Chạy bùng tiền quảng cáo Facebook

Tăng trưởng bằng cách chạy bẩn, chạy bùng Facebook Ads không còn là điều xa lạ với người quảng cáo. Dù do khó khăn về ngân sách, do chạy sản phẩm bị giới hạn, hay đã tuân thủ chính sách Ads mà vẫn bị khóa tài khoản không về được, ai cũng từng nghĩ đến việc thử một số thủ thuật thanh toán bẩn. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng xem có những cách phổ biến nào để lách việc trả tiền quảng cáo Facebook và hậu quả doanh nghiệp cần cân nhắc.

Nội dung bài viết

Cơ chế thanh toán phí quảng cáo Facebook Ads

Chạy bùng tiền quảng cáo Facebook

Đầu tiên bạn cần biết cách mà Facebook Ads thu tiền quảng cáo của người chạy.

Tình huống cơ bản: chẳng hạn, nếu trong thẻ có 100.000đ mà muốn tạo chiến dịch 200.000đ thì sao? Có cách nhé.

Nếu kế hoạch là chạy 4 ngày thì mỗi ngày ngân sách của bạn là 50.000đ. Sau 2 ngày Facebook Ads thu của bạn 100.000đ - hết tiền rồi, nhưng lúc này quảng cáo vẫn được chạy tiếp theo kế hoạch thêm 2 ngày nữa (chạy trước trả sau). Và giờ bạn nợ 100.000đ, trả hay không là tùy bạn.

Tiếp theo bạn cần biết ngưỡng là gì. Theo Facebook: Ngưỡng lập hóa đơn là số tiền bạn có thể chi tiêu cho quảng cáo trước khi Facebook tính phí.

Bản chất khi chạy quảng cáo ở Facebook đó là bạn sẽ trả tiền sau khi đã đạt đến ngưỡng. Thường thì Facebook sẽ có các ngưỡng trả tiền như: 50.000đ -> 110.000đ -> 160.000đ -> 560.000đ -> 1.100.000đ -> …  -> 20.000.000đ, thậm chí nếu tài khoản bạn có lịch sử chạy tốt thì có thể gửi hỗ trợ để xin lên ngưỡng nợ là 40.000.000đ hoặc lên tới 100.000.000đ. Lúc này anh em sẽ lợi dụng ngưỡng trả tiền sau để chạy bùng Facebook Ads.


Chạy bùng Facebook Ads tối đa được bao nhiêu tiền?

Nhiều bạn thắc mắc vấn đề này, bởi đã nghĩ đến chạy bẩn, chạy bùng Facebook Ads thì ai cũng muốn làm cho tới, chứ nợ ít không đáng liều. Câu trả lời là: Tất cả phụ thuộc vào độ uy tín của tài khoản quảng cáo mà bạn chạy. Càng uy tín ngưỡng càng cao, và cơ hội của bạn càng lớn


6 cách chạy bẩn, chạy bùng Facebook Ads phổ biến nhất

1. Chạy bùng Facebook Ads cơ bản

Đơn giản là khi Facebook cho mình nợ một ngưỡng quảng cáo và mình "quên" thanh toán cho nó thì gọi là Chạy bùng.

Vậy tại sao Facebook không đòi trả trước như Google hay Zalo?

Nếu cả thị trường Việt Nam đều thanh toán trước rồi hãy cho chạy, Facebook không vậy là lỗ tan nát, thì sao không học tập Google với Zalo?

Thật ra bản chất chạy bùng không ảnh hưởng tới Facebook và không phải lý do khiến Facebook càng ngày càng siết chặt như bây giờ. Ví dụ khi bạn chạy 100tr thì Facebook cho cái ngưỡng từ 14 tới 20tr, đây là số tiền nằm trong khả năng quản lý rủi ro của Facebook, họ đã tính trước rồi và không thiệt thòi gì cả nên họ vẫn chấp nhận cho hình thức này tồn tại. Kiểu tri ân của ads thủ. Cách này 10 người chạy thì 6 7 người đã bùng, còn chưa bùng do chưa biết.

