Chí mà phù là gì

Chí mà phù là gì
- Hà Nội chiều đông, hình ảnh nồi bánh trôi tàu, lục tàu xá, chí mà phù... tỏa khói nghi ngút, cái lạnh dường như vơi đi nhiều phần...

Bánh trôi tàu, lục tàu xá, chí mà phù… là những cái tên gợi nhớ tới mùa đông Hà Nội. Cứ khi đông về, không khí lạnh gõ cửa từng nhà, len lỏi từng con đường, góc phố là các hàng chè bắt đầu thêm vài món nóng hổi, ngọt lịm, thơm thơm mùi gừng được biết đến với cái tên bánh trôi tàu, lục tàu xá, chí mà phù.

Người Hà Nội quen ăn mấy món này ở 30 Hàng Giầy, Hoàn Kiếm, Hà Nội (quán của bác Bằng hói) nhưng không hiểu vì sao quán đóng cửa từ mấy năm nay để lại nhiều tiếc nuối cho những tâm hồn mê ăn uống. Bánh trôi ở đây ngon có tiếng, có hai loại đỗ xanh và vừng đen, với kẻ ham ăn như tôi thì bao giờ cũng phải chén cả, một viên bánh nhân đậu xanh, một viên nhân vừng đen, vừa thổi vừa xơi bên cơn gió mùa rét mướt.

Mấy món này nhìn tưởng chừng đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm như hạt sen, đậu xanh, trần bì, mã thầy… nhưng cách làm lại vô cùng công phu. Thế mới để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng thực khách. Ngoài quán 30 Hàng Giầy, người ta hay ăn bánh trôi tàu ở số 4 Hàng Cân, ở đây chỉ bán bánh trôi vào mùa đông mà cũng chỉ bán nhân đậu xanh nhưng được nhiều người yêu thích bởi vị thơm, bùi đặc trưng của đậu xanh ít thấy ở những hàng khác. Hút khách thứ hai là món chí mà phù – chè vừng đen, đen bùi, ngọt sánh, vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng. Thêm món lục tàu xá là đủ bộ ba món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa phổ biến trong các con phố cổ xưa. Lục tàu xá là gọi theo người Quảng Đông, Trung Quốc, hiểu theo tiếng Việt là đậu xanh nát nhuyễn. Nấu lục tàu xá khá công phu, đậu xanh nấu chín nhuyễn, cho thêm bột báng đã luộc sơ nấu cùng, đường cát cho vào từ từ, khuấy đều tay cho hỗn hợp thật sánh, thật mịn. Sau cùng là cho trần bì (vỏ quýt) đã rửa sạch, nấu sôi, nấu cho đến khi hỗn hợp chuyển thành màu vàng sánh, mùi thơm dậy lên là được. Công thức chỉ có vậy nhưng ngon hay không là do tay người nấu, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Bánh trôi tàu ở số 4 Hàng Cân

Chí mà phù

Quán mặc dù đông khách, bạn vẫn phục vụ rất nhanh mà không phải chờ đợi.

Người bán hàng múc bánh cho khách.

Nếu không thể ăn luôn, bạn có thể dc đóng hộp mang về, rất tiện lợi.

Nếu bạn là người không hảo ngọt thì chịu khó tìm quán Điệp Béo ở 52 Hàng Điếu, nổi tiếng với thứ bánh trôi vỏ mỏng, dẻo thơm, nước dùng thanh tao không hề ngọt sắc.

Đến cả nhưng du khách nước ngoài cũng tò mò với hương vị của bánh.

Ngoài bánh trôi tàu ra, quán Điệp béo còn có rất nhiều món chè ngon và hấp dẫn.

Cả những cậu bé cũng yêu thích hương vị bánh.

Bạn cũng có thể đến quán chè ngon 93 Hàng Bạc để thưởng thức món bánh trôi, tuy quán đông khách nhưng món bánh trôi tàu không đặc sắc, chỉ phù hợp với ai dễ tính, hoặc ăn bánh trôi như một món phụ cho món chủ đạo là chè.

Quán Chè ngon 93 Hàng Bạc.

Quán lúc nào cũng tấp nập khách.

Cứ mỗi khi đông về, gió rít từng cơn buốt lạnh, tôi lại thấy nhớ Hà Nội với bánh trôi tàu, lục tàu xá, chí mà phù,... nóng hổi đến nao lòng. Cái nóng, cái lạnh tưởng chừng đối nhau nhưng lại kết hợp một cách hài hòa làm ấm lòng những người yêu Hà Nội.

Bài và ảnh: Fantame

(Theo Congluan.vn)

Nghiên cứu chứng minh: Phụ nữ độc thân kiếm kiếm tiền giỏi, thành công hơn

Cách làm chè vừng mè đen đậu phộng theo công thức của người Hoa luôn sử dụng đường phèn thay cho đường cát, sẽ cho món chè ngọt thanh hơn.

Thêm một bí quyết để có món chè vừng chè mè đen ngon là bạn nên dùng đường phèn thay đường cát sẽ khiến món chè thanh ngọt hơn, rửa đậu phộng trước khi rang sẽ khiến đậu phộng giòn hơn. Và luôn nhớ khi làm chè mè đen Chí mà phù là phải khuấy đều tay để chè sánh mịn, không bị vón cục nha.

Chí mà phù là gì

Nguyên liệu chè vừng đen đậu phộng Chí mà phù của người Hoa

  • 200g vừng đen
  • 200g đậu phộng
  • 200g đường phèn
  • 50g bột năng
  • Một ít lá dứa
  • 200g dừa nạo

Cách nấu chè vừng đen đậu phộng Chí mà phù của người Hoa

Bước 1: Vừng đen khi mau về, cho vào nước vo sạch, loại bỏ tạp chất, rồi cho vừng ra rổ để ráo nước. Tiếp theo, cho chảo lên bếp, đun nóng rồi cho vừng đen vào rang đến khi vừng dậy mùi thì cho vừng ra đĩa để thật nguội. Sau đó, cho vừng vào xay nhuyễn. Lưu ý, nếu vừng chưa nguội mà đem xay sẽ khiến cho món chè vừng đen không được ngon.

Bước 2: Đậu phộng rửa sạch rồi cho vào chảo rang cùng ít muối đến khi vàng giòn. Sau đó tách vỏ đậu phộng rồi để nguội. Tiếp theo, xay đậu phộng thật mịn rồi cho ra chén riêng.

Bước 3: Cho 2 chén nước ấm vào dừa nạo rồi nhào và vắt lấy nước cốt. Rồi cho phần nước cốt này vào nồi đun sôi, để nguội. Tiếp theo, cho tiếp 5 chén nước ấm vào dừa nạo để vắt lấy nước cốt dão để nấu chè.

Bước 4: Cho nước cốt dão, vừng xay, đậu phộng xay cùng đường phèn cùng lá dứa rửa sạch vào nồi và nấu sôi. Khuấy đều tay để các nguyên liệu hòa tan vào nhau. Tiếp tục, hòa bột năng với nước, rồi từ từ cho bột năng vào nồi chè, khuấy đều tay để tạo độ sánh cho chè rồi tắt bếp.

Cho chè ra chén rồi rưới nước cốt dừa lên trên hoặc cũng có thể giữ lại ít dừa nạo và đậu phộng hạt để rắc lên trên mặt chè là quá ngon để thưởng thức rồi đó! Chúc các bạn thành công!