Chống bạo lực trên cơ sở giới là gì năm 2024

Mục tiêu bình đẳng giới đã được ghi rõ trong Luật Bình đẳng giới của Việt Nam là “xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.

Thực tế hiện nay, nhiều người vẫn có cái nhìn sai lệch về bình đẳng giới. Đã có những ý kiến cho rằng, “bình đẳng giới thì phụ nữ phải làm những công việc “dành cho đàn ông” và ngược lại”. Họ không nhớ rằng, thiên chức của người phụ nữ và nam giới khác nhau. Trên thực tế, một số công việc chỉ phù hợp với phụ nữ, không phù hợp với đàn ông ví dụ như giáo viên mầm non. Một số công việc lại chỉ cơ bản phù hợp với nam giới, không phù hợp với phụ nữ ví dụ như lái tàu ngầm… Một phụ nữ muốn ở nhà làm nội trợ, làm mẹ, làm vợ, chăm sóc con cái, chẳng có gì là mâu thuẫn với các phong trào nữ quyền nếu như bạn ấy hoàn toàn muốn như vậy và không bị ép buộc.

Phụ nữ và cả nam giới sẽ không cảm thấy bất bình đẳng khi mà họ được sống vui vẻ, làm được những gì họ mong muốn trong cuộc đời mình.

CÁC HÌNH THỨC CỦA BẠO LỰC GIỚI

Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực nhằm vào một người dựa trên cơ sở giới tính của người đó. Nó bao gồm các hành động gây ra những tổn hại về thể chất, tâm lý và tình dục, những đe dọa dẫn đến những hành động nói trên, sự ép buộc và những hình thức khác nhằm tước bỏ tự do của người đó…

Bạo lực giới xảy ra dưới nhiều dạng (hình thức), biểu hiện như: Bạo lực trong gia đình, tảo hôn, ép hôn, mua bán người, lạm dụng tình dục trẻ em, mại dâm cưỡng bức, quấy rối tình dục, nạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi, …

Trong cuộc đời phụ nữ và trẻ em gái có thể trải qua nhiều hình thức bạo lực về giới từ trước khi sinh ra và trong giai đoạn sơ sinh, trong thời kỳ vị thành niên hay trong giai đoạn trưởng thành, về già. Các hình thức của bạo lực giới diễn ra như sau:

– Trước khi sinh: Nạo phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính, bị đánh đập trong quá trình mang thai ảnh hưởng về tình cảm và thể chất đối với phụ nữ, ảnh hưởng đến kết quả sinh đẻ, mang thai ép buộc.

– Sơ sinh: Tục giết trẻ sơ sinh gái, sự phân biệt trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc y tế đối với trẻ sơ sinh gái.

– Thời thơ ấu: Tảo hôn, lạm dụng tình dục bởi các thành viên gia đình và người lạ, sự phân biệt trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ em gái, ….

– Thời niên thiếu: Bạo lực trong quá trình hẹn hò và tán tỉnh, lạm dụng tình dục nơi làm việc, quấy rối tình dục, hiếp dâm, mại dâm ép buộc, buôn bán phụ nữ, mại dâm trẻ em…

– Tuổi trưởng thành: Lạm dụng tình dục bởi bạn tình là nam giới, hiếp dâm trong hôn nhân, lạm dụng về tâm lý, lạm dụng tình dục nơi làm việc, quấy rối tình dục, hiếp dâm, lạm dụng phụ nữ tàn tật, buôn bán phụ nữ…..

– Tuổi già: Lạm dụng phụ nữ góa, lạm dụng người già,…Lạm dụng tinh thần là hành vi phổ biến nhất và bao gồm các hành vi gây tổn hại cho người cao tuổi hoặc gây ảnh hưởng đến tâm lí/cảm xúc của họ như: gây sợ hãi, hủy hoại tài sản hoặc ngăn không cho họ gặp bạn bè và gia đình. Lạm dụng tài chính bao gồm việc lạm dụng bất hợp pháp tiền hoặc tài sản. Lạm dụng sức khoẻ bao gồm gây chấn thương, sự đau đớn, cũng như gây ra sự căng thẳng, sự lo lắng và trầm cảm.

![](https://zalo-article-photo.zadn.vn/150a2b8e03c4ea9ab3d5

252993958)

1/ Bạo lực tinh thần: Bạo lực tinh thần rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng hơn so với bạo lực thể chất. Bạo lực tinh thần không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập, hành hạ, chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết, nhục mạ, hạ thấp phẩm giá nạn nhân, kiểm soát các hoạt động của nạn nhân, lợi dụng vị thế của mình trong gia đình để gây áp lực, buộc người kia phải tuân theo mình, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

* Hậu quả của bạo lực tinh thần kéo dài âm ỉ và có thể gây tổn hại tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân như trầm cảm và sang chấn tâm lý do phải sống trong môi trường căng thẳng, u uất, buồn bã.

