Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Ở các nước Đông Nam Á và Nam Á, mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số thường sống tập trung theo vùng và dân số giữa các dân tộc không chênh lệch nhau nhiều, nhưng ở Việt Nam, người Việt (Kinh) chiếm tới 87% dân số giữa quốc gia (số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến ngày 1-4-1999). Họ có mặt ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, từ vùng núi cao cho tới hải đảo. Vì lẽ đó, tiếng Việt được các dân tộc thiểu số xem là ngôn ngữ chung trong giao tiếp giữa các dân tộc. Tiếng Việt là tác nhân thiết yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế và văn hoá, thực sự trở thành phương tiện đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam.

Trong hiến pháp Việt Nam không có điều khoản nào cản trở việc sử dụng ngôn ngữ của tộc mình, kể cả dạy và học. Nhà nước còn khuyến khích việc sử dụng ngôn ngữ của tộc mình và học bất cứ ngôn ngữ dân tộc nào trong cộng đồng. Sách, báo, truyền hình, phát thanh bằng tiếng dân tộc được mở ra ở các vùng có dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó tập trung. Tuy nhiên, một điều cần nhận thức rằng, để tiếp cận với thế giới hiện đại, phát triển và cùng phát triển, đổi mới, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn, trước hết là ngôn ngữ. Chỉ có tiếng nói chưa đủ, phải có chữ viết. Sự nghèo nàn về hệ thống từ vựng, sự không chuẩn mực và thống nhất trong cách diễn đạt câu, ngữ… trong tiếp nhận thông tin và lại chưa có một hệ thống thuật ngữ khoa học đủ để tiếp nhận tính hiện đại hoá của xã hội mới, đang thực sự là một rào cản lớn.

Trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chỉ có một số dân tộc có chữ viết. Tuy tất cả ngôn ngữ các dân tộc đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, song không có nghĩa là giống nhau, đã thế lại rất nhiều loại chữ.

Ghi nhận được 28 trong 53 dân tộc thiểu số Việt Nam có chữ viết, nhưng trên thực tế không như vậy. Chữ Di - chữ Lô Lô cổ thực ra chỉ có trong ký ức, rất hiếm có người già nào biết. Còn lại là một vài vật thể có hình ảnh mà người già Lô Lô cho là chữ Di. Nếu chữ Di lớp người Lô Lô hiện nay không ai biết, thì tình trạng chữ Nôm của dân tộc Tày, Nùng, của người Dao có khá hơn. Đã có những văn bản, kể cả tác phẩm văn học bằng chữ Nôm dân tộc truyền lại và như vậy chữ viết đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn văn hoá. Nhưng muốn biết chữ Nôm dân tộc - ví dụ Nôm Tày, trước hết phải biết tiếng Hán. Dựa vào chữ Hán, người ta ghi lại âm đọc tiếng Tày (tiếng Nùng, Dao) bằng cách thêm, bớt nét chữ tượng hình Hán. Tất nhiên chữ viết này không thể phổ biến, dạy cho mọi người của dân tộc vốn rất khó khăn về kinh tế và sống không tập trung. Vì thế tiếng Nôm Tày, Nôm Nùng, Nôm Dao chỉ có các thầy tào, thầy cúng và một số trí thức dân tộc biết. Hiện nay, mỗi xã (chứ không phải bản, làng) chỉ một, hai người biết chữ Nôm dân tộc mình. Một số người già dùng ngay tiếng Hán để ghi chép, đặc biệt là người Dao. Số trẻ thì dùng ngay chữ quốc ngữ ghi chép “cho tiện lợi”.

Các nhà dân tộc học luôn xem ngôn ngữ - bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - là một trong các tiêu chí quan trọng để xét thành phần dân tộc. Chữ viết dân tộc dựa trên tiếng nói dân tộc đó, phản ánh các quy tắc ngữ âm của tiếng dân tộc, vì thế người ta có thể tạo ra chữ viết. Tiếng Việt từ đầu thế kỷ XX đã dùng chữ quốc ngữ làm chữ viết chính thống (tuy lúc đầu các văn bản còn ghi kèm chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp), từ 1945 trở đi, chữ quốc ngữ thực sự trở thành chữ quốc gia. Sự tiện dùng, đơn giản của chữ quốc ngữ thì ai cũng biết, nó được xây dựng dựa trên cơ sở chữ viết La tinh. Người Pháp xâm lược và thống trị nước ta, nghĩ ngay tới việc dùng hệ chữ La tinh này trong công cuộc chinh phục thực dân hoá. Năm 1923 chữ Ê-đê theo tự dạng La tinh do người Pháp đặt ra, cùng thời kỳ đó các chữ có tự dạng La tinh được người Pháp xây dựng cho các dân tộc Ba-na, Gia - rai, Xơ - đăng, Xtiêng, Hrê, Cơ - ho.

Sau khi giải phóng miền Bắc, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng bộ chữ Tày - Nùng trên cơ sở La tinh hoá, gần với chữ quốc ngữ. Chữ La tinh Tày, Nùng được ban hành năm 1961 trên cơ sở ngữ âm tiếng Tày vùng Tràng Định, Hoà An… tỉnh Cao Bằng. Chữ Tày - Nùng La tinh hoá được đưa vào giảng dạy ở cấp 1 (tiểu học hiện nay) cho dân tộc Tày và dân tộc Nùng với hàng chục vạn học sinh và trên 1.000 lớp học. Phong trào học tiếng Tày - Nùng La tinh hoá đã phát triển mạnh mẽ không chỉ trong giáo dục, mà còn ở văn hoá, văn học, văn nghệ, phát thanh. Sau đó, phong trào xuống dần, tới năm 1978 việc dạy chữ Tày - Nùng ở cấp 1 hoàn toàn biết mất! Điều đáng chú ý là sự ghép 2 dân tộc trong một ngôn ngữ - chữ viết chỉ dựa trên tiếng Tày một địa phương, coi tiếng Nùng như một phương ngữ của tiếng Tày nên tất yếu dẫn tới tình trạng đáng tiếc trên. (Xem thêm, Nguyễn Trọng Báu, Bản sắc dân tộc trước khuynh hướng gộp hai nền văn hoá làm một. Tạp chí “Dân tộc & Thời đại”, số 41 tháng 4/2002.)

Chữ viết Hmông La tinh hoá được nhà nước xây dựng và cho ban hành năm 1961. Chữ viết này lấy ngữ âm của người Hmông Hoa ở Sa Pa (Lào Cai) làm cơ sở, các thanh điệu được ký hiệu bằng các con chữ thay thế để ở cuối âm tiết. Chữ viết này không hệ thống và phức tạp vì nhiều ký hiệu nên khó học. Từ 1962 chữ Hmông được đưa vào dạy ở cấp 1 và Nhà nước dùng chữ này để xoá mù chữ cho người Hmông. Ngoài sách giáo khoa dùng trong giáo dục phổ thông, tiếng Hmông còn được in trên báo chí riêng bằng chữ Hmông cải tiến, các tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật, phát thanh, truyền hình đếu có in toàn bộ hoặc xen kẽ chữ Hmông. Tuy nhiên, chữ viết này không được hưởng ứng, tới nay giảm sút và chỉ còn hạn chế trong phạm vi hoạt động hẹp.

Người Thái có chữ Thái cổ, có nguồn gốc từ chữ Ấn Độ, dạng chữ cổ Sanskrít, tuy nhiên chữ viết này có khác nhau ở các địa phương. Hiện ghi được 8 loại chữ Thái cổ. Chữ Thái cổ xuất hiện ít nhất cũng từ vài trăm năm trước. Các tác phẩm thơ ca, truyện cổ còn lưu lại tới nay nhờ những văn bản chữ Thái cổ như các ghi chép tục ngữ, dân ca, truyện thơ Sóng chụ son sao, Quắm tố Mướng…, luật tục, công văn… Chữ Thái cổ thực sự đóng vai trò gìn giữ, bảo tồn văn hoá phi vật thể dân tộc Thái. Có 2 lần, chính quyền tiến hành cải tiến chữ Thái cổ và biên soạn sách dạy chữ này. Song chỉ được một thời gian vì chữ cải tiến không giúp ích cho việc giữ gìn chữ Thái cổ cũng như tiếp nhận văn hoá ở cấp phổ thông qua chữ quốc ngữ. Song song với việc bảo tồn chữ Thái cổ, năm 1970 bộ phận cải tiến chữ Thái lại thực hiện xây dựng chữ Thái La tinh hoá. Năm 1981 phương án chữ Thái La tinh hoá được đưa vào sử dụng trong nhiều lĩnh vực, kể cả văn hoá, văn học, nghệ thuật…

