Cách làm bánh bỏng gạo gừng

Chẳng phải đặc sản của riêng vùng đất nào, nhưng ở mỗi địa phương, món bỏng gạo lại ẩn chứa trong mình một vị ngon rất lạ, riêng biệt. Cách làm bỏng gạo cũng khá đặc biệt, mà nếu lần đầu nhìn thấy bạn không khỏi ngạc nhiên bởi tiếng đùng đoàng nghe vui tai nhưng ai không biết lại tưởng tiếng... pháo nổ hay có vụ chập điện, hỏa hoạn ở đâu.

Nhưng rồi cái mùi thơm phức của hạt nếp khiến bao hoài nghi trong bạn biến mất. Ở vùng nào cũng vậy, để có những hạt bỏng gạo trắng ngần, thuôn dài, giòn tan cần phải chọn được nếp ngon. Vùng Tây Bắc thì nổi danh với nếp nương, vùng đồng bằng thì chẳng gì sánh được với nếp cái hoa vàng.

Cách làm bánh bỏng gạo gừng

Cách nổ bỏng cũng khá lạ, không phải đưa vào một chiếc máy dạng xay xát như nổ bỏng dài thường thấy ở các vùng quê, bỏng gạo nếp được "nổ" trong một quả nổ hình trụ tròn, có tay quay một đầu gắn đồng hồ đo áp suất, đầu còn lại có nắp cài kín để tạo hơi nóng nấu chín hạt nếp bên trong. Mỗi "quả nổ" chứa được khoảng 1,5 đến 3 kg gạo.

Cách làm bánh bỏng gạo gừng

"Quả nổ" được người thợ quay đều tay trong vòng 6-8 phút ra một mẻ bỏng gạo.

Sau khi cho gạo vào, thợ nổ bỏng sẻ quay tròn "quả nổ" trên bếp than bễ. Công đoạn này là quan trọng nhất, nó quyết định tới sự thành công của mẻ bỏng vạo. Thợ nổ bỏng phải quay đều, nhanh tay, để cả nghìn hạt gạo nếp bên trong đều được tiếp lửa đều, hạt nào cũng chín thành bỏng căng mẩy. Thông thường với những thợ nổ lành nghề mất khoảng 6 phút để hoàn thành một bẻ bỏng. Thợ mới thì thời gian lâu hơn khoảng 8 phút.

Thợ nổ bỏng nhìn vào đồng hồ đo áp suất, lúc này đã tăng lên vài trăm độ C báo hiệu mẻ bóng sắp "ra lò". Bằng một động tác nhanh gọn, khéo léo, cẩn thận, thợ nổ bỏng lấy chân đạp quả nổ, tay dùng một miếng gỗ to đập mạnh vào nắp quả nổ. Lập tức, một tiếng nổ "đùng" khiến không ít người giật mình xảy ra, cứ tưởng chuyện gì, hóa ra kèm sau tiếng nổ là "cơn mưa" bỏng gạo nếp đã chín ào ạt tuôi ra một chiếc thúng hay miếng nilon đã chải sẵn.

Món bỏng gạo hoàn thành. Từ đây, với mỗi vùng miền, dân tộc lại có cách chế biến rất riêng. Mời bạn cùng khám phá:

1. Bánh bỏng gạo của người Tày, người Nùng ở Bình Phước

Dù xa quê ốc ở miền Bắc, nhưng những người dân tộc Tày, Nùng ở ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú - Bình Phước cứ mỗi độ Tết về lại nỗ nức mang gạo nếp đi nổ để làm món bánh cốm truyền thống dâng tổ tiên. Hoặc từ bỏng gạo nếp họ xay ra để làm bánh khảo cũng có hương vị ngon không kém.

Cách làm bánh cốm của dân tộc Nùng, Tày ở Bình Phước khá đơn giản, người ta cho đường mía vào chảo thắng cho tan chảy. Thông thường cứ khoảng 1 kg đường trộn với 1 kg bỏng gạo. Đường thắng tan chảy thành mật khoảng 10 phút, sau đó đổ bỏng gạo vào nhanh tay quấy thật đều cho các hạt bỏng kết dính vào nhau.

Cách làm bánh bỏng gạo gừng

Cách làm bánh bỏng gạo gừng

Khi hai hỗn hợp trên còn nóng, người làm bánh đổ ra một cái khuôn bằng gỗ với độ dày chừng 3cm. Dùng chày gỗ nèn chặt bỏng, rồi dùng dao sắc cắt ngang, dọc khối bỏng trộn đường theo các kích cỡ 3x8x15 cm. Miếng bánh cốm sau khi ra lò có mùi thơm của nếp, mùi hương của đường thắng đều tay, khi nhai rất giòn, ngọt và rất ngon. Đó chính là chiếc bánh cốm truyền thống để người Tày, Nùng dâng lên bàn thờ tổ tiên dịp năm mới hàng năm.