2/ Bạo lực thể chất: là bất kỳ hành động cố ý nào gây thương tích hoặc chấn thương cho người khác, là hành vi phổ biến gồm:

– Đe dọa hoặc tấn công bằng vũ khí hoặc bằng vật khác.

– Nhốt trong phòng hoặc trói.

– Tát, đấm, cấu véo, kéo tóc, làm bỏng, bóp cổ, đánh.

– Ném đồ vật vào người.

– Lột quần áo.

– Giết chết người bị bạo lực.

3/ Bạo lực tình dục: là hành vi rất dễ xảy ra sau khi đã xảy ra bạo lực tinh thần và bạo lực thể chất; biểu hiện bệnh hoạn của người gây bạo lực với ý định kiểm soát và sỉ nhục cao nhất đối với phụ nữ như:

– Đánh đập để bắt quan hệ tình dục

– Sờ vào chỗ kín mà không được cho phép

– Dùng những lời nói tục tĩu, thô bạo để bắt người khác quan hệ tình dục

– Cho thuốc vào đồ uống để dễ dàng quan hệ tình dục với người khác

– Từ chối không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc bao cao su khi quan hệ tình dục

– Cưỡng ép quan hệ tình dục trái ý muốn, tấn công/quấy rối tình dục,

– Bắt mang thai, nạo phá thai,

– Ép xem các ấn phẩm đồi trụy,

– Chứng kiến các hành vi tình dục của người khác…

4/ Bạo lực kinh tế: là hành vi cưỡng bức với thủ đoạn muốn kiểm soát các thành viên khác trong gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về tài chính. Hành vi ngược đãi có thể là cắt giảm quá mức chi tiêu sinh hoạt trong gia đình hoặc ngăn cản người trong gia đình có việc làm ổn định. Điều này gây thiệt hại và đau khổ không kém gì hành vi bạo lực về thể chất.

– Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng;

– Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính;

– Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ;

– Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên trong gia đình;

– Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của gia đình;

– Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;

– Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân;

– Ép buộc các thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

– Ép buộc thành viên gia đình phải đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

Mục ttiêu bình đẳng giới đã được ghi rõ trong Luật Bình đẳng giới của Việt Nam là “xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.

![](https://zalo-article-photo.zadn.vn/b7b48730af7a46241f6b

252993960)

KHUNG LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI

Chính phủ Việt Nam được đánh giá là chính phủ đi tiên phong trong khu vực về việc xây dựng chính sách và luật pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt nạn bạo lực đối với phụ nữ. Chính phủ đã phê chuẩn Công ước CEDAW năm 1982 và ký kết nhiều Hiệp ước và Công ước quốc tế khác về quyền con người có liên quan đến bạo lực giới.

Các biểu hiện của bạo lực trên cơ sở giới được phân thành hai nhóm chính: bạo lực giới trong phạm vi gia đình (bạo lực gia đình, ép buộc hôn nhân, lựa chọn giới tính khi sinh…) và bạo lực giới trong cộng đồng (buôn bán phụ nữ và trẻ em, quấy rối tình dục, mại dâm…).

Từ khi Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua năm 2006 và Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua năm 2007 đến nay, công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực dựa trên cơ sở giới tại Việt Nam ngày càng được thể chế hóa và tiến hành thực hiện qua các Chiến lược, Chương trình hành động, Chương trình mục tiêu quốc gia, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội qua từng giai đoạn 10 năm và 5 năm trong mọi lĩnh vực.

1. Luật pháp, chính sách về bạo lực giới trong phạm vi gia đình:

Các qui định pháp luật về bạo lực gia đình được thể hiện trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007) và các văn bản pháp luật khác như Luật Bình đẳng giới (2006), Bộ luật Dân sự (1995), Bộ luật Hình sự (1999), Luật Hôn nhân và Gia đình (2000), Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (2004). Các qui định pháp luật về bạo lực gia đình của Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Các qui định xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được thể hiện tại Điều 42, 43, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử lý hành chính về các hành vi bạo lực gia đình được qui định cụ thể trong Nghị định 110/2009/NĐ-CP. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình được qui định chi tiết tại nhiều điều của Chương VII, trong Bộ luật Hình sự.

Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ khỏi hành vi bạo lực gia đình bằng các biện pháp: buộc người gây bạo lực chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình; áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với người có hành vi bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, nạn nhân bạo lực gia đình được hỗ trợ chăm sóc y tế, tư vấn và hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu.

2. Luật pháp, chính sách về bạo lực giới trong cộng đồng

Các hình thức bạo lực giới phổ biến trong cộng đồng bao gồm cưỡng dâm, quấy rối tình dục, buôn bán người (trong đó có phụ nữ và trẻ em), cưỡng ép làm gái mại dâm.

Trong công tác lập pháp, nhà nước Việt Nam đã có những mối quan tâm đặc biệt trong việc tạo ra một khung pháp lý để chống lại nạn buôn bán người nói chung và buôn bán phụ nữ nói riêng. Trong đó có Bộ luật Hình sự (1999), Bộ luật Lao động (sửa đổi 2012), Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (2006), Luật Bảo vệ, Chăm sóc, Giáo dục trẻ em (2004) đã quy định đầy đủ các tội liên quan đến buôn bán phụ nữ và trẻ em được thực hiện trong quá trình buôn bán người. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật Việt Nam đã hàm chứa các quy định về vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em như Luật Xử lý vi phạm hành chính (2012); Pháp lệnh Phòng chống mại dâm (2003); Luật Hôn nhân và Gia đình (2000) và các văn bản pháp luật có liên quan khác.Năm 2011, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống mua bán người (Luật số 66/2011/QH12) và Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người. Luật Phòng, chống mua bán người không giới hạn việc mua bán người chỉ đối với phụ nữ và trẻ em, cũng không còn xác định cụ thể việc mua bán người là phải ra nước ngoài hoặc qua biên giới, và có đề cập đến những mục đích mua bán người khác chứ không chỉ mại dâm. Để phòng ngừa các hành vi lợi dụng việc kết hôn, môi giới hôn nhân để buôn bán người, pháp luật về hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã có những quy định cụ thể và chi tiết về trình tự, thủ tục kết hôn. Việc đăng ký kết hôn sẽ bị từ chối, nếu qua kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2013/NĐ-CP về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài (thay thế Nghị định số 68/2002 và Nghị định số 69/2006) có hiệu lực thi hành từ ngày 15.5.2013, trong đó đã nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ và trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác (Điều 2).

Luật Phòng, chống mua bán người có hai chương qui định về những việc cần thực hiện về “Tiếp nhận, xác minh xác định, và Bảo vệ nạn nhân”, có các điều khoản liên quan đến việc đưa hồi hương, tiếp nhận, phục hồi, xác minh, và bảo vệ nạn nhân (chủ yếu là bố trí nơi tạm lánh khẩn cấp và đảm bảo giữ bí mật thông tin). Luật Phòng, chống mua bán người nghiêm cấm việc “kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân” và “tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân” (Điều 3). Bộ luật Hình sự cũng có các quy định để bảo đảm cho nạn nhân bị buôn bán, với tư cách là người bị hại hoặc nhân chứng trong vụ án, thực hiện các quyền của mình trong quá trình tố tụng (các Điều 133, 135, 137, 59…).

Không chỉ được bảo vệ, nạn nhân bị mua bán còn được hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, pháp luật về vấn đề tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán trở về được quy định cụ thể tại Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về; Thông tư số 116/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh và tiếp nhận nạn nhân; Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐ-TB-XH ngày 08 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về… Theo qui định pháp luật, các loại hỗ trợ dành cho nạn nhân mua bán người, gồm có: hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ học văn hóa, học nghề; trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn…

Để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội đã triển khai nhiều giải pháp như hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về hậu quả của bạo lực và xây dựng, triển khai các mô hình, dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực. Ngoài quy định mang tính hiến định về nguyên tắc “công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt” trong Hiến pháp 1992, đến nay đã được bổ sung thêm “cơ hội bình đẳng giới” trong Hiến pháp năm 2013 (khoản 1 Điều 26). Điều này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của Nhà nước ta, được thể chế hóa thành luật và các văn bản dưới luật. Bên cạnh các giải pháp, nhiệm vụ nhằm thực hiện thành công các mục tiêu bình đẳng giới, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11-15/12 hàng năm trên phạm vi toàn quốc.

Bạo lực trên cơ sở giới là gì?

“Bạo lực trên cơ sở giới” hay “bạo lực giới” là bạo lực nhằm vào một người dựa trên cơ sở giới tính của người đó. Bạo lực giới bao gồm các hành động gây ra những tổn hại về thể chất, tâm lý và tình dục, những đe dọa dẫn đến những hành động trên, sự ép buộc và những hình thức khác nhằm tước bỏ tự do của người đó .

Nguyên nhân sâu xa của bạo lực trên cơ sở giới là gì?

- Nguyên nhân mắc các tệ nạn xã hội như nghiện rượu, cờ bạc, ma túy, mại dâm được coi là những nguyên nhân cơ bản. Khi sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy, nam giới có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực mà trước hết là bạo lực với các thành viên gia đình.

Hậu quả của bạo lực là gì?

Hậu quả của bạo lực gây ra là một nỗi đau đặc biệt nghiêm trọng, nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khỏe, danh dự của các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng các tệ nạn như: mại dâm, ma túy, người lang thang, tội phạm vị thành niện, nạn buôn ...

Bạo lực có nghĩa là gì?

Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là đỉnh điểm của các cuộc xung đột. Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm với những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực. Bạo lực bao trùm một khuôn khổ rộng lớn.