Chỉ số thị trường chứng khoán việt nam (vnindex) có tăng lên so với ngày 26/1/2022 hay không?

VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng

Phiên đáo hạn của hợp đồng tương lai VN30 tháng 1/2022 đã diễn ra tương đối tích cực. Mặc dù áp lực bán đã gia tăng trong phiên ATC nhưng dòng tiền mua vào trong phiên 20/1 đã hoàn toàn thắng thế trước bên bán giúp các chỉ số đại diện thị trường hồi phục khá tốt. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/1, VN-Index tăng 22,51 điểm (+1,56%) lên 1.465,3 điểm. Độ rộng thị trường được cải thiện lên tích cực với 368 mã tăng (73 mã tăng trần), 32 mã tham chiếu, 109 mã giảm (8 mã giảm sàn).

Nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng sau chuỗi giảm sàn trước đó đã được giải cứu trong phiên 20/1 giúp cho nhiều mã thoát khỏi giá sàn và thậm chí một số mã còn tăng trần như: DIG (+6,9%), CEO (+9,8%), LDG (+6,8%), DXG (+6,9%), ITA (+6,9%), DRH (+6,8%), HQC (+6,9%),... Tuy nhiên, vẫn còn một số mã thuộc nhóm trên tiếp tục đà giảm sàn như: CII (-6,9%), FLC (-6,9%), QCG (-7%), VRC (-6,9%), ROS (-6,9%)... Dòng tiền chảy vào nhóm ngân hàng giúp nhóm này tăng mạnh và động lực chủ yếu giúp thị trường hồi phục. Đầu tầu của nhóm ngân hàng là BID (+7%) tăng trần. Cổ phiếu chứng khoán cũng hồi phục với một số mã tăng trần như: APS (+10%), ORS (+6,8%), TVB (+6,9%),…

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/1, VN-Index tăng 22,51 điểm lên 1.465,3 điểm

Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC), về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh dài với giá đóng cửa nằm trên các đường trung bình động ngắn hạn MA3 ngày và MA5 ngày là tín hiệu khá tích cực. Điều này cho thấy bên mua đang tạm thời chiếm ưu thế. Tuy nhiên, việc thanh khoản ở mức thấp hơn trung bình 20 phiên cho thấy độ tin cậy của cây nến này chưa cao và nhà đầu tư cần thận trọng trước khi ra quyết định mua đuổi.

“Trong phiên giao dịch hôm nay 21/1, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng kháng cự gần 1.470 – 1.475 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.480 – 1.485 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày”, chuyên gia của ASEANSC dự báo.

Nhà đầu tư có thể tiếp tục tái cơ cấu danh mục tại những nhịp tăng điểm

Còn theo các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco), tâm lý nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng và các nhịp hồi phục của Index thời gian gần đây chưa thực sự bền vững. Quan sát động lượng thị trường, chỉ số vẫn đang tăng điểm tích cực từ vùng hỗ trợ EMA89 và có thể tiếp tục hướng về đường MA50 tại 1.480 điểm. Agriseco Research dự báo chỉ số có thể gặp phải áp lực nguồn cung cổ phiếu tại vùng kháng cự này và sẽ dao động quanh ngưỡng 1.440 - 1.500 điểm trong các phiên trước kỳ nghỉ Tết Âm lịch.

“Việc chỉ số tích luỹ tạo nền quanh vùng giá nói trên là điều cần thiết để Index hình thành xu hướng tăng ngắn hạn thời gian tới. Nhà đầu tư có thể tiếp tục tái cơ cấu danh mục tại những nhịp tăng điểm, bán ra những cổ phiếu đầu cơ cũng như mua vào đối với các mã Bluechips đầu ngành để đón sóng kết quả kinh doanh Quý 4 và cả năm 2021”, chuyên gia của Agriseco cho hay.

Các chuyên gia của Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ hồi phục trong phiên giao dịch hôm nay 21/1 và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng 1.490 điểm. Đồng thời, dòng tiền ngắn hạn cải thiện, đặc biệt dòng tiền đầu cơ đã được giải phóng trong phiên giao dịch 20/1 nên dòng tiền có thể sớm quay trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn hồi phục trong vùng bi quan quá mức cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và thị trường vẫn có thể sẽ xuất hiện các nhịp hồi ở vài phiên tới.

“Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể dừng bán và quan sát thị trường, nếu nhà đầu tư có tỷ trọng margin cao thì vẫn nên cân nhắc giảm dần tại các nhịp hồi. Ngoài ra, các nhà đầu tư ngắn hạn cũng có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp”, chuyên gia của YSVN khuyến nghị./.

(TBTCO) - Thị trường chứng khoán hôm nay (31/5) điều chỉnh nhẹ sau chuỗi 5 phiên tăng tích cực trước đó. Áp lực giảm khá rộng nhưng do các bluechips đỡ nên VN-Index chỉ giảm -0,1%; trong khi đó, HNX-Index vẫn duy trì đà tăng. Thanh khoản tăng trở lại và khối ngoại tiếp tục mua ròng.

Trên thị trường chứng khoán hôm nay, áp lực điều chỉnh trên diện rộng xuất hiện khiến chỉ số VN-Index giảm nhẹ. Việc thị trường điều chỉnh nhẹ sau 5 phiên tăng liên tiếp cũng khá bình thường, nên không tác động quá lớn tới tâm lý nhà đầu tư. Lực đỡ từ một số cổ phiếu bluechips và nhóm cổ phiếu dầu khí đã tránh cho VN-Index thoát khỏi một phiên giảm mạnh, dù chỉ số VN-Index có tới 2 nhịp điều chỉnh trong phiên.

Theo số liệu từ MBS, dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 1,24 điểm (-0,1%) còn 1.292,68 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 147 mã tăng, 298 mã giảm và 57 mã đứng giá. Chỉ số VN30 cũng sụt 10,28 điểm (-0,77%) xuống 1.332,59 điểm. Ở rổ Vn30 có 10 cổ phiếu tăng, trong khi chỉ có 20 cổ phiếu giảm. Nhóm Midcap và Smallcap cũng chịu áp lực điều chỉnh lần lượt giảm -0,35% và -0,62%.

Các cổ phiếu lớn đã gây sức ép lên chỉ số VN-Index phiên này là: HPG (-2,12%), VPB (-1,9%), BID (-1,26%), TCB (-1,59%), VNM (-1,1%), … đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu khác như: GAS (+7%), VHM (+1,61%), VCB (+1,15%), MSN (+2,18%), CTG (+2,2%), …

Biểu đồ kỹ thuật chỉ số VN-Index. Nguồn: MBS.

Trên sàn Hà Nội, diễn biến của 2 chỉ số chính lại trái chiều nhau. Theo đó, HNX-Index tăng 2,99 điểm (+0,96%) lên 315,76 điểm. Toàn sàn HNX có 84 mã tăng, 124 mã giảm và 48 mã đứng giá. Trong khi đó, UPCoM-Index giảm 0,26 điểm (-0,27%) xuống 95,45 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường cải thiện với giá trị khớp lệnh đạt 17.328 tỷ đồng, tăng 14% so với phiên hôm qua.

Riêng trên HOSE, thanh khoản khớp lệnh tăng 12%, lên mức 14.287 tỷ đồng so với mức 12.758 tỷ đồng ở phiên hôm qua và mức bình quân 13.600 tỷ đồng ở tuần trước. Tổng cộng trên HOSE có 544 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 532 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.

Khối ngoại có thêm một phiên giao dịch tích cực. Theo đó, khối này khi mua vào 62,3 triệu cổ phiếu, trị giá 2.204 tỷ đồng, trong khi bán ra 50,7 triệu cổ phiếu, trị giá 1.772 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng của khối ngoại ở mức 11,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 432 tỷ đồng.

Riêng trên HOSE, dù khối lượng mua ròng giảm mạnh khoảng 77% so với phiên trước, nhưng khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 380 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 10,7 triệu cổ phiếu. Lực mua của khối ngoại tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như FUEVFVND, VHM, DGC, MSN, NLG,… Ở chiều ngược lại, E1VFVN30, PNJ, DPM, GAS, VGC… là những cổ phiếu/chứng chỉ quỹ bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.

Tại sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại hơn 57 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là trên 1,3 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, tại sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại 9 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng ở mức 322.211 cổ phiếu.

Áp lực bán khá rộng nhưng biên độ không lớn nên VN-Index chỉ giảm nhẹ. Ảnh: Duy Dũng

Một số nhận định cho thấy, sau 5 phiên tăng liên tiếp, thị trường có phiên điều chỉnh cũng là điều bình thường vì có yếu tố chốt lời. Mặc dù độ rộng của thị trường nghiêng hẳn về bên bán, tuy nhiên, biên độ biến động không lớn là điểm tích cực. Hơn nữa, chỉ số VN-Index cũng đã có dấu hiệu cho thấy sự lưỡng lự khi tiến gần đến ngưỡng cản 1.300 điểm.

Theo các chuyên gia của MBS, thị trường có phiên điều chỉnh nhẹ sau chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, áp lực chốt lời tuy không làm chỉ số VN-Index giảm sâu nhưng độ rộng thị trường cho thấy áp lực bán diễn ra trên diện rộng. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã tranh thủ chốt lời, đồng thời cũng cho thấy dòng tiền có sự phân hóa khi chủ động quay lại đối với các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi, trong đó nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí, hóa chất, sản xuất và phân phối điện,…

Về kỹ thuật, một phiên điều chỉnh nhưng không làm thay đổi xu hướng hồi phục của thị trường hơn 2 tuần vừa qua. Sự ngập ngừng của chỉ số VN-Index trước ngưỡng cản kỹ thuật 1.297 điểm cùng các nhịp rung lắc trong phiên có tác dụng loại bỏ lượng cổ phiếu T+, qua đó giúp đà phục hồi bền vững hơn.

“Chúng tôi vẫn giữ quan điểm, xu hướng phục hồi của thị trường vẫn tích cực và các nhịp rung lắc trong phiên là cơ hội để chốt lời cũng như cơ cấu lại danh mục” – chuyên gia MBS cho hay./.

Hóa ra phiên sáng đã khiến nhà đầu tư mừng hụt! Lực bán giải chấp lại đổ sập vào thị trường, “đạp” hơn 160 cổ phiếu giảm sàn, thổi bay tiếp 26,15 điểm của VN-Index. “Cứ điểm” phòng ngự cuối cùng quanh 1.400 điểm của chỉ số này cũng sập đến nơi...

Tính từ phiên đạt đỉnh gần nhất ngày 4/4 đến hôm nay, VN-Index đã mất 118,25 điểm. Chỉ số chốt phiên đã rơi về 1.406,45 điểm, ngay sát mức hỗ trợ cuối cùng.

Thị trường đang gây ức chế khủng khiếp cho các nhà đầu tư mới, vì thực ra những nhịp giảm như hiện tại không có gì là “quá lố”. Hi vọng quá mức thì thất vọng cũng nhiều tương xứng.

Sáng nay nhịp hồi kỹ thuật tạo cảm giác thị trường cân bằng được cung cầu, áp lực bán đã giảm. Thế nên khối lượng bán tháo phiên chiều tăng đột biến có thể gây bất ngờ cho nhiều người. Vấn đề là áp lực giải chấp lại thường xuất hiện trong buổi chiều, khi nhà đầu tư không thể đóng thêm tiền ký quỹ.