Chữ Chăm của dân tộc Chăm có nguồn gốc từ chữ Ấn Độ cổ, chữ Sanskrít. Sự xuất hiện của nền văn hoá Chămpa đã làm chữ Chăm phát triển và như vậy chữ Chăm cổ phải có sớm hơn thế kỷ thứ III sau công nguyên. Chữ chăm đang tồn tại 2 dạng: dạng Akhar rik (chữ Thánh) và dạng chữ Akhar thrah là chữ Chăm thường dùng, nhưng không phải là chữ Chăm hiện đại ngày nay. Thời chính quyền Sài Gòn từ những năm 60 của thế kỷ XX đã thực hiện La tinh hoá chữ Chăm. Dạng chữ La tinh hoá này người Chăm thấy khó khăn và việc dạy chữ không thu hút họ.

Người Hoa ở Việt Nam nói nhiều phương ngữ khác nhau, thậm chí không hiểu nhau. Dân tộc Hoa ở Việt Nam đều dùng chữ Hán tượng hình, Hán Quan thoại. Các lớp học của người Hoa đều dùng chữ Hán trong giảng dạy, học tập.

Dân tộc Khơ-me dùng chữ viết thống nhất với chữ Khơ-me của Campuchia có tự dạng Sanskrít. Chữ Khơ-me được dạy ở bậc tiểu học thời Pháp thuộc, chính quyền Sài Gòn cũ không cho dạy ở các nhà trường, trừ chùa là nơi vẫn có lớp học chữ Khơ-me. Hiện nay chữ Khơ-me được đưa vào học chính thức ở các trường phổ thông tại một số nơi. Các lớp học chữ Khơ-me tại các chùa vẫn tiến hành. Hệ thống thông tin, báo chí, truyền hình, phát thanh và các ấn phẩm văn học, văn hoá bằng tiếng Khơ-me được phát hành đều đặn.

Ở miền Nam vào những năm cuối 60 đầu 70 của thế kỷ XX, Viện Ngôn ngữ học Mùa hè Mỹ SIL (Summer institute of linguistics), trên cơ sở chữ viết La tinh hoá do người Pháp đặt ra cho dân tộc Gia-rai, Cơ-ho đã cải tiến chữ viết của họ, đồng thời cũng cải tiến chữ viết La tinh hoá do Mặt trận Dân tộc giải phóng đặt ra trước đó, như chữ viết của các dân tộc Ra-giai, Cơ-tu, Tà-ôi (Pa-cô). Thời kỳ từ 1965-1974, SIL đã xây dựng chữ viết mới La tinh hoá cho các dân tộc: Mnông, Bru - Vân Kiều, Giẻ-Triêng, Mạ, Co, Chơ-ro, Chu-ru.

Như vậy, tình hình chữ viết các dân tộc thiểu số ở nước ta có sự phát triển không đều, có nhiều dân tộc đến nay vẫn chưa xây dựng được chữ viết cho mình. Thậm chí có dân tộc bản địa lâu đời, số dân đông như dân tộc Mường - đứng thứ 6 về dân số ở Việt Nam, lại chưa có chữ viết của mình. Ngược lại có dân tộc có tới 2-3 chữ viết, trước kia hoặc sau này vẫn song song tồn tại như chữ Thái cổ và chữ Thái La tinh hoá, chữ Chăm cổ, chữ Chăm La tinh hoá. Dân tộc Cơ-ho có tới 3 dạng chữ viết: chữ do cha cố đặt ra trước 1945, sau đó Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đầu năm 1960 cải tiến. Tới các năm đầu 1970, Viện Ngôn ngữ học Mùa hè Mỹ SIL lại cải tiến thêm một bước chữ viết này. Nhiều dân tộc chưa có chữ viết đang tiến hành phiên âm các từ ngữ dân tộc theo hệ chữ quốc ngữ - một dạng La tinh hoá.

Bức tranh đa dạng về chữ viết các dân tộc thiểu số Việt Nam cho thấy toàn cảnh đời sống ngôn ngữ Việt Nam. Nó đặt ra cho các nhà dân tộc học và ngôn ngữ học những vấn đề cụ thể để xây dựng, phát triển chữ dân tộc với nhiệm vụ giúp phương tiện bảo tồn và phản ánh bản sắc văn hoá mỗi dân tộc.

Nguồn: Dân tộc và Thời đại, số 76, 3/2005, tr 2 - 4

Xem Thêm

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Đắk Lắk: Chuyển giao kỹ thuật bảo tồn giống lợn sóc Tây Nguyên

Ngày 08/12/2023, tại xã Quảng Hiệp huyện Cư M’gar, Liên hiệp hội Đắk Lắk đã tổ chức Hội thảo đầu chuồng Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và bảo tồn giống lợi sóc Tây Nguyên. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Liên hiệp hội; cán bộ các phòng, ban Liên hiệp hội; đại diện UBND xã Quảng Hiệp và gần 30 hộ nông dân trên địa bàn Xã.

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) đã khai mạc vào sáng 29-11 tại Hà Nội. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội; Sở Thông tin và Truyền thông và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), phối hợp tổ chức với chủ đề “Khai thác dữ liệu – Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Vĩnh Long: Tim giải pháp trồng cam theo hướng phát triển bền vững

Ngày 24/11, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Vĩnh Long đã phối hợp Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo “Trồng cam theo hướng phát triển bền vững”.

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Sơn La: Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả

Ngày 22/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La tổ chức hội thảo tư vấn vào báo cáo kết quả thực hiện đề tài tư vấn, phản biện “Đánh giá về tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả của tỉnh Sơn La từ năm 2017 đến nay; đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo”.

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Tin mới

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Thái Bình: Trao giải Hội thi, Cuộc thi sáng tạo năm 2022 - 2023

Sáng 18/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Khoa học - Công nghệ và Kỹ thuật tỉnh lần thứ X, Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ VI, năm 2022 - 2023.

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Đào tạo lực lượng kỹ sư gia nhập kỹ sư APEC

Sáng 19-12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã phối hợp với Liên đoàn các tổ chức Kỹ sư Đông Nam Á (AFEO) tổ chức hội thảo Tiến trình gia nhập kỹ sư APEC: Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn công tác đào tạo các ngành kỹ thuật khu vực ASEAN và APEC.

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Ngành công nghiệp cơ khí với việc phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam

Nhằm tư vấn cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước các vấn đề liên quan đến phát triển hệ thống giao thông đường sắt, ngày 19/12 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam với việc phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam”.

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Truyền thông, phổ biến kiến thức KHCN tạo ra bản sắc riêng của đội ngũ trí thức

Ngày 15/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo Tổng kết, đánh giá hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức năm 2023. PGS.TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và ThS. Lê Thanh Tùng – Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Có bao nhiêu tiếng dân tộc ở việt nam

Nâng cao chất lượng công tác đảng đối với hoạt động của đội ngũ trí thức

Ngày 14/12, Đảng bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo giải pháp nâng cao chất lượng công tác đảng đối với hoạt động của đội ngũ trí thức, công đòa, đoàn thanh niên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Đồng chí Phạm Quang Thao, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì Hội thảo.

54 dân tộc Việt Nam có bao nhiêu ngủ hè?

(Danvan.vn) 54 dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Môn - Khơ me, Nam Đảo, Tạng Miến, Hán, Ka Đai. I. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Á: * Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Chứt.

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc 2023?

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người.

54 dân tộc Việt Nam có bao nhiêu thứ tiếng?

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ, với 54 dân tộc và khoảng hơn 90 ngôn ngữ khác nhau. Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) đều có ngôn ngữ của riêng mình, trong đó sử dụng tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp chung.

Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu ngôn ngữ?

Tèn ten, theo trang Ethnologue, Việt Nam chúng ta có 110 ngôn ngữ được thống kê, bao gồm Tiếng Việt và 2 ngôn ngữ bên lề là Hoa Phổ thông và Pháp. Danh sách này cũng bao gồm 3 hệ thủ ngữ từ Hải Phòng, Hà Nội và Sài Gòn.