Cách nấu sâm bông cúc la hán quả

Trong Đông y, la hán quả là một loại thuốc có tính hàn, giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. La hán quả thường được dùng để nấu lấy nước uống vừa có tác dụng giải khát vừa mang mùi vị thơm ngon bổ dưỡng mà còn có nhiều lợi ích trong việc điều trị các loại bệnh. Khi nhắc đến la hán quả người ta thường nghĩ được dùng để làm thuốc uống nhưng cách chế biến và được dùng phổ biến nhất là pha nước để uống. Dùng la hán quá để nấu nước uống không những giữ được mùi vị thơm ngon mà còn đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy các bạn đã biết được cách nấu nước sâm la hán quả chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết dưới đây ngay nhé!

cách nấu nước sâm la hán quả

Cách nấu sâm la hán quả cùng với bí đao

Chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau đây: 2 quả la hán quả, 1 quả bí đao già (hoặc 30gr bí đao khô), 20 gram thục địa, 1 khúc mía, 3 lít nước, 1 bó lá dứa, 100 gram đường phèn (có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị của mỗi người).

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu chuẩn bị sắn, bí đao cắt miềng dày 1cm bỏ phần ruột để nước sâm không bị chua. Mía chặt thành khúc nhỏ để dễ ra vị ngọt nhiều hơn. La hán quả và thục địa thái nhỏ thành miếng dày. Là dứa rửa sạch cột gọn gàng thành 1 bó.

Bước 2:  Để tất cả nguyên liệu xếp vào nồi, cho thêm 3 lít nước và đường phèn vào đun với lửa nhỏ trong một giờ.

Bước 3:  Khi nước sâm đã sôi và có màu nâu thì lọc bỏ các nguyên liệu lấy nước và cất vào tủ lạnh để uống dần.

Một số lưu ý khi nấu nước sâm la hán quả cùng với bí đao:

  • Bí đao dùng để nấu nước nên là bí đao già để hạn chế vị chua cho nước sâm.
  • Ưu tiên chọn mía lau thay vì mía thường vì mía lau có vị ngọt nhiều so với nhưng mía khác sẽ giúp nước sâm của chúng ta có vị ngọt thanh của mía.
  • Không nên cho quá nhiều thục địa sẽ làm nước sâm bị đắng và bị nặng mùi.

Cách nấu sâm la hán quả cùng với rong biển

Chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau đây: 15g La hán quả, 40g Rong Biển, 100g Đường phèn, 20g Bông Cúc, 3,5 lít nước

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu với nước trước khi nấu.

Bước 2: Cho các nguyện liệu đã sạch vào nồi nầu trong khoảng 30 phút.

Bước 3: Khi nước đã được nấu trong 30p thì lọc lấy nước, sau đó tiếp tục cho 100g đường phèn vào và nấu cho tan đường.

Bước 4: Nước sau khi sôi để nguội rồi cho vào tủ lạnh, nước sâm la hán quả sẽ ngon khi uống lạnh.

Cách nấu nước sâm la hán quả với hoa cúc

Ngoài la hán quả thì hoa cúc cũng có tác dụng giải nhiệt rất tốt vì vậy kết hợp la hán quả cùng với hoa cúc để làm nước sâm uống là một cách tuyệt vời để giải nhiệt trong mua hè oi ả. Bông cúc có tính hàn, giúp giảm nhiệt, giảm stress và giúp dễ ngủ rất tốt khi nấu chung với la hán quả sẽ tạo nên một bài thuốc chữa ho, làm dịu cổ họng, chữa sốt.

Các bạn cần chuẩn bị nguyên liệu sau đây: 1 trái la hán quả, 20g bông cúc sấy khô, 1 bó lá dứa, 50g đường phèn (có thể điều chỉnh tùy theo sở thích của từng người)

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu dùng để nấu nước, riêng bông cúc cần xả xơ qua với nước rồi ngâm 5 phút để giảm độ hăng của hoa cúc.

Bước 2: Đập la hán quả thành từng miếng nhỏ rồi bỏ vào nồi với 2,5 lit nước đun nhỏ lửa cùng với 1 bó lá dứa, đun trong 30 phút

Bước 3: Cho hoa cúc vào sau để tránh hoa bị nát và thêm đường phèn vào tiếp tục nấu trong 5 phút.