Hiệu ứng tăng giá sáng nay cũng là tạo một khoảng thời gian ngắn giảm áp lực tâm lý. Tài sản ký quỹ sẽ tăng lên khi giá cổ phiếu tăng. Tuy nhiên khi giá lại quay đầu giảm thì tình thế trở về như cũ. Việc đặt hi vọng không bị giải chấp vào một biến động giá kỹ thuật rất ngắn hạn là rất rủi ro.

VN-Index rơi như một viên sỏi chiều nay.

Chiều nay thị trường rơi gần như thẳng đứng, do các blue-chips bị bán rất mạnh. VN30 cuối phiên sáng tăng 0,52% so với tham chiếu, đến chiều giảm 1,88%. Cả rổ chỉ sót lại 3 mã tăng là HPG tăng 1,52%, KDH tăng 1,62% và VJC tăng 3,47%. 25 mã trong rổ này giảm giá với POW giảm sàn, 9 mã khác giảm trên 3%, 5 mã giảm trên 2% và 6 mã giảm trên 1%.

So với giá cuối phiên sáng, 29/30 mã tụt sâu hơn, duy nhất VJC là tăng. Cuối phiên sáng cổ phiếu này tăng 1,45%, đóng cửa tăng 3,47%, tương đương nhảy xấp xỉ 2%, đi ngược thị trường trong buổi chiều. Ngay cả HPG, KDH tuy đóng cửa vẫn trên tham chiếu, nhưng thực chất chiều nay cũng đã bị tụt giá. Loạt 20 cổ phiếu ở phía giảm, riêng chiều nay bốc hơi từ 2-7% giá trị so với phiên sáng.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ dĩ nhiên bị “nghiền nát” trong buổi chiều khi thị trường chung lao dốc mạnh như vậy. VNSmallcap chốt phiên giảm 3,12%, Midcap giảm 2,64%. HoSE ghi nhận 98 mã cổ phiếu giảm sàn, HNX có 52 mã và UpCOM đóng góp 14 mã. Như vậy toàn thị trường có 164 cổ phiếu giảm hết biên độ.

Độ rộng HoSE cuối ngày ghi nhận 101 mã tăng/371 mã giảm. Có 5 mã tăng trần nhưng chỉ PGD và AAM là thanh khoản trên được 1 tỷ đồng. Ngay cả những cổ phiếu mạnh nhất buổi sáng thuộc nhóm dầu khí, phân bón, hóa chất cũng chịu áp lực và hạ độ cao.

Thanh khoản hai sàn buổi chiều đạt 12.176 tỷ đồng, cao hơn cả phiên sáng, thể hiện áp lực bán tháo đã tăng cường độ. Mức giao dịch rất yếu buổi sáng thể hiện lực cầu không dâng lên các mức giá cao hơn. Đến khi người cầm cổ phải bán tháo giá thấp thì mới gặp được người mua.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua khá tốt trên HoSE, tổng giải ngân khoảng 2.256 tỷ đồng, chiếm 10% tổng giao dịch sàn này. Bán ra 1.978,5 tỷ đồng, tương đương mua ròng 277,5 tỷ. DPM, GEX, KBC, DCM được mua ròng trên 50 tỷ đồng. NLG, GMD, VRE, PVT, BID, VJC, STB, SZC được mua ròng trên 20 tỷ đồng. Phía bán có DGC -135,5 tỷ, SSI -75 tỷ là đáng chú ý nhất.

VN-Index giảm liền phiên thứ 3 liên tục với cường độ rất mạnh đã tạo áp lực lớn về mặt tâm lý cũng như tài khoản ký quỹ. Chỉ số đang đứng trước ngưỡng tâm lý 1.400 điểm. Các mốc hỗ trợ kỹ thuật có đứng vững trước áp lực bán kỹ thuật hay không chỉ có dòng tiền mới quyết định được.

Video liên quan

Chủ đề