Lễ phát bồ đề tâm là gì năm 2024

—— Bồ Đề tâm khát vọng là tâm mong muốn hướng tới sự giác ngộ, thấu hiểu và từ bi vì lợi ích của chúng sinh.

—— Và Bồ đề Tâm hành động để thực hiện và tham gia Bồ Tát đạo.

Riêng Bồ Đề Tâm tuyệt đối là cái nhìn sâu sắc trực tiếp vào thực tại, và tự khai sáng (sự soi sáng tinh khiết).

Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng: “Bồ Đề Tâm là cái Tâm giác ngộ quý báu ấp ủ nhiều chúng sinh hơn chính mình. Bồ đề tâm là trụ cột của sự thực hành Bồ Tát, là con đường của bánh xe Pháp vĩ đại.

“Không có trí tuệ nào mạnh mẽ hơn Bồ Đề Tâm. Không có tâm trí nào hân hoan hơn Bồ Đề Tâm.”

Và Ngài thường tụng kệ Phát Bồ Đề Tâm như sau:

Với khát vọng giải thoát mọi chúng sanh Con nguyện xin luôn quay về nương tựa Nơi Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng đoàn Cho đến ngày con hoàn toàn giác ngộ.

Được thấm đẫm bởi từ bi, trí tuệ, hôm nay trong hiện diện của Phật Đà Con nguyện xin phát khởi Tâm Bồ Đề Vì lợi ích của chúng sinh – tất cả.

Cho đến khi nào không gian còn tồn tại,Và đến khi nào chúng sinh vẫn hiện còn, Con nguyện ở lại cho đến thời điểm ấy, Để tận trừ mọi đau khổ của thế gian.

Như vậy Bồ Đề tâm là tinh tuý của Phật Pháp, đem lại hạnh phúc chân thật, hạnh phúc tối thượng mà thế gian không thể đem lại. Từ xa xưa, chư Phật và Bồ Tát đã thực hành hạnh nguyện này và các Ngài muốn đem lại lợi ích cho chúng sinh qua việc nuôi dưỡng tâm Bồ Đề và phát tâm Bồ Đề.

Thông qua Bồ Đề tâm, khát vọng đạt được giác ngộ vượt qua những lợi ích hạn hẹp của bản thân và bao trùm tất cả chúng sinh trong lòng từ bi vĩ đại.

Đức Phật đã dạy: “Nếu làm tất cả các việc thiện mà quên mất tâm Bồ Đề thì cũng là hành động theo Ma vương” Phát Bồ Đề Tâm là bước đầu tiên trên con đường tu tập để tiến tới quả Vô Thượng Bồ Đề.

Người tu hành mà không phát tâm Bồ Đề thì không thể thành Phật được, phải có nhân của phát Bồ Đề Tâm, phát Bồ Đề nguyện và thực hành Bồ Đề hạnh mới có thể thành tựu được Phật quả, đạt được giác ngộ tối thượng. Vậy nên, trong giáo Pháp của Phật rất coi trọng tâm Bồ Đề.

Khi phát tâm Bồ Đề, nguyện thực hành Bồ Đề hạnh, gieo hạt giống giải thoát, giúp chúng ta đời đời kiếp kiếp sinh ra nơi đâu cũng làm các thiện pháp lợi ích cho chúng sinh, không bao giờ có duyên mang cái phúc này làm việc ác. Phải biết chỉ trong phút đầu tiên khởi phát Tâm Bồ Đề rộng lớn “Trên cầu giác ngộ thành Phật, dưới nguyện độ tất cả chúng sinh” thì chúng ta sẽ được mười phương Chư Phật chứng minh và gia hộ.

Từ lâu các học giả, giảng sư đã thường cho rằng :”Người phát Tâm Bồ Đề, phải tu tập để có đủ ba tâm này.

– Trực Tâm: Trực Tâm là tâm chân thật, ngay thẳng , luôn nỗ lực tinh tấn đoạn diệt các điều ác và thường làm các việc lành.

Trực Tâm là tâm chánh trực, thành thật với chính bản thân mình và thành thật không dối trá lường gạt đối với những người xung quanh. Nhờ có tâm ngay thẳng, chánh trực, tâm này giúp cho sự tu tập hướng thẳng vào Tánh Giác là tiềm năng giác ngộ, đưa đến quả vị Phật, (Khi Tánh giác có mặt, dù hành giả đang tiếp xúc với bất cứ cảnh giới nào cũng không bị cảnh đó chuyển tâm lôi kéo, nghĩa là không bị dính mắc, không chấp trước, không lệ thuộc. Khi Tánh giác có mặt, vô minh không có mặt, tự ngã không có mặt, phiền não, tập khí hay lậu hoặc cũng không có mặt) Do vậy Trực Tâm là mục tiêu tối hậu mà hành giả phát tâm từ lúc ban đầu.

– Thâm Tâm: Trên con đường tu tập hàng ngày, với tâm chân thật, hành giả quán chiếu sâu sắc về hiện tượng thế gian, tuệ tri về tự tánh chân thật của con người và vũ trụ Thâm Tâm còn được xem là tâm hiểu rõ đạo lý Phật đà, nên luôn như lý tác ý, làm những việc thiện lành tạo công đức bồi dưỡng cho Tâm Bồ Đề. Công đức tạo được là một phần động lực thúc đẩy hành giả ngày một tinh cần hơn trong vấn đề tu trì. Nhờ đó, định lực ngày thêm vững chắc, chí tu học ngày một vững bền. Như vậy khi Thâm Tâm xuất hiện, nó hỗ trợ cho Trực Tâm phát huy thêm công đức thiện lành.

– Đại Bi Tâm: Con người sanh ra đời đã có sẵn chủng tử đức hạnh, trí huệ của Như Lai. Bản hoài của Như Lai là làm sao cứu tất cả chúng sanh thoát khỏi biển khổ luân hồi. Lòng từ bi của Ngài vô tận vô biên không ngằn mé, và khi một người có tâm thương xót chúng sanh không phân biệt thân sơ như vậy ta sẽ gọi là người có Tâm Đại Bi.”

Riêng trong Kinh Lời Vàng (tác giả Dương Tú Hạc, Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm) chúng ta sẽ tìm gặp được những trích yếu vô cùng sâu sắc từ trong Tam Tạng kinh điển như sau:

1– Ví như vàng Diêm phù Đề, chỉ thua ngọc Như ý, hơn tất cả các ngọc. Bồ Đề tâm như vàng Diêm phù Đề, cũng như vậy, chỉ thua Nhất thế trí, hơn tất cả các công đức.(Kinh Hoa Nghiêm)

2–Ví như chim Ca lăng tần già, khi còn nằm trong trứng, đã có thế lực mạnh, các loài chim khác chẳng bằng. Vị Đại Bồ tát cũng in như vậy. Còn ở trong sanh tử, đã phát tâm bồ đề, công đức rất thế lực, hàng Thanh văn Duyên giác làm gì so sánh kịp. Kinh Hoa Nghiêm

3– Ví như hoa cây Ba Lợi Chất Đa, hương xông lên tỏa ngát một ngày, hoa Chiêm Bồ, hoa Bà Sư, tuy xông ngàn năm, chẳng thể sánh nổi. Hoa Bồ đề tâm cũng lại như vậy, đem công đức xông một ngày, mùi thơm thấu mười phương cõi Phật, hàng Thanh văn Duyên giác, dùng trí vô lậu xông các công đức đến trăm ngàn kiếp cũng chẳng làm sao kịp được. (Kinh Hoa Nghiêm)

4–Ví như có người được món thuốc bất khả hoại, tất cả kẻ oán địch không thể làm hại được, bực đại Bồ tát cũng lại như vậy. Được Bồ đề tâm là phương thuốc pháp dược bất khả hoại, tất cả phiền não và các thứ ma là kẻ oán địch đều chẳng làm gì.

Ví như có người được viên ngọc trụ thủy, dùng làm chuỗi đeo thân, mang đi vào trong nước sâu không thể bị chìm ngập; được bồ đề tâm là viên ngọc trụ thủy bửu châu, vào trong biển sanh tử không bị chìm đắm. Và ví như vàng kim cương, chìm nằm trong nước lâu trăm ngàn kiếp cũng không thể bị hư hoại biến khác. Tâm bồ đề cũng như vậy, ở trong sanh tử lâu vô lượng kiếp, cũng không thể bị các nghiệp phiền não làm tổn giảm hay tiêu diệt được.

Ví như món thuốc hay, chữa lành tất cả bệnh, tâm bồ đề diệt hết các bệnh phiền não của chúng sanh. Ví như các thứ sữa trâu, ngựa và dê đựng chung một bát, rồi cho trộn sữa sư tử vào, thì các thứ sữa kia lọt chun ra ngoài bát và tan biến mất hết. Đức Như Lai dùng sữa sư tử bồ đề tâm trộn hòa vào trong các thứ sữa phiền não nghiệp chướng đã chứa lâu từ vô lượng kiếp tức khắc đều tiêu diệt mất. (Kinh Hoa Nghiêm) 5– Bồ đề Tâm là con đường lớn, vì có thể đưa người được vào cõi Nhất thế trí. Bồ đề Tâm là con mắt sáng, vì có thể xem thấy hết thảy đường chánh nẻo tà. Bồ đề Tâm là mặt trăng sáng, vì soi rõ các tịnh pháp đều viên mãn. Bồ đề Tâm là nước sạch, vì rửa sạch tất cả dơ bẩn phiền não. Bồ đề Tâm là ruộng tốt, vì nuôi dưỡng chúng sanh trong sạch.Bồ đề Tâm là hạt giống tất cả đức Phật, vì có thể sanh tất cả pháp các đức Phật.(Kinh Hoa Nghiêm)

6—Nếu có chúng sanh nào, chưa phát tâm Bồ đề, một khi nghe tên Phật, quyết định thành Bồ đề.(Kinh Hoa Nghiêm)

77–Công đức Bồ Đề tâm, nếu có thể dung chứa hẳn hòi, khắp cả cõi hư không, không thể dung chứa hết. (Kinh Bảo Tích)

8–Bồ tát đối sanh tử, khi đầu tiên phát tâm, một bề cầu Giác đạo, bền chắc chẳng khá lay. Kia một niệm công đức, sâu rộng không ngằn mé, Như Lai phân biệt nói, trọn kiếp không thể hết. (Kinh Hoa Nghiêm)

9–Tất cả tâm chúng sanh đều phân biệt hết, tất cả cõi vi trần hãy còn tính được số; mười phương cõi hư không, mảy lông cũng lường được, Bồ Tát sơ phát tâm, rốt ráo chẳng lường được.

10—Nếu cầu Bồ Đề Tâm làm lợi ích cho chúng sanh, ấy là những kẻ vì chúng sanh hơn hết vậy. Hạng này còn không thể so sánh huống là những bậc trên nữa. Những kẻ đã được nghe các pháp này, kẻ trí thường tâm sanh vui sẽ được đại Phước không lường, mau chứng đạo vô thượng (Kính xuất xanh Bồ Đề Tâm)

Riêng với tác phẩm “Nhập Bồ Tát Hạnh”; của Đại Sư Tịch Thiên- Shantideva Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải; NXB Tôn Giáo, giúp chúng ta thấy rõ lợi ích của Bồ Đề Tâm như sau: 1. Vì năng lực thiện hành nơi người ta thường nhỏ nhoi yếu ớt nên khó địch nổi năng lực tội ác vô cùng lớn lao. Nếu bỏ tâm Bồ đề viên mãn này, thì đâu còn pháp lành nào khác để thắng lướt tội lỗi?

2. Trải qua nhiều đời tư duy sâu sắc, chư Phật thấy tâm Bồ đề có lợi ích lớn lao. Vô lượng chúng sinh nhờ tâm ấy mà dễ dàng được sự vui thù thắng.

3. Muốn trừ diệt vô lượng khổ đau trong ba cõi (cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc), và trừ những nỗi bất an cho hữu tình, muốn hưởng được trăm thứ khoái lạc, thì đừng bao giờ xả bỏ tâm Bồ đề (lòng mong cầu giác ngộ để lợi lạc mình, người).

41. Những hữu hình đang bị trói buộc trong ngục sinh tử mà khởi tâm Bồ đề chốc lát cũng được gọi là con của chư Phật, đáng được trời người kính lễ.

5. Như hóa chất luyện vàng, cái thân phàm tục ô uế sẽ được tâm Bồ đề chuyển hóa thành thân Phật, bảo châu vô giá. Bởi thế, hãy giữ vững tâm Bồ đề.

61. Bằng con mắt tuệ, đấng Đạo sư của chúng sinh thấy rõ tâm Bồ đề hết sức quý báu. Bởi vậy, ai muốn ra khỏi ba cõi hãy khéo giữ vững tâm Bồ đề.

7. Những điều lành khác chỉ như cây chuối, sinh quả xong thì chết khô. Nhưng tâm Bồ đề ví như đại thụ luôn sinh quả, đã không khô héo mà còn thêm tươi tốt.

8. Kẻ phạm tội nặng nhờ nương một người thế lực nên khỏi lo sợ. Người sợ quả báo tội lỗi, muốn mau giải thoát, tại sao không tìm chỗ tựa nương?

9. Như đóm lửa nhỏ vào thời hoại kiếp, tâm Bồ đề trong giây lát có thể tiêu hủy các tội nặng. Trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ tát Di lặc bậc trí đã dạy đồng tử Thiện tài rằng tâm Bồ đề có lợi ích vô biên.

10. Nói tóm lại, Bồ đề tâm bao gồm hai loại, là tâm nguyện Bồ đề (trong tâm, cầu mong được giác ngộ để lợi lạc hữu tình) và tâm hành Bồ đề (hướng về hành động thực sự để làm lợi ích hữu tình).

11. Như mọi người đều biết sự khác nhau giữa muốn đi và đang đi, bậc trí nên biết sự khác nhau này giữa hai loại tâm Bồ đề.

12. Mặc dù tâm nguyện Bồ đề cũng đủ sinh quả bóng vĩ đại, nhưng không thấm gì so với tâm hạnh Bồ đề vì tâm này liên tục phát sinh phước đức.

13. Bất cứ lúc nào một người khởi sự lập chí nguyện không lùi bước, thọ trì (nhận và gìn giữ) tâm hạnh Bồ đề vì muốn cứu độ cho hết vô số hữu tình;

14. Thì từ lúc ấy trở đi, người ấy dù lúc ngủ hoặc xả hơi, phước đức vẫn liên tục phát triển rộng lớn như hư không

15. Chẳng những thế, tâm Bồ đề còn có thể diệt trừ sự ngu si của chúng sinh. Còn bạn lành nào sánh bằng, còn phước nào lớn bằng?

16. Nếu có người biết đền đáp cái ân bố thí, người ấy còn đáng được ca ngợi, huống gì Bồ tát vui vẻ giúp đỡ người khác, dù người ấy chưa nhờ, thì lại càng đáng ca tụng biết chừng nào.

17. Dù có kẻ tình cờ chuẩn bị một ít thực phẩm mang cho một số chúng sinh đang đói, khiến họ no được nửa ngày, người ta còn kính trọng xem như một thiện sĩ.

18. Huống chi Bồ tát thường xuyên ban cho vô số chúng sinh niềm vui Chính giác tối thượng và thỏa mãn tất cả nguyện vọng của hữu tình.

19. Phật dạy kẻ nào sinh tâm xấu đối với những Bồ tát cứu độ khắp mọi người như thế, kẻ ấy sẽ sa địa ngục nhiều kiếp số, như số lượng tâm xấu họ đã nghĩ.

20. Ngược lại, ai phát khởi niềm tin thanh tịnh đối với Bồ tát thì sẽ được quả báo phước đức vượt xa cái nhân đã gieo. Bồ tát dù có gặp gian nan lớn vẫn không làm ác mà còn tăng trưởng thiện hành.