Tay nổi mụn nước là bệnh gì năm 2024

Mụn nước ở tay còn có tên dân gian là tổ đỉa, chàm hoặc tên khoa học là chàm eczema. Đây không phải là một bệnh da liễu tự phát, mà nguyên nhân thường là do dị ứng với hoá chất, thực phẩm hoặc môi trường, thời tiết. Tình trạng này không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng, nhưng nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống người mắc phải.

Tay nổi mụn nước là bệnh gì năm 2024

Nổi mụn nước ở tay là một tình trạng khó chịu nhưng không nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nổi mụn nước ở tay

- Cơ địa: Nhiều người có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ dàng nổi mẩn ngứa nếu tiếp xúc phải các chất gây kích ứng.

- Viêm da dị ứng: Những ai đã có tiền sử bệnh viêm da dị ứng sẽ dễ gặp tình trạng nổi mụn nước hơn bình thường.

- Căng thẳng: Nổi mụn nước ở tay thường xuyên xuất hiện ở những người hay căng thẳng, lo lắng, stress.

- Thường xuyên tiếp xúc với kim loại: Bao gồm Niken, Coban,… trong môi trường làm việc rất dễ bị viêm da, nổi mề đay mẩn ngứa.

- Yêu cầu công việc: Nhiều người có công việc đòi hỏi thường xuyên tiếp xúc với kim loại (niken, coban, ...), nước, làm việc trong môi trường ẩm thấp, ... thường dễ mắc bệnh nổi mụn nước và các bệnh da liễu khác.

- Chức năng gan suy giảm: Gan sẽ phải hoạt động quá công suất, gây nên tình trạng chức năng gan suy giảm nếu chế độ sinh hoạt không khoa học, bao gồm: thường xuyên ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, uống rượu. hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác. Khi ấy, khả năng lọc chất độc của gan sẽ hoạt động kém hiệu quả, khiến ododjc tố tích tụ và gây nên mụn nước.

- Sử dụng mỹ phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc: Da bị kích ứng, dị ứng khi dùng mỹ phẩm không uy tín thường biểu hiện bằng việc nổi mụn nước.

- Ảnh hưởng của môi trường: Khí hậu thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn nước, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng kém hoặc thường xuyên ra mồ hôi.

Điều trị nổi mụn nước ở tay

Trị mụn nước bằng muối:

Muối hạt có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Bạn cần nặn cho các mụn nước vỡ ra và chà muối hạt lên khu vực đó. Bạn sẽ cảm thấy xót nhưng sau 2-3 lần chà muối thì bạn không còn thấy đau nữa.

Trị mụn nước bằng lô hội:

Lô hội có khả năng se nốt mụn nước cũng như ngăn chặn lây lan, nhiễm trùng rất tốt. Bạn chỉ cần thoa phần gel trong suốt của lô hội lên vùng da nổi mụn thường xuyên, trong một thời gian ngắn mụn sẽ biến mất.

Trị mụn nước bằng đá lạnh:

Đá lạnh khi chườm lên da cần bọc trong khăn lạnh, và nên chườm trong vòng 15 phút. Nếu sau khoảng thời gian này mà mụn nước không có tiến triển gì, bạn có thể chườm đá thêm.

Trị mụn nước bằng giấm:

Giấm có chứa axit axetic cao, có khả năng giảm đau và kháng viêm. Chỉ cần thấm giấy ăn vào giấm và áp lên vùng da bị mụn nước cho đến khi tờ giấy khô lại.

Trị mụn nước bằng trà đen:

Trà đen không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn có khả năng kháng viêm, giảm đau. Cũng như giấm, bạn thấm giấy ăn vào trà đen và áp lên vùng da bị mụn nước cho đến khi tờ giấy khô lại.

Trị mụn nước bằng kem đánh răng:

Kem đánh răng thường được sử dụng để làm khô các nốt mụn và giảm sưng tấy. Bạn chỉ cần bôi kem đánh răng lên vùng da bị mụn, nhưng lưu ý không nên dùng kem đánh răng vị quế vì sẽ dễ gây kích ứng.

Tay nổi mụn nước là bệnh gì năm 2024

Các nhiều cách để điều trị mụn nước ngay tại nhà và vô cùng đơn giản.

Ngăn ngừa tình trạng nổi mụn nước ở tay

- Tránh tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng như chất tẩy rửa mạnh, kim loại, hoá chất, ...

- Bảo vệ cơ thể bằng găng tay, đồ bảo hộ khi cần tiếp xúc với các chất trên.

- Lựa chọn các chất tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên.

- Nên sử dụng nước ấm hoặc nước mát trong sinh hoạt, vì nước nóng dễ gây kích ứng da.

- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hanh khô.

Tay nổi mụn nước là bệnh gì năm 2024

Cá rất giàu chất dinh dưỡng, nhiều người thích ăn, Tiểu Lâm ở Quảng Đông (Trung Quốc) là một trong số đó. Trong những tháng gần đây hầu như ngày nào...

Nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân thường là biểu hiện của bệnh tổ đỉa. Đôi khi là do dị ứng da hoặc ảnh hưởng của rối loạn tâm thần. Tình trạng mụn nước ở tay gây ngứa làm bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa nổi mụn nước ở tay thế nào trong bài viết bên dưới nhé!

Nguyên nhân nổi mụn nước ở lòng bàn tay

Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một dạng chàm thường gặp, đặc trưng điển hình là các mụn nước mọc rải rác hoặc tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trong một số trường hợp, mụn nước có thể lan ra mu bàn tay, mu bàn chân. Nhưng hiếm khi lan ra ngoài cổ tay hay mắt cá chân.

Các mụn nước bị chàm thường nằm sâu dưới da, được bao phủ bởi lớp da dày, cứng, khó vỡ, gây nóng rát và ngứa ngáy. Sau khoảng 3-4 tuần các mụn nước có thể tự biến mất, để lại vảy tiết màu vàng nhạt trên da.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Kem_duong_am_cho_da_kho_nhu_Eucerin_hoac_Lubriderm_1_ff02182c7a.jpg) Bệnh tổ đỉa hay là một dạng chàm điển hình là các nốt mụn nước

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với chất gây dị ứng. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng ở những vùng da hở, da tay và bàn chân. Biểu hiện tổn thương do viêm da khác nhau tùy vào tác nhân gây bệnh. Nếu da tiếp xúc với chất tiết của côn trùng, da có thể sưng đỏ, viêm, nóng rát hoặc mụn mủ. Ngoài ra nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân có thể do ma sát liên tục với găng tay, giày hoặc tất.

Bệnh chân tay miệng

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể lây lan. Nguyên nhân của bệnh là do nhiễm virus enterovirus. Không chỉ gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau họng, chán ăn, tiêu chảy mà tay chân miệng còn gây phát ban dạng phỏng nước. Các mụn nước thường có màu xám, hình bầu dục, đường kính từ 2 đến 10 mm, gồ lên hoặc phẳng và không gây ngứa, đau rát. Để nhận biết bệnh lý này, bạn có thể kiêm tra một số triệu chứng kèm theo như loét trên lưỡi, miệng và má, thậm chí một số trẻ có thể bị nổi mụn nước ở mông và lở loét.

Bệnh thuỷ đậu

Thủy đậu là một bệnh có thể lây lan do virus varicella gây ra. Đặc trưng của bệnh là nổi mụn nước khắp người, cả lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh thủy đậu thường lây truyền qua đường tiếp xúc với mụn nước của người bệnh hoặc lây qua các hoạt động hô hấp như giao tiếp, ho, hắt hơi,…

Ngoài tổn thương ngoài da, bệnh thuỷ đậu còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như buồn nôn, đau nhức cơ, nhức đầu, mệt mỏi và sốt cao.

