}} ,\sqrt {{c^2} + {a^2}} \)

Theo bài ra ta có \(\sqrt {{a^2} + {b^2}}  = \sqrt 5 ;\sqrt {{b^2} + {c^2}}  = \sqrt {10} ;\) \(\sqrt {{c^2} + {a^2}}  = \sqrt {13} \)

Suy ra

\(\eqalign{& {a^2} + {b^2} = 5,{b^2} + {c^2} = 10,{c^2} + {a^2} = 13\cr & \Rightarrow 2({a^2} + {b^2} + {c^2} )= {5 + 10 + 13} \cr &\Rightarrow{a^2} + {b^2} + {c^2} = 14 \cr & \Rightarrow {a^2} = 4,{b^2} = 1,{c^2} = 9 \cr &\Rightarrow a = 2,b = 1,c = 3 \cr 

& \Rightarrow V = abc = 2.1.3 = 6 \cr} \)

Chọn C.

Câu 17

Một khối lăng trụ tam giác có các cạnh đáy bằng \(13, 14, 15\), cạnh bên tạo với mặt phẳng đáy một góc \({30^0}\) và có chiều dài bằng \(8\). Khi đó thể tích của khối lăng trụ là:

(A) \(340\)                                  (B) \(336\)

(C) \(274\sqrt 3 \)                            (D) \(124\sqrt 3 \)

Lời giải chi tiết:

Gọi H là hình chiếu của A trên mp(A’B’C’)

Ta có: \(\widehat {AA'H} = {30^0}\,\,;\,\,AA' = 8\,\,;\) \(AH = AA\sin {30^0} = 4\)

Nửa chu vi đáy \(p = \frac{{13 + 14 + 15}}{2} = 21\)

Diện tích đáy \({S_{A'B'C'}} = \sqrt {p\left( {p - a} \right)\left( {p - b} \right)\left( {p - c} \right)} \)

\( = \sqrt {21\left( {21 - 13} \right)\left( {21 - 14} \right)\left( {21 - 15} \right)} \) \(= 84\)

Thể tích khối lăng trụ là: \(V = S.h = 84.4 = 336\)

Chọn B.

Cách giải Toán Hình 12 trắc nghiệm

Câu 20

Cho một hình hộp với sáu mặt đều là hình thoi cạnh \(a\), góc nhọn bằng \({60^0}\). Khi đó thể tích của hình hộp là:

(A) \({{{a^3}\sqrt 3 } \over 3}\)                 (B) \({{{a^3}\sqrt 2 } \over 2}\) 

(C) \({{{a^3}\sqrt 2 } \over 3}\)                  (D) \({{{a^3}\sqrt 3 } \over 2}\)

Lời giải chi tiết:

Cách giải Toán Hình 12 trắc nghiệm

\(\Delta A'B'C'\) đều cạnh a

\(A'C' = a\,\,;\,\,B'D' = 2B'O' = a\sqrt 3 \)

Tương tự \(BA' = BC' = BB' = a\) nên hình chiếu \(H\) của \(B\) trên mp(A’B’C’D’) là tâm của tam giác đều \(A’B’C’\)

Ta có: \(BH = \sqrt {BB{'^2} - B'{H^2}}  \) \(= \sqrt {{a^2} - {{{a^2}} \over 3}}  = {{a\sqrt 6 } \over 3}\)

\({S_{A'B'C'D'}} = {1 \over 2}A'C'.B'D' \) \(= {1 \over 2}a.a\sqrt 3  = {{{a^2}\sqrt 3 } \over 2}\)

Thể tích khối hộp là: \(V = B.h \) \(= {{{a^2}\sqrt 3 } \over 2}.{{a\sqrt 6 } \over 3} = {{{a^3}\sqrt 2 } \over 2}\) 

Chọn B.

Cách khác:

\(\begin{array}{l}{V_{B.A'B'C'}} = \frac{1}{3}{S_{A'B'C'}}.BH\\ = \frac{1}{3}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\frac{{a\sqrt 6 }}{3} = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\\{V_{B.A'B'C'}} = \frac{1}{6}{V_{ABCD.A'B'C'D'}}\\ \Rightarrow {V_{ABCD.A'B'C'D'}} = 6{V_{B.A'B'C'}}\\ = 6.\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}} = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}

\end{array}\)

Câu 21

Cho một hình lập phương có cạnh bằng \(a\). Khi đó thể tích của khối tám mặt đều mà các đỉnh là tâm của các mặt của hình lập phương đã cho bằng:

(A) \({{{a^3}\sqrt 3 } \over 2}\)                 (B) \({{{a^3}\sqrt 2 } \over 9}\) 

(C) \({{{a^3}} \over 3}\)                      (D) \({{{a^3}} \over 6}\)

Lời giải chi tiết:

Cách giải Toán Hình 12 trắc nghiệm

Ta có, M là trung điểm AC và P là trung điểm AB'.