Bước 4: Lọc lấy nước bỏ các nguyên liệu và cho vào tủ lạnh dùng dần. Để tránh nước la hán quả mất hết độ ngon thì nên sử dụng trong vòng 2 ngày.

Có thể thấy ngoài công dụng làm thuốc trị bệnh thì quả la hán còn được dùng để nấu nước uống giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức. Bài viết trên đã giới thiệu cho các bạn 3 cách cơ bản nhất để nấu nước sâm la hán quả ngon, các bạn hãy áp dụng và nấu cho mình một nồi nước sâm la hán quả để giải nhiệt trong những ngày hè oi bức nhé!

About admin

Cách nấu sâm bông cúc la hán quả

Mỗi khi đi ngoài nắng về, uống một ly sâm la hán quả sẽ rất tốt cho sức khỏe. Sâm vừa mát gan, giải nhiệt lại có tính giải khát rất cao. Vị sâm không chỉ thơm mà còn ngọt, rất dễ uống.

Cách nấu nước sâm la hán quả các chị em đã biết chưa? La hán quả rất phổ biến trong y khoa Trung Hoa như một phương thức thanh nhiệt hiệu quả. Quả la hán có độ ngọt gấp 300-400 lần đường mía nhưng lại rất ít calo. Đây được xem là loại quả trường thọ vì có tính chống oxy hóa cao. Chưa kể quả la hán còn hỗ trợ trị tiểu đường và béo phì, chống dị ứng, chống viêm và nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh nha chu và nấm Candida.

Có nhiều cách chế biến la hán quả, MarryBaby xin giới thiệu cách nấu nước sâm la hán quả đơn giản nhất, cùng với 6 công thức chế biến la hán quả thành các loại trà và món tráng miệng hợp khẩu vị.

>> Xem thêm: 5 tác dụng của quả la hán với bà bầu, có thể bạn chưa biết!

Cách nấu nước sâm la hán quả đơn giản nhất

Nguyên liệu cho cách nấu nước sâm la hán quả

  • 1 quả la hán. Mỗi quả nấu được với 1,5-2 lít nước, đủ cho 1-2 người dùng trong ngày. Chị em nên chọn quả đặc, chắc, lắc không kêu. Nếu lắc kêu lộc cộc chứng tỏ quả đã già, khô, ruột bị bọng, uống không ngon.
  • 4-5 lá dứa (nếu có).
Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Bạn chỉ cần 1 quả la hán và một ít lá dứa là đủ

Cách nấu nước sâm la hán quả

  • Bước đầu của cách nấu nước sâm la hán quả là, bóp vỏ la hán quả, lấy ruột xé nhỏ. Quả ngon thì ruột còn hơi ẩm. Quả già thì ruột khô, không dùng được.
  • Chị em có thể nấu luôn cả vỏ nếu muốn.
  • Nếu không dùng vỏ thì cạo hết phần cơm dính trong vỏ ra.
Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Ruột quả phải hơi ẩm mới ngon. Ảnh minh họa: nyonyacooking
  • Bắc nồi lên bếp, cho vào 1,5 lít nước.
  • Nước sôi thì cho ruột la hán quả vào. Sau đó cuộn lá dứa lại rồi cho vào.
  • Đun sôi 5-10 phút cho ra nước rồi tắt bếp. Màu nước sâm lúc này rất đậm.
  • Đậy nắp thêm 15 phút.

Thưởng thức

– Múc sâm ra ly cho nguội rồi uống. Sâm có vị ngọt ngọt thơm thơm rất hấp dẫn. Sâm la hán quả có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2-3 ngày.

– Vì la hán quả có vị ngọt sẵn nên khi nấu không cần cho đường.

– Mỗi lần thời tiết nóng bức mà có 1-2 ly nước la hán quả thế này thì rất đã khát, mát ruột.

Cách nấu nước sâm la hán quả của MarryBaby sẽ giúp cả nhà giải khát và thanh lọc cơ thể rất hiệu quả.

Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Nước la hán quả thơm ngon, thanh mát. Ảnh minh họa: nyonyacooking

Ngoài cách nấu nước sâm la hán quả, chúng ta có thể chế biến được nhiều món ăn khác như:

1. Thạch la hán quả

Thay vì tráng miệng bằng thạch trái cây, chúng ta có thể chọn thạch la hán quả.

Cách làm:

  • Lấy ruột của 2-3 quả la hán, cho vào nước sôi đun lên với lửa vừa. Có thể thêm chút đường hoặc mật ong.
  • Sau đó chúng ta hạ lửa nhỏ, vớt xác và hạt ra. Cho bột thạch agar vào nồi và khuấy đều tay.
    Khi thạch tan ra hết, bạn tắt bếp và đổ hỗn hợp vào bát. Để nguội từ 10-15 phút rồi cho thạch vào tủ lạnh.
  • 30 phút sau là có thể dùng được.
Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Thạch la hán quả là món tráng miệng thanh đạm mới lạ. Ảnh minh họa: wendyinkk

2. La hán quả nấu canh cải xoong

Chúng ta nấu canh cải xoong như bình thường với xương lợn, ức gà hoặc cà rốt, rồi thêm vào ruột la hán quả và táo tàu. Cải xoong rất giàu vitamin K và các chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe.

Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Canh cải xoong là món ăn truyền thống của người Trung Hoa. Ảnh minh họa: souperdiaries

3. Trà la hán quả và nhãn khô

Thức uống thảo mộc này có thể dùng nóng hoặc lạnh. Nguyên liệu bao gồm la hán quả, nhãn khô, đường phèn hoặc mật ong. Cho tất cả vào đun sôi trên lửa vừa. Thức uống này rất tốt cho người bị ho hoặc viêm họng.

Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Thức uống cổ điển này lại rất được ưa chuộng trong các nhà hàng sang trọng. Ảnh minh họa: nyonyacooking

>> Xem thêm: Tác dụng của trà hoa cúc có gây “sẩy thai” như bạn nghĩ?

4. Sâm bí đao la hán quả

Bí đao rất tốt cho hệ miễn dịch, điều hòa đường tiêu hóa và thanh lọc cơ thể. Chúng ta bào bí đao thành sợi, cho vào nước luộc la hán quả. Nếu thích có thể thêm vào nhãn khô và chút đường phèn.

Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Bí đao chứa những thành phần làm mát rất hiệu quả. Ảnh: cookwithmi

5. Tráng miệng nấm tuyết với la hán quả

Chúng ta ngâm nấm tuyết (mộc nhĩ trắng) vào nước rồi rửa sạch, cắt nhỏ. Đun một nồi nước sôi và cho ruột la hán quả, nấm tuyết vào. Có thể kèm thêm nhãn nhục, sợi bí đao, hạt bạch quả và táo tàu. Hãy để lửa liu riu trong 45 phút và dùng khi còn nóng.

Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Nấm tuyết chứa các hợp chất chống viêm rất tốt cho làn da. Ảnh minh họa: songkitchenblog

Trà này giúp xoa dịu cơn ho và cổ họng đau rát, làm ẩm phổi. Chúng ta mua hoa cúc khô ở tiệm thuốc Bắc hoặc siêu thị, về rửa sạch rồi đem phơi. Đun sôi nước, cho ruột la hán quả và hoa cúc khô vào. Cả nhà có thể thêm đường phèn hoặc mật ong, kỷ tử cho ngọt nước và dùng khi còn ấm.

Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Trà hoa cúc la hán quả rất tốt cho cổ họng. Ảnh minh họa: notoxwellness

La hán quả có tính hàn nên những người sợ lạnh, chân tay lạnh, da nhợt nhạt thì không nên uống. Quả la hán thuộc họ nhà bí nên những ai bị dị ứng với bầu bí, dưa chuột thì không nên ăn loại quả này. Dấu hiệu dị ứng bao gồm phát ban, khó thở, mạch không đều, chóng mặt, đau dạ dày hoặc buồn nôn, lưỡi sưng, thở khò khè.

Còn lại những người thân nhiệt sống ở vùng nhiệt đới như nước ta thì la hán quả là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho các món ngọt và đường.

Hy vọng với cách nấu nước sâm la hán quả, MarryBaby sẽ giúp các chị em ghi điểm trong mắt người thân trong gia đình. Bên cạnh cách nấu nước sâm la hán quả, những công thức chế biến món ăn với quả la hán cũng là những mẹo siêu xịn cho thực đơn giải nhiệt và thanh mát đấy nhé các chị em!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.