Không giống như tay chân miệng, bệnh thủy đậu có thể bùng phát ở trẻ em và cả người lớn.

Các tình trạng da liễu có thể gây ra mụn nước khác như herpes sinh dục và bệnh zona, thường gây ra các triệu chứng trên môi, bộ phận sinh dục và rất hiếm khi mọc thành từng đám ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/du_muc_ky_tuat_so_aedd221315.jpg) Thuỷ đậu đặc trưng là các nốt mụn nước khắp cơ thể

Cách xử lý mụn nước ở lòng bàn tay tại nhà

Sử dụng thuốc không kê đơn

Ở giai đoạn đầu, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân có thể gây ngứa, rát, khó chịu. Để giảm các triệu chứng này, bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn sau:

  • Thuốc kháng histamin H1: Histamin được cơ thể sản xuất khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Thành phần này khiến da bị tổn thương, bỏng rát và ngứa. Do đó, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin để ức chế giải phóng các chất gây dị ứng và làm giảm các triệu chứng khó chịu.
  • Dung dịch sát khuẩn: Ở giai đoạn đầu, da có thể bị bỏng, phồng rộp và rỉ dịch. Để tránh nhiễm trùng và giúp vùng da tổn thương nhanh lành, bạn có thể sử dụng một số dung dịch sát khuẩn như thuốc tím, nước muối sinh lý,….
  • Corticosteroid tại chỗ: Có thể sử dụng corticosteroid bôi tại chỗ hiệu quả nhẹ mà không cần kê đơn. Thuốc này dùng khi vùng da tổn thương khô hẳn. Tuy nhiên corticoid có thể gây giãn mạch, teo da nên hạn chế sử dụng quá 20 ngày.
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Khi nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ và đau cơ có thể dùng paracetamol để giảm đau và hạ sốt.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Kem_duong_am_cho_da_kho_nhu_Eucerin_hoac_Lubriderm_3_48d2c0b4c6.jpeg) Ở giai đoạn nhẹ khi nổi mụn nước ở lòng bàn tay có thể điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh, thuốc bôi

Cách chăm sóc mụn nước ở lòng bàn tay

Chườm lạnh hoặc ngâm tay trong nước lạnh có thể giúp giảm ngứa, rát và khó chịu. Nếu bạn muốn chườm lạnh, hãy dùng một ít đá cho vào túi vải mỏng. Sau đó đắp lên da trong vòng 15 - 20 phút. Thực hiện 2-4 lần mỗi ngày hoặc thực hiện bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó chịu. Người bệnh tránh chườm đá trực tiếp lên da hoặc chườm quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh. Để kiểm soát các triệu chứng khó chịu do nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc một số loại thuốc thuốc mỡ, kem bôi… Sản phẩm giúp hạn chế tình trạng da khô, bong tróc, cung cấp nước giúp da kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy.

Dưới đây là một số loại kem dưỡng, thuốc bôi không kê đơn mà bạn có thể sử dụng khi bị nổi mụn nước ở lòng bàn tay:

  • Kem dưỡng ẩm cho da khô như Eucerin hoặc Lubriderm.
  • Kem gốc dầu như Vaseline.
  • Thuốc uống có hiệu quả trị ngứa như Alavert, Benadryl và Claritin

Ngoài các biện pháp khắc phục tại nhà ở trên, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng của mình, bằng cách ngâm tay, chân vào loại tinh dầu chiết xuất từ ​​thảo dược thiên nhiên. Dưỡng chất từ ​​tinh dầu sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự xuất hiện của các tổn thương trên da đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị.

Mặc dù nổi mụn nước ở lòng bàn tay có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có xu hướng tái phát, đặc biệt là vào mùa xuân hoặc hè. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây nhiều phiền toái, khó chịu ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay và bàn chân trong sinh hoạt thường ngày. Do đó người bệnh phải đến bệnh viện để có phương pháp kiểm soát bệnh và được kiểm tra tình trạng bệnh thường xuyên.