Cách làm bánh bỏng gạo gừng

2. Bánh bỏng gạo ở Bắc Giang

Khâu làm bỏng gạo cũng dùng phương pháp nổ bỏng kể trên, tuy nhiên, bỏng gạo nếp ở Bắc Giang có thêm gừng trộn lẫn vào trong bỏng để tăng thêm hương vị thơm cũng như vị cay nồng đặc trưng của gừng. Món bánh này thường được người dân ở các vùng quê Bắc Giang ưa chuộng, thành món bánh Tết đặc trưng mời khách thập phương mỗi dịp ghé qua.

Ngoài món bánh bóng gạo, người dân Bắc Giang còn nghiền bỏng nếp thành bột, cùng với lạc, hoặc một thứ bỏng khác được kỳ công làm từ gạo, đỗ nghiền, trộn màu của gấc hoặc nghệ thành món chè lam tuyệt ngon.

Cũng là bỏng gạo nếp nhưng với nhiều dân tộc ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, họ không dùng cách nổ "công nghiệp" bằng máy mà kỳ công đồ xôi, phơi khô rồi rang trên bếp lửa thành bỏng gạo để rồi cũng làm ra thứ bánh bỏng rất đặc trưng:

3. Bánh bỏng thương hiệu Mys Hoa ở Lai Châu

Nếu có dịp đến chợ phiên San Thàng (xã San Thàng, thị xã Lai Châu) vào ngày cuối tuần, bạn nhớ tìm xung quanh chợ sẽ gặp món bánh bỏng gạo rất đặc biệt với hiệu Mys Hoa. Đây là bánh bỏng của dân tộc Giáy trong xã đã từ lâu được xem như “đặc sản” của địa phương.

Cách làm bánh bỏng gạo gừng

Bánh bỏng của dân tộc Giáy làm giờ đã được đóng hộp và có thương hiệu.

Nếu may mắn, bạn sẽ được xem các công đoạn để tạo ra món bánh này. Khác với cách nổ bằng "quả nổ", người dân tộc Giáy tạo ra bỏng gạo bằng cách thủ công hơn. Đầu tiên, gạo nếp ngon được ngâm rồi vo sạch, đồ thành xôi, rồi đổ ra nong, nia dàn ra cho nguội, đem phơi ngoài nắng khoảng 1 ngày.

Tiếp đó, cho xôi vào cối giã cho dẹt hạt gạo, rồi mang rang hạt xôi nếp đó trong chảo thật nóng. Dưới sức nóng của lửa, những hạt xôi nếp phồng to lên nhảy tanh tách trong chảo. Thế là khâu làm bỏng gạo hoàn thành.

Người dân tộc Giáy dùng đường phên để thắng cho sánh, thêm nước cốt gằng, lạc, vừng đã rang trộn cùng với bỏng. Khác với một số vùng khác, người Giáy đợi cho bánh nguội hẳn rồi mới gỡ khuôn, cắt bánh. Chiếc bánh bỏng thơm hương nếp, giòn tan khi cắn, ngọt ngào vị đường phên, thơm nồng hương nước cốt gừng, khiến ta ăn một lại muốn ăn thêm nữa...

3. Bánh khẩu sli Cao Bằng

Cũng có cách làm khá giống với bánh bỏng Mys Hoa ở Lai Châu, nhưng bánh khẩu sli của người Cao Bằng khiến du khách ấn tượng bởi sự đồ sộ của chiếc bánh mà nhiều người gọi vui là bánh... cục gạch. Thành phần của bánh cũng rất phong phú, ngoài gạo nếp, còn có một lớp lạc mầu nâu bóng mượt ở phía trên. Dưới bàn tay khéo léo của những người đầu bếp Cao Bằng, hai lớp bánh nhìn như tách rời nhưng lại quyện chặt vào nhau, ăn rất giòn, bùi, đậm đà khó quên.

Cách làm bánh bỏng gạo gừng

Người Cao Bằng cũng đồ gạo nếp thành xôi, sau đó đem xôi trộn với cám gạo, thứ cám mới xát còn thơm phức, sao cho những hạt xôi tơi ra, không dính vào nhau. Đem thứ xôi trộn cám phơi dưới nắng cho những hạt gạo nếp săn lại rồi giã nhỏ. Với nguyên liệu đó đem rang trên chảo lửa, đảo đều tay cho những hạt nếp nở đều, giòn bung là có thể bắc xuống.

Đường phên để kết dính bỏng với nhau thường là thứ đường thẻ của địa phương to bằng bàn tay, thắng đường với nước tạo thứ mật sền sệt màu nâu. Khi thấy nước mật sôi sủi người ta trút bỏng đã rang vào đảo, sao cho thứ mật ôm chặt lấy từng hạt bỏng, trong sóng sánh vui mắt.

Trút bỏng quyện mật vào khuân rồi cán sao cho thật chặt. Phủ lên trên lớp bánh là một lớp lạc đã rang, những hạt lạc sẽ được mật đường dính chặt lại, tạo một tầng màu nâu phủ lên trên. Cứ thể để vài tiếng cho bánh nguội là có thể cắt thành từng khúc và thưởng thức.