Chức năng kinh tế dịch vụ của báo chí

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí được quy định chi tiết tại Điều 4 Luật báo chí 2016, theo đó báo chí có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau:

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÁO CHÍ

Kiến thức của bạn:

     Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí theo Luật báo chí 2016

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí

     Khoản 1 Điều 2 Luật báo chí 2016 quy định:

1. Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

     Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí được quy định tại Điều 4 Luật báo chí 2016, cụ thể như sau:

1. Chức năng của báo chí

Khoản 1 Điều 4 quy định về chức năng của báo chí như sau:

     Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, xã hội –  nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật báo chí 2016, báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  • Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;
  • Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
  • Phản án và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;
  • Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tien tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;
  • Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;
  • Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp nghị, hợp tác, phát triển bền vững. 

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

“Bộ Công Thương quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, chiếm đến trên 60% GDP của cả nước, nắm giữ nhiều vấn đề sát với lợi ích của người dân cũng như doanh nghiệp. Vì thế, Bộ cũng vinh dự nhận được nhiều sự quan tâm của báo chí cả trong và ngoài ngành.

Thời gian qua, sự phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền giữa Bộ Công Thương và các cơ quan thông tấn, báo chí đã có nhiều chuyển biến tích cực và hiệu quả. Bộ Công Thương đã luôn nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan báo chí và truyền thông, đặc biệt là sự đồng hành của các nhà báo, phóng viên.

Các sự kiện, hoạt động của ngành Công Thương luôn nhận được sự tham gia, đồng thuận, phản ánh kịp thời, đầy đủ, khách quan của các cơ quan thông tấn báo chí. Điều này đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của ngành Công Thương nói riêng.

Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn vừa qua, các cơ quan báo chí đã kịp thời tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương của Đảng, các giải pháp của Chính phủ, của Bộ Công Thương nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sản xuất vượt khó khăn, ổn định và phát triển.

Thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý công nghiệp, thương mại.

Để hoàn thành những nhiệm vụ này, Bộ Công Thương mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa từ các cơ quan thông tấn báo chí để ngành Công Thương hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao”.

“Trước hết cần khẳng định, vai trò của báo chí là vô cùng quan trọng. Dưới góc độ của ngành dệt may, báo chí đã hỗ trợ giúp doanh nghiệp, doanh nhân nói lên được tiếng nói, tâm tư nguyện vọng của bản thân.

Đối với ngành dệt may nói chung, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) nói riêng, trong nhiều năm qua báo chí luôn luôn là một kênh hết sức hiệu quả giúp tập đoàn phát triển được thương hiệu, tạo sức lan tỏa của hàng hóa.

Với đặc điểm là một ngành có kim ngạch xuất khẩu rất lớn, trung bình một tháng xuất khẩu trên 3,5 tỷ USD, nhu cầu đơn hàng ngày càng cao. Khi ngành dệt may Việt Nam đã có quy mô lớn thứ 2 trên toàn thế giới thì khách hàng, áp lực của đơn hàng luôn là câu hỏi lớn đối với các nhà quản lý.

Với Vinatex, báo chí vừa hỗ trợ xuất khẩu, vừa giúp lan tỏa kênh nội địa qua giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, các khu vực tổ chức kênh phân phối.

Thời gian tới chúng tôi mong đợi ở báo chí như một vai trò kênh truyền thông trung thực, độc lập và cùng với những doanh nghiệp tốt xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp Việt tỏa sáng trên thị trường quốc tế.

Còn trong thị trường nội địa, giá trị niềm tin vô cùng quan trọng. Sự cộng hưởng giữa cơ quan truyền thông với doanh nghiệp sẽ tạo niềm tin bền vững hơn trên thị trường với các sản phẩm Việt và doanh nghiệp Việt”.

“Có thể nói, thông tin chính xác là sức mạnh của báo chí. Tôi còn nhớ cách đây 3 năm, khi câu chuyện BOT cao tốc căng thẳng, dư luận xã hội có những nhận xét, cảm xúc khá tiêu cực về vấn đề BOT. Khi đó, Hội Nhà báo Việt Nam và Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ đã tổ chức hội thảo rất lớn có sự tham gia của các cơ quan quản lý và đại diện các cơ quan báo chí.

Sau hội thảo đó, nhận thức của xã hội về vấn đề BOT đã có chuyển biến tích cực. Từ đó đến nay không phải mọi vấn đề đã được giải quyết nhưng đều đang theo hướng tích cực về BOT, không ác cảm về BOT.

