Cách nấu nước xả gừng

Một ly trà gừng sả vào những ngày nóng bức vừa có tác dụng thanh nhiệt vừa giúp giải cảm hiệu quả. Để ly trà sả gừng của bạn trở nên thơm ngon và đúng vị, hãy tham khảo cách pha chế dưới đây nhé!

Cách nấu nước xả gừng

Chuẩn bị
10 phút
Chế biến
15 phút
Dành cho
2 - 3 người

Sả và gừng đều là những nguyên liệu quen thuộc trong nấu ăn. Điểm chung của 2 loại nguyên liệu này là đều có tính kháng khuẩn cao và rất tốt cho sức khỏe. Mùi thơm thanh mát của sả sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và giảm chứng lo âu.

Bên cạnh đó, các loại vitamin trong gừng sẽ giúp bạn giảm mức cholesterol trong máu và giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn gây chứng cảm. Uống 1 ly trà gừng sả hằng ngày vừa giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, bảo vệ rặng miệng vừa giúp thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và loại bỏ mỡ thừa hiệu quả.

Cùng tìm hiểu cách pha trà gừng sả giải khát và thanh nhiệt ngay sau đây nhé!

1Nguyên liệu làm trà gừng sả

  • 1l nước

  • 3 cây sả

  • 1 củ gừng

  • 1 quả chanh

  • Đá viên

Mẹo hay
Bạn nên chọn những củ gừng có phần ruột nhiều xơ, màu vàng tươi và có đường vân nét rõ ràng. 

Sả bạn nên chọn những cây tươi, mới nhổ lên, phần đầu to vừa phải và còn lớp bột mịn bám xung quanh.

2Cách pha trà gừng sả

Bước 1 Nấu nước đường

Bạn cho 1l nước và 200g đường phèn vào nồi rồi đun sôi.

Cách nấu nước xả gừng
Nấu nước đường

Bước 2 Nấu trà gừng sả

Sả rửa sạch, bóc phần vỏ úa bên ngoài. Sau đó, bạn đập dập rồi cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 2cm, cho vào nồi nước đường, đun trong 5 phút.

Gừng thái thành những lát mỏng, khoảng 0.5cm rồi đập dập và cho vào nồi nước sả, đun trong vòng 1 phút. Khi nước sôi, bạn cho vào ½ muỗng muối rồi khuấy đều. Tắt bếp, ủ trong 30 phút.

Cách nấu nước xả gừng
Nấu trà gừng sả

Bước 3 Pha trà gừng sả

Sau khi ủ 30 phút, bạn vớt hết sả, gừng ra rồi lọc nước trà qua 1 cái rây rồi để trà nguội. Vắt vào đó 1 trái chanh rồi khuấy đều. Đổ trà vào ly đá, thêm vài lát chanh mỏng vào rồi thưởng thức. Phần trà còn dư, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Tham khảo thêm: Tác dụng của nước gừng và 4 cách pha trà đẩy lùi bệnh tật

Cách nấu nước xả gừng
Pha trà gừng sả

Tham khảo: Thực hư về công dụng chống Covid của nước chanh sả gừng

3Thành phẩm

Vậy là ly trà gừng sả nguyên chất đã hoàn thành rồi. Khá là đơn giản phải không nào? Mùi sả thơm nhẹ rất là dễ chịu. Uống thử một ngụm là thấy sự thanh mát chạy dọc cơ thể, quá là đã luôn. Vị ngọt không gắt, chua chua, thanh thanh, rất thích hợp để giải nhiệt ngày hè.

Tham khảo thêm: 5 cách làm trà gừng nóng giúp tăng đề kháng, kháng nhiều bệnh

Cách nấu nước xả gừng
Thành phẩm

Chỉ với một vài nguyên liệu đơn giản là bạn đã có ngay một ly nước thơm ngon và bổ dưỡng rồi. Thực hiện ngay rồi mời cả nhà thưởng thức nhé!

Bách hóa XANH

Cách nấu nước xả gừng

Cách nấu nước xông giải cảm như thế nào? Trong bài viết hôm nay, Rapido xin chia sẻ đến bạn cách nấu nước xông sả gừng trị cảm. Các bạn tham khảo nhé!

Nguyên liệu làm nước xông hơi giải cảm

  • 5 cây sả.
  • 1 củ gừng tươi.
  • 1 quả chanh.
  • 300ml nước lọc.

Cách nấu nước xả gừng

Cách làm nước xông hơi giải cảm

Bước 1: Bạn hãy rửa sạch sả, chanh và gừng, sau đó để ráo nước. Sả bạn bóc lớp vỏ già bên ngoài, cắt lấy phần củ sả rồi đập dập. Gừng bạn cạo bỏ vỏ rồi thái lát thành miếng. Chanh bạn dùng dao cắt thành lát mỏng hoặc cắt thành các miếng múi cau.

Cách nấu nước xả gừng

Bước 2: Bạn cho nồi lên bếp, sau đó đổ khoảng 300ml nước lọc vào nồi, cho tiếp sả đập dập, chanh và gừng vào nồi rồi đun sôi. Khi thấy nước sôi hẳn thì bạn hạ nhỏ lửa, đun thêm khoảng 5 phút nữa để cho các tinh chất từ sả, gừng và chanh ra nhiều hơn thì tắt bếp.

Cách nấu nước xả gừng

Cách làm nước xông hơi giải cảm

Cách nấu nước xả gừng

Bước 1: Bạn hãy rửa mặt bằng sữa rửa mặt với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết, từ đó giúp các nang lông trên da mặt giãn nở để giúp việc xông mặt được hiệu quả hơn.
Bước 2: Bạn lấy một chiếc khăn bông mềm lớn trùm lên đầu, che kín mặt rồi đưa mặt lên trên nồi nước chanh sả gừng vừa nấu. Bạn lưu ý không nên để khoảng cách từ mặt đến nồi quá gần kẻo bị bỏng nhé.
Bước 3: Bạn cứ trùm khăn xông như vậy khoảng 10 đến 20 phút, khi nồi nước nguội dần thì bạn có thể bỏ khăn ra, kết thúc xông hơi rồi lấy một chiếc khăn bông mềm khô thấm sạch nước trên mặt. Các bạn lưu ý nên thực hiện xông hơi giải cảm hợp lý, không nên xông quá lâu để đảm bảo sức khỏe nhé!

Một số lưu ý khi xông hơi giải cảm

Những người hay ra nhiều mồ hôi, mất nước nhiều, mất máu nhiều, chóng mặt, người bệnh Parkinson… thì không nên sử dụng phương pháp xông hơi giải cảm này nhé.
Phương pháp xông hơi này được các bác sĩ khuyên không dùng cho những người đang bị bệnh nặng, phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 12 tuổi.
Trong quá trình xông hơi, các bạn lưu ý khoảng cách giữa mặt và nồi xông để đề phòng hơi nước nóng làm bỏng mặt nhé.
Phương pháp xông giải cảm thường chỉ nên xông một lần. Nếu sau khi xông mà bạn cảm thấy bệnh tình không thuyên giảm thì cần phải đến các bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh uy tín để được thăm khám kịp thời nhé.

Trên đây là cách nấu nước xông hơi chanh sả gừng giải cảm mà Rapido muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé Rapido để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Đăng nhập