Cách huấn luyện dế đá

Ba năm trước, bà Lê Thị Lộc (54 tuổi, thôn Nhơn Tân, xã Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) rầu rĩ nhìn vườn cà phê cứ liên tục mất mùa, mất giá khiến kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.

Trong một lần lướt trang thông tin của hội nhóm khởi nghiệp trên mạng xã hội, bà Lộc rất quan tâm đến mô hình nuôi dế. Thời điểm đó, dế ở Gia Lai còn mới mẻ nhưng bà Lộc vẫn quyết định mày mò tìm hiểu để nuôi.

Bà Lê Thị Lộc nuôi dế từ 2 chuồng và số tiền chỉ hơn 1,6 triệu đồng trứng dế giống.

Bà Lộc chia sẻ: "Loài dế này còn mới mẻ ở Gia Lai, thời gian nuôi cũng ngắn hạn, chỉ từ trên 2 tháng là có thể xuất bán. Lúc đó, tôi đã mò mẫm qua sách báo, internet, hội nhóm, tham quan trang trại nuôi dế để có thể tích lũy được kỹ thuật, cách chăm sóc loài dế này".

Giữa năm 2019, bà Lộc quyết định đặt giống trứng dế mèn từ thành phố Pleiku (Gia Lai) về nuôi. Thời gian đầu, bà Lộc nuôi thử nghiệm 2 chuồng trứng dế giống, với vốn chỉ hơn 1,6 triệu đồng. Khi mang giống về, bà được chồng và các con ủng hộ nên tâm huyết của bà đều dành vào những chuồng dế.

Bà Lộc chia sẻ, dế mèn Thái Vàng rất dễ nuôi nhưng cần chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên kiểm tra chuồng trại vì đề kháng dế rất thấp.

Sau hơn 2 tháng nuôi thử nghiệm, mô hình dế mèn của bà Lộc bước đầu phát triển. Những lứa dế đầu tiên của bà đã đẻ trứng và đủ tuổi xuất bán. Tuy nhiên với số lượng dế thịt thương phẩm ít, bà không mang đi bán mà để lại dùng ăn trong nhà và biếu người thân.

Còn trứng dế, bà tiếp tục nuôi và mở rộng lên 5 chuồng để tiện chăm sóc. Nhưng khi nuôi với số lượng dế ổn định, bà lại gặp khó khăn vì thời tiết. 5 chuồng dế của bà chết phân nửa do thời tiết quá nóng. Bà không kiểm soát được nhiệt độ trong chuồng. Sau khi nhờ người nuôi dế lâu năm ở miền tây hướng dẫn, bà Lộc đã nắm được phương pháp kiểm soát nhiệt độ trong chuồng bằng cách lấy những tấm bạt che và phun nước trong chuồng để giữ ẩm cho dế.

Thức ăn của dế dễ kiếm như lá mì, ổi, mía… Nhưng sau khi dế ăn hết, người nuôi cần dọn dẹp ngay thức ăn còn thừa, tránh tình trạng ẩm mốc chuồng trại.

Khi đã kiểm soát được nhiệt độ trong chuồng, dế của bà Lộc tiếp tục sinh trưởng ổn định. Từ đó, bà nhân rộng số lượng chuồng dế nhiều hơn và chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên kiểm tra chuồng trại.

Theo bà Lộc, dế là loài dễ nuôi và ít bệnh nhưng sức đề kháng kém. Vì vậy, chuồng trại lúc nào cũng phải sạch sẽ, không để ẩm mốc.

"Trước đây, tôi thường tận dụng số rau xanh còn thừa ở chợ làm thức ăn cho dế. Sau khi ăn, vụn bẩn còn sót lại khiến chuồng trại ẩm mốc gây bệnh cho dế. Từ đó, tôi thường xuyên dọn chuồng để giữ sạch sẽ", bà Lộc cho biết.

Được biết, dế là loài không cần nước nhiều. Khi cho dế ăn, người nuôi chỉ cần phun sương nhẹ lên thức ăn là đủ. Đối với loại dế nhỏ thì không cần phun sương. Để nguồn thức ăn cho dế được đảm bảo, bà Lộc đã tự trồng sắn (lấy lá) và mía trong vườn làm thức ăn cho dế. Ngoài ra, bà còn mua thêm cám gà con cho dế ăn.

Theo bà Lộc, khi mua trứng dế về, khoảng 7-10 ngày là trứng nở, khi nở thì người nuôi phải chăm sóc kĩ càng. Người nuôi chỉ cần nuôi dế khoảng 25-30 ngày là có thể bán dế chim. Nuôi dế từ 45-60 ngày đối với mùa nóng, còn mùa lạnh là 70 ngày là có thể khai thác trứng và xuất bán dế thương phẩm.