Như vậy có thể thấy rằng, nhận thức về một trong những vấn đề trọng tâm nhất của sự phát triển nền kinh tế là rất quan trọng. Trong vấn đề cụ thể như quản lý đường cao tốc theo phương thức O&M (Nhà nước làm đường sau đó nhượng quyền vận hành cho tư nhân) được đề cập gần đây, chúng ta đã nhận thức đầy đủ chưa và đã thông suốt ở các đối tượng tham gia vào vấn đề này chưa?

Nhận thức của cộng đồng xã hội về vấn đề này vô cùng quan trọng. Nếu giải quyết không tốt chắc chắn sẽ dẫn tới xung đột xã hội. Vì thế, cần vừa giải quyết tốt vấn đề kinh tế, vừa giải quyết tốt vấn đề xã hội.

Để giải quyết nhận thức này, trách nhiệm từ các cơ quan báo chí là vô cùng quan trọng. Khi thực hiện O&M, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề dư luận xã hội. Ai tác động mạnh mẽ nhất đến dư luận xã hội? Chính là báo chí và truyền thông. Tất cả mọi công việc lớn ở đất nước này, kể cả vấn đề phức tạp, nếu được sự đồng thuận của báo chí thì đều thành công.

Báo chí ngày nay có nghĩa vụ quan trọng đó là đồng hành có nghĩa là đi trước, đi trong và đi sau ở mọi giai đoạn để người đọc hiểu đúng, hiểu trúng.

Ngược lại, các nhà báo cũng cần hiểu sâu sắc vấn đề, làm tốt vấn đề truyền thông giúp dư luận hiểu đúng về BOT hay O&M. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều hành chính sách, hiệp hội cần có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin kịp thời cho báo chí, khi ấy báo chí mới đồng hành và làm tốt nhiệm vụ của mình.

Đặc biệt, cần cung cấp một cách chủ động, đừng để báo chí phải đi mò mẫm thông tin, khi đó thông tin không chính thống, không tin cậy sau đó lại phải đi “chữa cháy” những thông tin đó, như vậy không tốt”.

“Báo chí cung cấp tới bạn đọc, doanh nghiệp thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp về những thông tin kinh tế.

Trong thời gian đại dịch Covid-19 vừa qua, báo chí đã nhanh chóng cung cấp thông tin về các quy định, chính sách của Nhà nước, đã phát hiện và thẳng thắn phản ánh những bất cập trong những quy định hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Điều này thể hiện sự đồng hành của báo chí với doanh nghiệp cũng như vai trò quan trọng của báo chí trong kết nối doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp cung cấp thông tin cho báo chí cần thông tin một cách chính xác, không nên nói quá, không chân thực về sản phẩm, dịch vụ của mình. Bởi chính điều này sẽ tác động ảnh hưởng lâu dài tới doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng tới cả cơ quan báo chí vì tuyên truyền không đúng. Như vậy, muốn “đồng hành” rất cần sự nỗ lực từ hai phía.

Khi báo chí đưa tin về hiện tượng làm chưa đúng của doanh nghiệp, điều này phải hiểu là đang đồng hành cùng doanh nghiệp, đồng hành với số lượng lớn, với việc làm tốt, với đại bộ phận doanh nghiệp làm ăn kinh doanh nhưng phải tôn trọng pháp luật.

Nếu hiểu đồng hành là chỉ phản ánh cái tốt, còn dung túng cái xấu thì như vậy là khập khiễng. Bởi khi cái xấu được phản ảnh qua báo chí, bản thân doanh nghiệp cũng phải suy nghĩ, điều chỉnh lại mình, còn các doanh nghiệp khác cũng rút ra được bài học cho mình trong quá trình phát triển, biết được đâu là đúng hay sai để tiếp tục phát huy hay dừng lại.

Ở phía cơ quan báo chí, phải “nghe bằng hai tai”, tiếp cận thông tin một cách trung thực, chính xác. Nếu không tiếp cận, phân lượng thông tin, vô tình báo chí có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi các doanh nghiệp Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của phục hồi kinh tế sau tàn phá của Covid-19, lại thêm tác động từ cuộc chiến Nga - Ukraine nên doanh nghiệp càng khó khăn, lúc này vai trò đồng hành của báo chí càng quan trọng.

