Cách xác định nghề nặng nhọc, độc hại

(Chinhphu.vn) – Để xác định nghề, công việc có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, doanh nghiệp phải căn cứ vào tên nghề, công việc thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc được mô tả kèm theo.

Giấy phép đầu tư của Công ty TNHH Ford Việt Nam có lĩnh vực hoạt động: Lắp ráp, sản xuất các loại ô tô và phụ tùng ô tô. Công ty đã tiến hành xác định công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm theo các văn bản quy định, tuy nhiên trong quá trình thực hiện Công ty gặp một số vướng mắc cần được sự tư vấn, hướng dẫn qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệpnhư sau:

Lĩnh vực hoạt động của Công ty là lắp ráp ô tô nhưng Công ty vẫn có một số hoạt động phụ trợ như lái xe nâng hàng hóa từ xe tải vào kho, vận chuyển rác; nhân viên vận hành máy nén khí… Trong quá trình xem xét xác định công việc nặng nhọc độc hại, Công ty chỉ xem xét lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy theo Mục K Thông tư số 36/2012/TT- BLĐTBXH. Công ty đề nghị giải đáp, việc xác định công việc nặng nhọc độc hại này đã đầy đủ chưa? Công ty có cần xem xét các lĩnh vực khác bên ngoài lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy như Mục D - giao thông vận tải tại Thông tư số 36/2012/TT- BLĐTBXH không?

Khi xác định một công việc là nặng nhọc độc hại, Công ty xem xét tên nghề, công việc có trùng với tên nghề, công việc được quy định trong danh mục văn bản pháp luật và đặc điểm về điều kiện của nghề, công việc nặng nhọc độc hại tương ứng. Công ty thực hiện như vậy có đúng không hay chỉ cần tên nghề hoặc công việc trùng với tên nghề hoặc công việc được quy định trong văn bản pháp luật là đủ để xác định công việc nặng nhọc độc hại?

Ngoài ra, hàng năm Công ty có thuê đơn vị độc lập đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP. Kết quả quan trắc chỉ ra các yếu tố khí hậu, vật lý, từ trường, bụi các loại, hơi khí độc và tâm sinh lý lao động - ergonomic tại tất cả các vị trí lao động đều trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

Công ty dựa vào kết quả nêu trên để đánh giá đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc nặng nhọc độc hại. Vậy, việc sử dụng kết quả này để đánh giá đặc điểm về điều kiện lao động khi xác định công việc nặng nhọc độc hại có đúng không? Nếu chưa thì căn cứ văn bản pháp luật nào để xác định đặc điểm về điều kiện lao động của công việc nặng nhọc độc hại? Đơn vị nào được phép làm việc này?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Việc áp dụng chức danh nghề, công việc đối với các nghề, công việc ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Công ty, theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, trong quá trình xác định các nghề, công vỉệc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Công ty, ngoài lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy, Công ty cần xem xét đến các lĩnh vực khác có liên quan đến toàn bộ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Công ty.

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo mô tả điều kiện lao động.

Vì vậy, phải căn cứ vào tên nghề, công việc thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc được mô tả kèm theo để xác định nghề, công việc tương ứng tại Công ty có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hay không.

Số đo môi trường lao động định kỳ như nêu tại câu hỏi của ông Vũ Đức Hùng chưa đủ thông tin để đánh giá điều kiện lao động theo Công văn số 2753/LĐTBXH- BHLĐ ngày 1/8/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Vì vậy, Công ty TNHH Ford Việt Nam cần thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2753/LĐTBXH-BHLĐ.

Theo Chinhphu.vn

Xác định ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Quyền lợi của người lao động khi làm trong môi trường này.

Tóm tắt câu hỏi:

