Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Hiện nay, người lao động có thể tiến hành tra cứu thông tin về bảo hiểm xã hội (BHXH) trực tuyến, qua nhắn tin bằng điện thoại hoặc qua ứng dụng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Muốn tra cứu bảo hiểm xã hội, gồm các thông tin về thời gian đóng, mức đóng BHXH… trước hết người lao động cần biết được mã số BHXH của mình.

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

Cách tra cứu bảo hiểm xã hội nhanh và chuẩn xác nhất (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn tra cứu mã số BHXH

Căn cứ khoản 2.13  Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2020, mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

Cách 1: Xem trên bìa sổ bảo hiểm xã hội

Hiện nay, sổ BHXH sẽ do người lao động tự giữ và bảo quản. Vì vậy, người lao động có thể tự xem mã số BHXH trên bìa sổ BHXH. Trường hợp người sử dụng lao động chưa giao sổ cho người lao động, có thể áp dụng cách dưới đây.

Cách 2: Xem trên thẻ BHYT

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH, 10 ký tự cuối của mã thẻ BHYT là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT.

Như vậy, người tra cứu có thể xem được mã số BHXH bằng cách xem 10 ký tự cuối của mã thẻ bảo hiểm y tế của người cần xem.

Ví dụ: Chị M có có mã thẻ bảo hiểm y tế là CN 3 01 0004500198 thì mã số BHXH của chị M là 0004500198.

Cách 3: Tra cứu mã số BHXH trực tuyến

Để tra cứu mã số BHXH trực tuyến, người lao động thực hiện theo các bước sau.

Bước 1: Truy cập tại đây.

Bước 2: Khi giao diện của trang hiện ra, nhập thông tin của người muốn tìm mã số đóng BHXH.

Thông tin bắt buộc nhập: Tỉnh/TP, Họ và tên. Ngoài ra, nhập ít nhất 01 trong các trường: Ngày sinh hoặc Số CMND/CCCD.

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

Lưu ý:

- Tỉnh/TP: Theo nơi đăng ký thường trú.

- Họ tên: Có thể lựa chọn gõ tên “Không dấu” hoặc “Có dấu”, tùy theo người tra cứu.

Bước 3: Xác nhận capcha và kích “Tra cứu” để tra cứu thông tin.

Lúc này hệ thống sẽ trả về các thông tin sau: Mã số BHXH, họ tên, giới tính, ngày sinh, mã hộ, địa chỉ.

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

Cách 4: Tra cứu trên ứng dụng VssID

(Thông qua tài khoản của người đã có tài khoản VssID)

Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID

Bước 2: Chọn Tra cứu

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

Bước 3: Chọn Tra cứu mã số BHXH 

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

Bước 4: Nhập thông tin

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

Bước 5: Xem Mã số BHXH 

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

Xem thêm: Các cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội đơn giản, ít ai biết

Hướng dẫn tra cứu quá trình tham gia BHXH 

Từ thông tin mã số BHXH đã tra cứu được ở trên, người lao động tiến hành tra cứu thông tin BHXH bằng 03 cách dưới đây.

Cách 1. Tra cứu bảo hiểm xã hội trực tuyến

Lưu ý: Cách tra cứu này chỉ áp dụng đối với người lao động đăng ký đúng số điện thoại đang sử dụng với cơ quan BHXH. Bởi hệ thống BHXH sẽ yêu cầu nhập số điện thoại nhận OTP và gửi mã OTP về điện thoại để xác thực người dùng.

Bước 1: Truy cập https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx, chọn “Tra cứu trực tuyến”.

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

Bước 2: Chọn “Quá trình tham gia BHXH”. Điền các thông tin theo yêu cầu. Dưới đây là hướng dẫn một số mục:

Tỉnh/TP: Theo nơi đăng ký thường trú.

Cơ quan BHXH: Chọn cơ quan BHXH quản lý.

Từ tháng-đến tháng: Thời gian muốn tra cứu quá trình đóng BHXH.

Mã số BHXH (có thể tra cứu lại theo cách trên).

Nhập “SĐT nhận OTP” bằng số điện thoại đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH, xác nhận capcha và “Bấm chọn lấy mã OTP”.

Lưu ý: Mã OTP có hiệu lực trong 04 phút kể từ lúc nhận được tin nhắn.

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

Bước 3: Khi có mã, nhập vào mã OTP và bấm “Tra cứu”.

Nếu dữ liệu đang được cơ quan BHXH hoàn thiện hoặc dữ liệu về thông tin cá nhân của người lao động (số CMTND, ngày tháng năm sinh, số sổ, họ tên) chưa đầy đủ, chính xác thì có thể hệ thống sẽ không tìm thấy dữ liệu.

Nếu tra cứu thành công, hệ thống sẽ trả về thông tin Chức vụ, Đơn vị công tác, Mức đóng… để người lao động nắm được thông tin tham gia BHXH của mình. Bạn đọc có thể xem kết quả tra cứu minh họa dưới đây.

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

Hướng dẫn người lao động tiến hành đăng ký số điện thoại với cơ quan BHXH.

Cách 2. Tra cứu quá trình tham gia BHXH qua tin nhắn (1000 đồng/tin)

Với cách này, người lao động có thể tra cứu bảo hiểm xã hội mà không cần mã OTP. Đơn giản chỉ cần có chiếc điện thoại có thể nhắn tin để tra cứu.

Tra cứu tổng thời gian đã tham gia BHXH

Người lao động soạn tin nhắn với cú pháp:

BH QT {mã số bảo BHXH}  gửi đến 8079.

Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian

Người lao động soạn tin nhắn với cú pháp:

BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi đến 8079.

Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian theo năm

Người lao động soạn tin nhắn với cú pháp:

BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi đến 8079.

Tra cứu bảo hiểm xã hội qua tin nhắn điện thoại di động thì thông tin trả về không đầy đủ như tra cứu trực tuyến. Người lao động sẽ chỉ nhận được kết quả về tổng thời gian tham gia BHXH hoặc trong khoảng thời gian chứ không biết chi tiết thông tin BHXH của mình như Mức đóng, Chức vụ...

Cách 3. Tra cứu qua ứng dụng VssID

VssID là ứng dụng của BHXH Việt Nam. Người lao động có thể đăng ký tài khoản để tra cứu các thông tin liên quan đến quá trình đóng BHXH của mình.

Người lao động sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng ở cả hệ điều hành iOS và Android để cài đặt ứng dụng.

Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID theo mã số BHXH và mật khẩu do cơ quan BHXH cung cấp.

Bước 2: Chọn Quá trình tham gia.

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng

Bước 3: Xem thông tin quá trình tham gia BHXH.

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng


Muốn xem chi tiết mức lương đóng BHXH, chọn biểu tượng con mắt:

Cách tra sổ bảo hiểm xã hội trên mạng


Trên đây là hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm xã hội nhanh chóng và chuẩn xác nhất, nếu trong quá trình tra cứu mà gặp vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.