Doanh nghiệp cần nhiều hơn những bài báo về những bất ổn tác động tới doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách, dự báo… giúp doanh nghiệp cập nhật kịp thời để điều chỉnh chiến lược kinh doanh”.

“Là một doanh nhân với hơn 25 năm trên thương trường, trải qua những thăng trầm, đi lên cùng nền kinh tế đất nước; cá nhân tôi nhận thức được những đóng góp rất đáng ghi nhận của Báo chí đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

Với tôi, báo chí là nguồn tài liệu phong phú về các bài học thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phân tích chuyên sâu. Hầu hết các doanh nhân chúng tôi đều rất bận và không có thời gian cho các khóa học trường lớp. Chúng tôi học từ sự giao tiếp, học lẫn nhau và học từ báo chí.

Báo chí còn là nguồn cảm hứng để làm việc mỗi ngày. Như các bạn biết, khi gánh trên vai trọng trách của người đứng đầu doanh nghiệp, thì stress luôn là người bạn đồng hành với doanh nhân. Với chúng tôi mươi phút ngồi bên ly cà phê với mấy tờ báo là hạnh phúc nhất trong ngày.

Tôi vẫn luôn giữ thói quen đặt dài hạn báo giấy, từng chữ, từng dòng đưa đến cho tôi sự tập trung, cảm giác thư thái, không còn stress, gấp tờ báo lại mọi ý tưởng mới tuôn trào một cách tự nhiên. Tôi còn có thói quen ghi chép lại những ý hay đọc được trên báo. 25 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, hàng trăm ý tưởng mới đóng góp cho nước nhà đều xuất phát từ những phút giây thư thái bên trang báo.

Theo tôi, để hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (98% doanh nghiệp của cả nước), hưởng nhiều hơn những lợi ích từ báo chí, chúng tôi mong muốn các đơn vị báo chí nên tập trung hơn nữa vào chất lượng các bài viết hơn là số lượng. Hạn chế tối đa tỉ lệ sử dụng lại các bài viết lẫn nhau. Hiện tượng này càng nhiều đối với báo mạng, ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của người đọc.

Chúng tôi học hỏi từ báo chí, nên rất mong có nhiều những bài báo có tính phân tích thông tin và đưa ra các bài học kinh nghiệm, thay vì chỉ mang tính chất tổng hợp thông tin. Các cơ quan báo chí cũng nên tăng số lượng bài viết về các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt những doanh nghiệp đã vượt qua vài chục năm, họ có rất nhiều những bài học hay”.

“Hiện nay, không thể phủ nhận tác động của mạng xã hội đối với dư luận nhờ khả năng thông tin nhanh chóng, đa chiều, sự lan truyền mạnh mẽ. Trong nhiều vụ việc, thông tin trên mạng xã hội đến với người dân một cách nhanh nhất, có thể khiến chính quyền thay đổi một chủ trương, chính sách. Điều này khiến báo chí phần nào bị động, phải chạy theo mạng xã hội, khiến các nhà báo bị tác động trong quá trình viết tin, bài.

Do đó, không ít người nghĩ rằng vai trò của báo chí đang bị san sẻ trước mạng xã hội. Tuy nhiên, mạng xã hội là “chợ” thông tin mà ở đó hỗn tạp cả tin tốt, tin xấu nên không phải ai cũng đủ khả năng chọn lọc, kiểm chứng. Không ít thông tin trên mạng xã hội được lan truyền một cách chóng mặt, tưởng như là những thông tin tích cực, nhưng sự thật sau đó lại không phải như vậy. Nguyên nhân là do ai cũng có thể đưa tin lên mạng mà không cần kiểm chứng, không chịu trách nhiệm với thông tin của mình.

Trong khi đó, báo chí sở hữu sức mạnh riêng và vẫn chứng minh được vai trò quan trọng trong định hướng dư luận, cung cấp thông tin chính xác, chính thống đến người đọc. Rất nhiều vụ việc mà thông tin ban đầu từ mạng xã hội nhưng chính báo chí mới giúp người đọc hiểu rõ sự thật bởi chỉ báo chí với đội ngũ nhà báo có nghiệp vụ, có chuyên môn mới làm được điều này.

Vì vậy, tôi không cho rằng mạng xã hội có thể thay thế hay làm lu mờ vai trò của báo chí. Vấn đề đặt ra là báo chí cần làm gì, làm thế nào để phát huy được vai trò của mình, thể hiện tốt hơn nữa sức mạnh trong việc thông tin nhanh, chính xác đến bạn đọc, định hướng dư luận, đấu tranh chống tiêu cực? Theo tôi, mỗi nhà báo phải xác định rõ vai trò của nghề, một vai trò thiêng liêng đem tri thức đến cho cộng đồng.

Người ta vẫn ví báo chí là quyền lực thứ tư nên các nhà báo cũng cần hiểu rõ sức mạnh của ngòi bút, sự tác động của câu chữ, hiểu rõ ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của mỗi bài báo để sử dụng quyền lực đó, sức mạnh đó một cách hiệu quả, đem đến cho người đọc những bài báo chất lượng.

Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí, các nhà báo đều đang sử dụng mạng xã hội để đưa tin nhưng độ lan tỏa lại không bằng tài khoản của những người có ảnh hưởng xã hội (KOL). Chỉ một số ít nhà báo được đánh giá là KOL nhưng không phải KOL nào cũng sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực.

Vì sao lại như vậy? Vì báo chí chưa thực sự xem mạng xã hội là một công cụ hữu ích, chưa đưa lên đó những thông tin hay, hấp dẫn. Nếu báo chí có những tác phẩm tốt, hướng người đọc đến những giá trị tốt đẹp và sử dụng hiệu quả mạng xã hội để đưa tác phẩm đó đến với độc giả, tôi tin rằng báo chí vẫn sẽ chiếm được niềm tin của công chúng”.

“Tôi đã có 17 năm hoạt động trong ngành nông nghiệp và có nhiều cơ hội cùng hợp tác, chia sẻ thông tin với các cơ quan báo chí, đặc biệt là Tạp chí Kinh tế Việt Nam và nhận thấy vai trò của báo chí đối với ngành nông nghiệp và sự phát triển của các doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng.

Báo chí đã cổ vũ rất nhiều cho những thành quả của doanh nghiệp, như ở Tập đoàn Tân Long khi tham gia vào các thị trường mới, trước đây là ở Hàn Quốc và gần đây nhất, khi Tân Long chinh phục được thị trường Nhật Bản, đưa thương hiệu gạo A An ra nước ngoài, báo chí đã chủ động chia sẻ thông tin. Điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh việc mở rộng thị trường, đặc biệt là sau khi Hiệp định EVFTA được ký kết, đã mở racơ hội cho lúa gạo xuất khẩu sang các nước Châu Âu.

Nhờ báo chí quan tâm đưa tin, những doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp như chúng tôi đã có rất nhiều bạn hàng, đối tác và thông qua những thông tin chính thống trên báo chí, họ càng tin tưởng chúng tôi hơn. Điều này chứng tỏ vai trò của báo chí với sự phát triển của doanh nghiệp rất quan trọng.

Bên cạnh đó, báo chí là cầu nối, là kênh thông tin quan trọng giúp mang đến những quy định, thông tin chính thống và phân tích sâu sắc hơn để doanh nghiệp thấy được cơ hội phát triển, đồng thời báo chí là kênh phản hồi, tương tác của doanh nghiệp với các cơ quan phụ trách, giúp doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Báo chí đã phân tích thẳng thắn những tác dụng tích cực và hạn chế trong điều hành xuất khẩu gạo, từ đó Chính Phủ đã có sự điều chỉnh quan trọng đối với Quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, như là việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo, giúp doanh nghiệp có thêm những thuận lợi trong việc kinh doanh.

Ngoài ra, chính báo chí đã đồng hành và cùng doanh nghiệp có những phân tích làm rõ nguyên nhân chậm phát triển của loại hình kinh tế tập thể và mô hình cánh đồng lớn trong ngành lúa gạo.

Trên thực tế ngành kinh doanh bán buôn và bán lẻ gạo lương thực trong nước của các cơ sở địa phương hầu như không kê khai và nộp thuế GTGT. Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất và xây dựng thương hiệu gạo bán lẻ nội địa thì phải kê khai và nộp thuế GTGT 5%.

Đây là các vấn đề quan trọng và liên quan chính sách thuế của nhà nước nhưng báo chí đã góp phần cùng doanh nghiệp nêu ra các đề xuất quan trọng, để các bộ ngành có cơ sở sớm xem xét và ban hành chính sách phù hợp”.

VnEconomy22/06/2022 16:00

Video liên quan

Chủ đề