Bố em sinh năm 1962, bố em bắt đấu đi làm và bắt đầu đóng bảo hiểm vào tháng 3 năm 1996. Công viêc ghi trong hợp đồng là “công nhân nghiền sàng đá”.Tháng 7 năm 2001 bố em có quyết định chuyển sang làm” công nhân khoan bắn nổ mìn”.Hôm trước bố em xuống làm thủ tục để về hưu trước tuổi thì công ty nói với bố em. 1.Nếu bố em về hưu vào tháng 3/2016 thì bố em sẽ về hưu trước tuổi 6 năm và sẽ bị trừ 12% lương hưu. 2.Công nhân nghiền sàng đá không phải la ngành nghề nặng nhọc độc hại ma chỉ có công nhân khoan bắn nổ mìn mới là ngành nghề nặng nhọc độc hại. Như vậy phải tới tháng 7 năm 2016 bố em mới đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại khi đó mới đươc tính tuổi về hưu là 55 tuổi. Có nghĩa nếu tháng 7/2016 bố em về hưu thì mới được tính là về hưu trước tuổi 1 năm và bị trừ 2% lương hưu.  Em xin hỏi các anh các chị xem công ty nói với bố em như vậy là đúng hay sai và nếu bố em vê hưu thì thời điểm về hưu là khi nào thì có lợi nhất ạ. Em đang phân vân không biêt công nhân nghiền sàng đá có phải là ngành nghề nặng nhọc độc hại như lời công ty nói hay không. E xin chân thành cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Bố bạn ký hợp đồng với công ty với công việc là “công nhân nghiền, sàng đá”. Việc công ty cho rằng công nhân nghiền sàng đá không phải là ngành nghề nặng nhọc độc hại là sai. Vì theo Quyết định 915 của Bộ Lao động thương binh và xã hội ngày 30/7/1996 thì vận hành máy nghiền, sàng đá là ngành nghề nặng nhọc, độc hại,nguyên hiểm. Theo đó thì vận hành máy nghiền sàng đá làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn, rung và bụi nồng độ rất cao. Sau đó, bố bạn chuyển sang “công nhân khoan bắn nổ mìn” đây là ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Quyết định 915 của Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 30/7/1996.

Bố bạn sinh năm 1962. Đến tháng 3/2016, bố bạn 54 tuổi. Bố bạn đóng bảo hiểm từ tháng 3/1996 đến tháng 3/2016 là được 20 năm đóng bảo hiểm và làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm được 20 năm. Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu:

“b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;;”

Nếu tháng 3/2016 mà bố bạn xin về hưu trước tuổi thì bố bạn về hưu trước tuổi 1 năm và bị trừ 2% tiền lương hưu (Khoản 3 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014).

Độ tuổi nghỉ hưu với công việc của bố bạn là 55 tuổi đến 60 tuổi. Bố bạn hiện đã 54 tuổi, vậy  bạn nên khuyên bố bạn làm thêm 1 năm để đủ tuổi về hưu là 55 tuổi. Khi đó, quyền lợi của bố bạn được đảm bảo nhất không bị trừ tiền lương hưu do về hưu trước tuổi.

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Luật sư, Công ty tôi đang hoạt động trong lĩnh vực may mặc, hiện tại chúng tôi đang phân loại điều kiện làm việc cho một số vị trí, và chúng tôi có một số thắc mắc mong luật sư giải đáp giúp:

Xem thêm: Quy định cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại mới nhất năm 2022

1. Công ty tôi hiện đang có vị trí lái xe nâng, làm các công việc vận chuyển bán thành phẩm trong phạm vi công ty, vậy theo quy định của pháp luật, công việc này thuộc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hay công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

2. Hiện nay, công ty tôi có bếp ăn tập thể, mỗi ngày nấu hơn 650 suất ăn, có 06 nhân viên cấp dưỡng. Trong 06 người này chúng tôi phân chia 02 người sơ chế thức ăn và đứng nấu bếp, 04 người còn lại làm công việc sơ chế thức ăn, dọn bàn, rửa chén bát. Vậy theo quy định của pháp luật, công việc của 06 nhân viên này có được đưa vào danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Việc xác định người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm căn cứ vào Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; ngoài tên gọi chức danh nghề có kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động.

– Đối với công việc lái xe nâng, theo Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ có quy định nghề lái xe nâng hàng trong kho xăng, dầu và các sản phẩm hoá dầu là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo như bạn trình bày, công việc của công ty bạn là công việc vận chuyển bán thành phẩm trong phạm vi công ty – đây là công ty may mặc do đó nghề lái xe nâng này không phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Đối với công việc nấu ăn: Theo Quyết định 190/1999/QĐ-BLĐTBXH có quy định nấu ăn trong các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể có từ 100 suất ăn trở lên là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo như bạn trình bày, công ty bạn có bếp ăn tập thể, mỗi ngày nấu hơn 650 suất ăn, có 06 nhân viên cấp dưỡng. Trong 06 người này phân chia 02 người sơ chế thức ăn và đứng nấu bếp, 04 người còn lại làm công việc sơ chế thức ăn, dọn bàn, rửa chén bát. Đây là công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên chịu tác động của nóng do đó công việc của 06 người này được xác định là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Video liên quan

Chủ đề