Do đó MP là đường trung bình của tam giác ACB' nên \(MP = \frac{1}{2}B'C = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

Tương tự MR=MQ=MS=NP=NR=NQ=NS\(= \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

Do đó ta tính thể tích khối tám mặt đều cạnh \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

\({S_{PSQR}} = {\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)^2} = \frac{{{a^2}}}{2}\)

Ta có: \(PQ = \sqrt {P{S^2} + S{Q^2}} \) \( = \sqrt {{{\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2}}  = a\)

Gọi O là giao điểm của PQ và RS thì \(PO = \frac{1}{2}PQ = \frac{a}{2}\)

\( \Rightarrow MO = \sqrt {M{P^2} - O{P^2}} \) \( = \sqrt {{{\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}}  = \frac{a}{2}\)

Thể tích khối chóp M.PRQS là:

\({V_{M.PRQS}} = \frac{1}{3}MO.{S_{PRQS}}\) \( = \frac{1}{3}.\frac{a}{2}.\frac{{{a^2}}}{2} = \frac{{{a^3}}}{{12}}\)

Thể tích khối tám mặt đều là: \(V = 2{V_{M.PRQS}} = 2.\frac{{{a^3}}}{{12}} = \frac{{{a^3}}}{6}\)

Chọn D.

Câu 25

Đáy của một hình hộp là một hình thoi có cạnh bằng \(6cm\) và góc nhọn bằng \({45^0}\), cạnh bên của hình hộp dài \(10cm\) và tạo với mặt phẳng đáy một góc \({45^0}\). Khi đó thể tích của hình hộp là:

(A) \(124\sqrt 3 \,\,c{m^3}\)                   (B) \(180\,\,c{m^3}\)

(C) \(120\sqrt 2 \,\,c{m^3}\)                   (D) \(180\sqrt 2 \,\,c{m^3}\)

Lời giải chi tiết:

Cách giải Toán Hình 12 trắc nghiệm

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(B’\) trên mp \((ABCD)\)

\(B'H = BB'.\sin {45^0} \) \(= 10.{{\sqrt 2 } \over 2} = 5\sqrt 2 \)

Diện tích đáy \({S_{ABCD}} = 2{S_{ABC}} \) \(= {a^2}\sin {45^0} = {{{a^2}\sqrt 2 } \over 2} = 18\sqrt 2 \)

Thể tích hình hộp \({V_{ABCD}} = {S_{ABCD}}.B'H \) \( = 18\sqrt 2 .5\sqrt 2  = 180\)

Chọn B.

Cách giải Toán Hình 12 trắc nghiệm
Chia sẻ

Cách giải Toán Hình 12 trắc nghiệm
Bình luận

Bài tiếp theo

Cách giải Toán Hình 12 trắc nghiệm

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 12 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 hình học 12 - SGK Hình học lớp 12 – Giải bài tập Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 hình học 12 - SGK Hình học lớp 12. Nhằm cung cấp một nguồn tài liệu giúp học sinh tham khảo, ôn luyện và nắm vững hơn kiến thức trên lớp, chúng tôi mang đến cho các bạn lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Đại số và Hình học Hình học lớp 12. Chúc các bạn học tập tốt, nếu cần hỗ trợ, vui lòng gửi email về địa chỉ:


Tài liệu gồm 72 trang tuyển tập 402 bài toán trắc nghiệm Hình học 12 có đáp án. Các bài tập gồm các dạng:

Thể tích khối chóp + Khối chóp có cạnh bên vuông góc với đáy + Khối chóp có mặt bên vuông góc với đáy + Khối chóp đều + Khối chóp có các cạnh bên bằng nhau hoặc góc giữa các cạnh bên và đáy bằng nhau + Phương pháp tỉ số thể tích + Phương pháp phần bù + Phương pháp đưa về phương trình, hệ phương trình + Các dạng khác

Thể tích khối lăng trụ


Hình nón, hình trụ, hình cầu + Hình nón + Hình trụ + Hình cầu [ads] + Bán kính, diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu + Mặt cầu ngoại tiếp và nội tiếp hình chóp + Mặt cầu ngoại tiếp và nội tiếp hình lăng trụ + Giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất

Phương pháp tọa độ trong không gian

+ Hệ tọa độ trong không gian + Phương trình mặt cầu + Phương trình mặt phẳng + Vị trí tương đối giữa hai mặt phẳng + Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng + Phương trình đường thẳng + Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng + Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng + Hình chiếu vuông góc của một điểm trên một đường thẳng + Vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng + Hình chiếu vuông góc của một điểm trên một mặt phẳng + Bài tập tổng hợp

+ Giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất