Cho biệt sự khác biệt giữa công việc hoạt động quản trị trong đơn vị kinh doanh và đơn vị hành chính

Giới thiệu về cuốn sách này

Quản trị thực hiện công việc (Job Performance Management – PM) là một quá trình gồm các bước từ xác định nội dung, mục tiêu công việc đến theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện giữa người quản lý và nhân viên nhằm đảm bảo các nhiệm vụ và mục tiêu công việc thực hiện thành công, đóng góp vào mục tiêu chung của Công ty.

Đánh giá thực hiện công việc (Job Performance Appraisal – JPA) là một bước (ghi nhận và đánh giá mức độ hoàn thành công việc) của Quản trị thực hiện công việc.

Áp dụng hệ thống PM trong doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và có ảnh hưởng, tác động sâu rộng đến các vấn đề quản lý như: năng lực cán bộ, quy trình nghiệp vụ, chiến lược, mục tiêu kinh doanh, văn hóa, kỷ luật làm việc…

Các bước xây dựng

1. Rà soát và xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh, các bộ phận đơn vị

Ban lãnh đạo công ty cần xác định về sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển trong vòng 2 – 3 năm và hàng năm mà doanh nghiệp cần đạt được. Đây là cơ sở quan trọng để các đơn vị xác định trọng tâm nhiệm vụ và rà soát tổ chức, phân công công việc.

Các đơn vị xây dựng mục tiêu hoạt động và xác định các mục tiêu chính yếu của đơn vị mình và trình Ban lãnh đạo công ty.

Ở bước này, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp hoạch định và quản lý chiến lược khác nhau để xác định các chiến lược trọng tâm và mục tiêu cần đạt được như SWOT hoặc kết hợp với Balance Scorcard. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh việc sa đà vào học thuật để đưa ra các chiến lược, mục tiêu và chỉ số KPI mà thiếu đi những luận cứ về tình hình thực tế.

2. Xác định tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá cho từng chức danh

Mỗi chức danh hoặc cá nhân trong công ty vừa là một mắt xích trong dây chuyền công việc, vừa là một nhánh trong chùm rễ cây duy trì và phát triển sự sống cho doanh nghiệp. Do đó, mỗi chức danh và cá nhân cần được xác định rõ sứ mệnh và mục tiêu cần phải hoàn thành là gì.

Hoàn thành công việc (thành tích) của mỗi nhân viên được xem xét và đáp ứng trên 2 khía cạnh:

Hoàn thành cái gì? Tức là số lượng, khối lượng và tiến độ công việc hoàn thành trong kỳ, có thể thông qua các KPI chủ yếu. Ví dự như: doanh số, doanh thu, công nợ, số khách hàng mới…

Hoàn thành như thế nào? Tức là cách nhân viên thực hiện và hoàn thành công việcở các khía cạnh như: thái độ làm việc, kỷ luật, phát huy năng lực chuyên môn, sự hợp tác với các đồng nghiệp và khách hàng.

Ở bước này nếu công ty đã có đồng bộ Từ điển năng lực và hệ thống các KPI cho từng chức danh thì việc xác định tiêu chí và tiêu chuẩn hoàn thành sẽ không mất nhiều thời gian. Ngược lại, công ty cần nhiều thời gian để nghiên cứu và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đồng bộ này.

 3. Thiết kế quy trình và các biểu mẫu đánh giá cần thiết

Xây dựng quy trình đánh giá, theo đó quy định rõ ràng về trách nhiệm, thời hạn và nội dung công việc phải làm. Trong đó, đặc biệt nêu rõ trách nhiệm theo dõi, giám sát và đánh giá của người quản lý.

Thiết kế các biểu mẫu đánh giá đơn giản, dễ hiểu và tiết kiệm thời gian nhất có thể.

Nghiên cứu áp dụng các phần mềm thích hợp, có thể đáp ứng được các yêu cầu như giao việc, giám sát, theo dõi, ghi nhận, cảnh báo, đánh giá và phản hồi.

Lấy ý kiến góp ý rộng rãi trong toàn công ty để hoàn thiện.

4. Ban hành và đào tạo, tập huấn áp dụng

Ban hành chính thức và gắn với các chế tài áp dụng.

Phổ biến và tập huấn cho nhân viên công ty trong nhiều tháng.

Đánh giá thử trong 3-6 tháng với mục tiêu là thay đổi nhận thức, thói quen làm việc và từng bước nâng cao năng lực quản lý, cải thiện tính kỷ luật.

Các dịch vụ của Phamlaw:

th tc gii th doanh nghip

dch v gii th công ty

–  th tc thành lp công ty

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

Công ty tư vấn Phamlaw

Tầng 5M, tòa nhà Bình Vượng
số 200, đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 
Hotline: 097.393.8866
Email : 

Đơn vị sự nghiệp là một trong những tổ chức có vị trí vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bởi đây được coi là đơn vị hỗ trợ hiệu quả trong việc phát triển các lĩnh vực chủ chốt của một quốc gia.