Nhưng đây vẫn được xét là chạy bẩn thì chắc chắn có hệ lụy, phải chạy sao cho không ảnh hưởng tài khoản, không ảnh hưởng page.

Nếu bạn nghĩ chạy bùng Ads sẽ ảnh hưởng nặng tới Facebook thì là bạn chưa biết tới các cách chạy bẩn sau.

Chạy bùng tiền quảng cáo Facebook

2. Chạy Voi, cưỡi Voi (invoice)

Một vài doanh nghiệp lớn họ không chạy tới ngưỡng rồi thanh toán vì tiền chi tiêu của họ quá nhiều thì Facebook sẽ cấp cho họ mã hóa đơn (invoice).

Khi có mã đó bạn có thể chạy 100tr 200tr rồi mới thanh toán, và có người hack được cái này. Ví dụ như cách đây vài năm có vụ Facebook kiện 4 anh chàng Việt Nam ra tòa án quốc tế vì hack của Facebook 36 triệu $. Những người hack được các mã này sẽ bán ra thị trường cho nhiều doanh nghiệp chạy sản phẩm sạch như mỹ phẩm, gia dụng,... chi tiêu 1 ngày lên tới 100tr.

Kiểu chạy này mới là ảnh hưởng thị trường vì người mua chỉ cần thanh toán cho người hack Voi 35 tới 50% giá hóa đơn chứ không hề thanh toán bất cứ cái gì cho Facebook.

Hiện tại, tài khoản Voi là dạng tài khoản mạnh nhất, đỉnh cao nhất mà Facebook cung cấp cho đối tác của mình là doanh nghiệp, công ty và các tổ chức.

3. Chạy CK (Chiết khấu), Scan

Scan là chạy các tài khoản được mở ngưỡng do bên thứ 3 bán cho bạn. Ví dụ tài khoản có ngưỡng chi tiêu 14 triệu và bên đó bán giá 5 tới 7tr. Mọi người lấy về chạy được ngưỡng là 14tr nhưng cái việc mọi người chạy được hay không là hên xui, thưởng thì sẽ không có bảo hành hay đảm bảo gì cả.

Chạy CK: chẳng hạn CK 30% có nghĩa là bạn chạy 10 triệu nhưng chỉ tốn 3 triệu tiền bỏ ra mà thôi.

4. Chạy kích ngưỡng

Bạn có cái ngưỡng là 14 triệu, điều kiện không có bill đỏ (các bill trước đó đã thanh toán), khi gần tới ngưỡng thì thuê bên thứ 3 về kích ngưỡng lên. Ví dụ 14tr có thể kích lên tầm 120tr tới 150tr mới cần thanh toán. Nếu may mắn gặp được người có tâm có tầm thì sẽ làm được thủ thuật này còn không thì hầu như là lừa đảo. Nếu bị lừa thi tài khoản của bạn sẽ thành scan ở trên. Phí kích ngưỡng sẽ tầm 30% còn ông nào nhận kích phí 2% 3% thì thôi rồi đấy.

5. Paid nợ

Paid nợ hay còn gọi là thanh toán nợ, bạn có khoản nợ 14tr thì sẽ có một bên nhận thanh toán khoản nợ này cho bạn bằng cách của họ, với các cam kết là sẽ không tuột ngưỡng, thanh toán xong tài khoản bị chết họ sẽ đền 100% và nếu không chết thì bạn thanh toán số tiền cho họ, giá giao động từ 35 tới 50%.

6. Dùng code trả trước

Cái này bị Facebook fix liên tục nên làm được cách này toàn "anh tài". Thay vì bạn nạp tiền vào thì bạn sẽ dùng 1 cái code, dùng code đó để kích số tiền nạp trước, ví dụ nạp 100k thì kích lên 10tr hay cả 100tr, nhưng cái này chỉ được nghe nói từ các hội nhóm chứ ít ai được nhìn thấy tận mắt.

Sau khi đọc xong đến đây thì chắc các bạn thấy chạy bùng còn hiền chán. Nhưng cái gì cũng có giá của nó!


Hậu quả khi chạy bẩn, chạy bùng Facebook Ads

1. Đối với doanh nghiệp bạn

  • Chết tài khoản hàng loạt: Vì bạn đã bị cho vào blacklist, danh sách đen IP mạng, PIN, Page.
  • Thẻ visa để chạy không dùng được nữa.
  • Fanpage doanh nghiệp dày công xây dựng bị hạn chế, trở nên vô dụng.
  • Xét duyệt quảng cáo ngày càng lâu hơn, gắt hơn.

2. Đối với tất cả người chạy Facebook Ads khác

  • Xét duyệt quảng cáo nói chung khó hơn, nhiều tài khoản bị khóa oái oăm do uy tín trong nước xấu.
  • Chiết khấu Facebook Ads giảm nhiều.
  • Thị trường bị lên giá (CPM tăng): Đặc biệt khi chạy VOI hoặc Scan, cần phải tiêu gấp tiền trước khi bị phát hiện thì CPM tăng vì giá thầu ngày của bên chạy bẩn quá cao.
  • Cuối cùng là hiệu quả của quảng cáo Facebook Ads trong nước giảm dần, anh em phải bỏ qua các kênh khác.

Chạy bùng tiền quảng cáo Facebook


7 nguyên nhân chính khiến tài khoản quảng cáo Facebook Ads bị khóa

  • Nguyên nhân phổ biến nhất: Nghi chạy bùng Facebook Ads
  • Vi phạm chính sách quảng cáo Facebook
  • Ảnh quảng cáo quá nhiều text (hơn 20%)
  • Share quyền quảng cáo với tài khoản bẩn khác, hoặc add tài khoản vào fanpage bẩn
  • Vấn đề với thẻ visa: Không khớp tên Facebook, từng chạy bẩn chạy bùng, dính IP từng bị khóa, lâu không chạy Ads, thẻ bị từ chối
  • Tạo nhiều quảng cáo cùng lúc
  • Thanh toán không đều, nợ khó đòi.

Không chạy bùng Facebook Ads mà vẫn ra đảo: Hướng dẫn kháng tài khoản quảng cáo bị hạn chế, vô hiệu hóa

Cách 1: Kháng nghị từ trình quản lý tài khoản

  • Bước 1: Truy cập phần "Chất lượng tài khoản" (trong trình quản lý tài khoản quảng cáo) hoặc vào link https://www.facebook.com/accountquality
  • Bước 2: Bấm yêu cầu xem xét lại
  • Bước 3: Xác thực bằng CMT, Hộ chiếu hay giấy tờ tùy thân nếu được yêu cầu.
  • Bước 4: Mô tả chính xác những gì tài khoản đang gặp phải và báo cho Facebook đó là nhầm lẫn, bạn luôn tuân thủ chính sách quảng cáo.
  • Bước 5: Chờ kêt quả.

Vào ngay link: https://business.facebook.com/business/help nhé.

  • Bước 1: Đi tới mục "Liên hệ với chúng tôi"
  • Bước 2: Nhập thông tin tài khoản
  • Bước 3: Mô tả tình trạng như bước 4 cách 1.

Hãy kiên nhẫn kháng nghị nhiều lần, đồng thời chuẩn bị phương án dự phòng trong trong lúc tài khoản chưa trở lại.

https://business.facebook.com/help/contact/273898596750902

Lưu ý: Phải dùng trình duyệt thường chạy quảng cáo để kháng nghị và tránh dùng IP lạ.

Chọn "Lí do khác" và điền thông tin như ở cách 2.


Kết luận

Nghịch lý là doanh nghiệp bán hàng sạch thì thích chạy bùng Facebook Ads, nhưng các bên chạy hàng bẩn lại thường chạy phương thức sạch. Trải nghiệm rồi mới biết là để chạy bẩn mà hạn chế tối đa rủi ro còn tốn tiền và thời gian hơn là chạy sạch. Tiền mua nguyên liệu cao mà chưa chắc đã chạy được, lên chiến dịch vài ngày là chết tài khoản. Doanh nghiệp không nên chạy bẩn, chạy bùng Facebook Ads bởi hậu quả không chỉ tổn hại tài khoản, fanpage mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.