Nuôi dế khoảng 45- 70 ngày là có thể khai thác trứng và xuất bán dế thương phẩm.

Ngoài ra, người nuôi cần chú ý không nên nuôi dế quá lâu bởi tuổi thọ của loài dế chỉ trong vòng 60-70 ngày trở lại, quá thời gian đó dế tự chết vì quá già. Bên cạnh đó, phân dế người nuôi có thể dùng làm phân hữu cơ lấy bón cho cây trồng.

Mô hình nuôi dế của bà Lộc sản xuất theo quy trình khép kín từ giai đoạn đẻ trứng, ấu trùng, dế con, dế sữa đến dế trưởng thành. Khi dế đẻ trứng 2 đợt, bà Lộc lựa những chuồng dế đạt chuẩn rồi đem qua khâu sơ chế dế để xuất bán.

"Trong quy trình sơ chế, tôi lựa những chuồng dế đạt chuẩn, rồi cho ăn cây mía trong vòng 2 ngày để làm sạch ruột dế. Sau đó, tôi rửa sạch nhiều lần số lượng dế đạt chuẩn và đem đi hấp với sả, gừng. Khi hấp xong, đóng gói dế trong bì có trọng lượng 0,5kg và để đông trong tủ lạnh", bà Lộc cho hay.

Đến nay, mô hình nuôi dế của bà Lộc đã phát triển lên 100 chuồng, bình quân mỗi chuồng nuôi đạt cho ra khoảng 20-30 kg dế thương phẩm, còn trứng dế là từ 18-20 kg.

Khi xuất bán dế thương phẩm luôn đảm bảo dế được đông đá để đảm bảo độ tươi ngon.

Hiện nay, dế thương phẩm đang có giá từ 55.000-70.000 đồng/kg, còn trứng dế giống là 70.000-100.000 đồng/kg. Theo đó, mỗi năm bà Lộc thu lãi hơn 500 triệu đồng. Từ đó giúp cho kinh tế gia đình ổn định.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm dế của bà Lộc chủ yếu là các nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn có các tỉnh, thành khác nhập số lượng dế thương phẩm lớn như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Nguyên…

Để tìm được khách hàng mua, bà Lộc được con trai và con gái hỗ trợ tìm kiếm khách hàng trên mạng xã hội thông qua các hội nhóm nuôi dế. Đồng thời, bà còn liên kết với các hộ dân nuôi dế ở các tỉnh bạn để chia sẻ và hỗ trợ nhau trong việc phát triển loài dế này.

Bà Lộc cũng cho biết thêm, kế hoạch sắp tới sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi dế nếu đầu ra ổn định. Đặc biệt, bà Lộc mong muốn những ai có nhu cầu nuôi dế, bà sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, bao tiêu sản phẩm và giúp họ có kinh tế ổn định.

//dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nguoi-phu-nu-chan-dat-may-mo-nuoi-de-thu-nua-ty-dong-moi-nam-20211102082212658.htm

Đánh giá của bạn:

Skip to content

Để gà có được những kỹ năng chiến đấu, phát triển khỏe mạnh để đạt được nhiều thành tích thì việc nuôi dưỡng vô cùng quan trọng. Nếu là một người nuôi gà đá giỏi, cần phát huy tối đa sức mạnh của những chiến binh trong tay. Hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc huấn luyện gà đá chất lượng nhất hiện nay.

Cách chọn gà đá hay

Gà đá quan trọng nhất là tông mái bởi vì chó giống cha, gà giống mẹ. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông. Những con gà tài, nhanh nhẹn, chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều đòn thế độc lạ là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài.

Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường, ngoài ra phải xem kỹ chân gà (xem giò xem cẳng). Ngũ thường gồm:

: Cách Huấn Luyện Gà Chọi Chuẩn Chỉ Không Phải Ai Cũng Biết Update 03/2022

  • Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.
  • Cổ to, dài, thẳng.
  • Lưng rộng, cánh dài.
  • Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
  • Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.

Về chọn màu lông gà chọi, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, dân gian mới có câu rằng: Nhất điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt.

: Cách nuôi gà đá tơ thành chiến kê Dũng Mãnh, Gan Lỳ Update 03/2022

Ngoài màu lông còn phải chọn màu chân của gà, nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu: Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua/Gà trắng chân chì mua chi giống ấy. Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê.

Nói về thần kê chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu: Gà ô chân trắng mỏ ngà/Đá đâu thắng đấy gọi là thần kê. Tuy nhiên, có câu “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài. Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Con gà tức nhau tiếng gáy”.

Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh có 2 cựa rung rinh gà ấy mới quý; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là linh kê…

: Xem chân gà đá cựa sắt với những bí quyết siêu lợi hại Update 03/2022

Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy “yểm long”, vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi “dặm đầu tằm” hoặc “lưỡi đầu rồng” nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy “núp đấu” gà có vảy “yểm long” là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.

Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.

Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả….

Không như những loại gà lấy thịt hoặc gà lấy trứng tại các trang trại. Khi nuôi gà đá, kể cả các giống gà đá hay nhất hiện nay, thì thức ăn đều phải đảm bảo tiêu chuẩn cố định. Đặc biệt, hàm lượng dinh dưỡng thay đổi trong mỗi thời kỳ là vô cùng quan trọng. Tùy vào từng độ tuổi phát triển của gà mà khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng sẽ khác nhau.

Thóc, lúa là thức ăn chính cho gà đá, các loại thóc, lúa sẽ giúp cung cấp được chất lượng đạm và chất dinh dưỡng cho gà chọi, giúp gà tăng độ săn chắc của cơ thể, tăng lực đá và sức chịu đòn. Để có được nguồn thức ăn cho gà đá chất lượng, người nuôi cần lựa chọn thóc, lúa một cách kỹ càng, nên chọn thóc, lúa không bị mọt, ẩm mốc, không dính tạp chất. Tiếp theo, cần đãi sạch và ngâm lúa trong nước khoảng 30 phút, sau đó chắt ra cho gà ăn.

Lưu ý: Tuyệt đối không nên dùng thóc mầm hoặc thóc đã bị ẩm cho gà ăn, như vậy sẽ dễ làm thóc mọc mầm bên trong diều vì không tiêu hóa ngay lập tức, như vậy chứa rất nhiều độc tố gây hại cho gà.

Rau xanh là thức ăn không thể thiếu trong thực đơn của à. Trong rau xanh chứa rất nhiều chất vitamin, khoáng chất, có tác dụng trong việc giải độc tự nhiên. Ngoài ra, còn giúp làm mát thân nhiệt của gà trong những ngày nắng nóng. Nên sử dụng những loại rau như: rau muống, xà lách, giá đỗ để cho gà ăn.

Chế biến bằng cách băm nhỏ giúp gà dễ tiêu hóa và tiết kiệm lượng thức ăn.

Lưu ý: không nên cho gà ăn quá nhiều cà chua, vì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến việc tiêu hóa thức ăn. Ăn nhiều cà chua còn khiến gà đi phân lỏng, và đặc biệt, cho ăn trong thời gian huấn luyện sẽ làm giảm đi sức mạnh.

Đối với gà chọi, mồi là những thức ăn bổ sung nguồn đạm và protein cho cơ thể, giúp cho gà hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Các sư kê phải biết cách chọn mồi cho gà, một số loại mồi đem lại hiệu quả cao như:

  • Sâu super worm: mồi này giúp tăng độ hưng phấn và thúc đẩy quá trình thay lông cho gà.
  • Lươn, trạch nhỏ: bổ máu cho à, đặc biệt tốt với những gà bị tái mặt, tím mồng.
  • Cho gà ăn thịt bò: Đây là thực phẩm giúp gà phát triển cơ bắp rất tốt, phù hợp để sử dụng khi gà bị suy ốm hoặc trúng gió, giúp gà nhanh hồi phục sức khỏe.

  • Tôm, tép nhỏ: Giúp xương gà chắc chắn
  • Cá chép nhỏ: Đây là thức ăn tốt nhất cho gà chiến đang cần tăng cơ, giảm mỡ, giống như quá trình giảm cân ở con người, thực phẩm này giúp cơ thể săn chắc, vẫn đầy đủ năng lượng.
  • Dế: loại mồi này được sử dụng phổ biến trong tiết trời mùa đông lạnh giá, giúp cân bằng thân nhiệt cho gà, vì vốn dĩ dế có tính nhiệt cao.

Tùy vào mỗi giai đoạn, độ tuổi khác nhau mà cần chăm sóc gà khác nhau.

Du là gà chọi hay nhất, để gà có được sức khỏe và khả năng chiến đấu tốt, cần chăm sóc gà theo quy trình nghiêm ngặt ngay từ nhỏ. Trước ngày chiến đấu khoảng 10 ngày thì cần tiến hành nuôi thúc gà để gà cho thể quen dần, tuân thủ theo lịch dưới đây:

  • Từ 3 – 4 giờ sáng: Cho gà uống nước theo một lượng nhất định, không cho phép gà uống tự do. Nhờ đó, giúp gà tăng sức bền và hạn chế đi tình trạng gà bị hốc nước lúc đang đá.
  • 5 giờ sáng: Tắm sương sớm cho gà bằng một chiếc chăn được phơi ngoài trời vào ban đêm. Bên cạnh đó, cho gà uống khoảng 2 – 3 giọt sương sớm, vẩy thêm một vài giọt rượu trắng lên cơ thể gà để máu được lưu thông tốt hơn.
  • Khoảng 5 giờ chiều: đem gà đi phơi nắng chiều, trước khi phơi thì nên vẩy thêm một ít rượu lên thân gà.

Cách chăm sóc huấn luyện gà đá đúng chuẩn

Để biết được tình trạng của gà, sư kê cần quan sát kỹ các biểu hiện của gà, đặc biệt có thể dễ dàng nhận ra qua tình trạng phân gà để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho gà.

Khi gà bị chấn thương sau thi đấu, cần bôi thuốc khử trùng vết thương, đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và chọn loại thức ăn phù hợp. Ngoài ra, cần có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng thương đủ để hồi phục sức lực, sẵn sàng để quay lại sàn đấu.

Với mỗi giống gà đá hay nhất hiện nay sẽ có những điểm đặc trưng khác nhau, và mỗi cá thể lại có thể trạng và tính cách khác biệt. Do đó, người nuôi gà phải nắm rõ được những đặc điểm, lợi thế của chiến binh của mình để có thể huấn luyện và phát huy tối đa sở trường.

Trong quá trình huấn luyện gà, không thể bỏ qua giai đoạn cắt tai tích. Gà chọi sẽ đá tốt nhất khi không bị vướng mào vào tai. Các thao tác cắt tích tai được thực hiện như sau:

Đầu tiên, vào sáng sớm cần cho gà tắm bằng nước chè đặc, tắm trong khoảng 2 tiếng, sau khi tắm xong thì cho gà vào nơi mát mẻ để nghỉ ngơi.

Tiến hành cắt phần tích tai cho gà, sau đó cho gà tạp chạy lồng, vào sáng và chiều, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.

Đến khi gà đã lành vết thương thì cho gà tập nhảy chân trong khoảng 15 phút. Sau đó, để gà được nghỉ ngơi trong khoảng 2 ngày để tiếp tục đến giai đoạn om bóp.

Khoảng 1 tuần sau thì mang gà ra nhảy chân lần 2, lần này chỉ cho nhảy trong khoảng 20 phút, kết hợp với việc cho gà tập chạy lổng và im bóp, tập xong lại tiếp tục cho gà nghỉ ngơi 2 ngày.

Để các chiến binh gà có thể lực sung mãn nhanh chóng, cần thực hiện các kỳ vần cho gà chiến. Để các bài tập đạt được hiệu quả thì điều quan trọng là cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết cho gà, ngoài ra còn phải tắm cho gà từ 2 – 3 ngày 1 lần.

  • Khoảng 8 ngày sau lần tập nhảy lần thứ 2, cho gà tập nhảy lần thứ 3 trong 2 hồ, mỗi hồ tập khoảng 20 phút. Sau đó cho gà nghỉ 4 ngày và tiến hành om bóp, chạy lồng.
  • Sau khi om bóp 15 ngày, cho gà vần hơi 90 phút, sau đó lại nghỉ 2 ngày, sau đó tiến hành om và chườm trong 2 ngày, rồi cho gà chạy lồng.
  • Trong 10 ngày tiếp theo, cho gà vần đòn trong 3 hồ. Sau đó lại cho nghỉ từ 5 – 7 ngày tùy vào thể trạng của gà, sau đó om và chườm kết hợp vào nghệ.
  • 21 ngày sau đó tiếp tục cho vần hơi trong khoảng 150 phút, sau đó cho nghỉ 4 ngày.
  • 18 ngày cuối cùng thì cho gà bắn chân và có thể sẵn sàng thi đấu.

Kết thúc chuỗi ngày tập luyện này thì gà đã có đủ thể lực tốt, nhanh nhẹn và rất sung sức, sẵn sàng chiến đấu khi ra trận. Đây là lúc thích hợp để thể hiện bao nhiêu công sức tập luyện của cả chiến binh và sư kê.

: Kỹ thuật chăm sóc gà chọi sau khi đá nhanh chóng phục hồi sức khỏe 100% Update 03/2022

Trên đây là cách huấn luyện chăm sóc gà đá đem lại thành tích cao. Chúc các sư kê có thêm nhiều thông tin hữu ích và chọn được cho mình một chiến binh tốt trong bộ môn chọi gà, đem lại danh tiếng chiến đấu không bại trước trước đối thủ nào, đạt được niềm hãnh diện lớn nhất khi chơi gà đá.

Video liên quan

Chủ đề