1. Đơn vị sự nghiệp là gì?

Khái niệm đơn sị sự nghiệp

Đơn vị sự nghiệp hau còn gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chính là các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách  cá nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, lao động thương binh xã hội, truyền thông và các lĩnh vực khác được pháp luật quy định.

Phân loại đơn vị sự nghiệp

– Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ).

– Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

Chủ yếu là các Viện nghiên cứu, Bệnh viện, Trường học….trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người sử dụng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước (trực tiếp hay gián tiếp). Do vậy, cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị này không giống với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và Nhà nước hoàn toàn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập đang được tổ chức và hoạt động chủ yếu theo mô hình doanh nghiệp; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động trong các đơn vị này cơ bản dựa trên quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Do vậy, không thể xây dựng cơ chế pháp lý chung cho việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng đối với các loại đối tượng này.

Đơn vị sự nghiệp có hai loai :

Xem thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của thủ quỹ trong các đơn vị sự nghiệp

  • Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn
  • Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn

Các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đông đảo về số lượng. Mà còn đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động. Do vậy, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập rất phức tạp tùy theo tiêu chí phân loại.

Đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Và đơn vị chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Tiêu chí phân loại này không chỉ dựa trên khả năng tự chủ tài chính. Mà còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự.

Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp

– Là những đơn vị không trực tiếp sản xuất vật chất nhưng hết sức cần thiết cho xã hội, nhằm ổn định duy trì bộ máy quản lí Nhà nước các cấp, đảm bảo ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng.

– Hoạt động phong phú, đa dạng, phức tạp mang tính chất phục vụ, đối với cơ quan hành chính hầu hết không có số thu, hoặc rất ít, các khoản chi cho hoạt động chủ yếu do Ngân sách Nhà nước cấp.

– Các khoản chi hoạt động sự nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố xã hội liên quan đến nhiều chính sách khác nhau trong nền kinh tế, vừa là một tất yếu khách quan và thể hiện tính ưu việt của xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần, sức khoẻ cho nhân dân.

Đơn vị sự nghiệp trong tiếng Anh là Public non-business unit.

2. So sánh cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp:

Thứ nhất, về cơ quan hành chính

Xem thêm: Đăng ký thuế, cách tính thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công là cơ bản giống nhau, về kinh phí hành chính trong quá trình thực thi nhiệm vụ, về biên chế và tổ chức hoạt động, trong khi các đơn vị sự nghiệp công lập lại có những đặc điểm khác biệt với các cơ quan hành chính.

Vấn đề cải cách tách chức năng quản lý nhà nước của cơ quan hành chính với cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp.

– Đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công từ trước đến nay vẫn có cùng chế độ như nhau về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ khác, điều này không đúng với thực tế tình hình của cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp công lập

– Vấn đề tách cơ quan hành chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp công để đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của những cơ quan này, tách đơn vị sự nghiệp ở đây được hiểu là các đơn vị sự nghiệp công.

Cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Bao gồm:

– Các cơ quan quyền lực nhà nước (các cơ quan đại diện): Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương.

– Các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương như: Chính phủ (Bộ, cơ quan ngang Bộ) và cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gồm: UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp.

– Các cơ quan Tòa án và Viện Kiểm sát các cấp.

Xem thêm: Tiêu chuẩn được bổ nhiệm vị trí Trưởng, phó khoa đơn vị y tế

– Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt dộng chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

– Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức trên cơ sở những nguyên tắc do luật định (có văn bản quy định về thành lập ra nó).

– Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định.

– Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước.

– Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt và có đối tượng quản lý rộng lớn.

– Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra…hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình.

– Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính.

Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành – điều hành và tham gia chính yếu vào hoạt động quản lý nhà nước. Ví dụ : Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương có : Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã), các sở, phòng, ban.

Xem thêm: Hệ thống thang bảng lương trong đơn vị sự nghiệp công lập

Thứ hai, về đơn vị sự nghiệp

– Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật, như: viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học…

Đối với các cơ quan quản lý các ngành sự nghiệp, những tổ chức này là những đơn vị cơ bản thực hiện nhiệm vụ của ngành.

– Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức lần lượt chính thức có hiệu lực đã có không ít tác động đến bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương bởi những quy định mới liên quan đến nguồn nhân lực sẽ vô hình chung tác động đến cơ cấu của tổ chức bộ máy. Một trong những biểu hiện của sự tác động đó là việc Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, tách riêng nội dung quy định đối với đơn vị sự nghiệp ra khỏi Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước.

– Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành nhằm cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng. Ví dụ: Trường Đại học Kinh Tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị trực thuộc công lập. Bệnh viện Bạch Mai trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập.