Phình giáp hạt thùy phải là gì năm 2024

Bướu giáp nhân thùy phải do sản xuất hormone tuyến giáp không hiệu quả, do khối u hoặc thiếu iốt…, có thể ác hoặc lành tính và tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở dưới cổ, có hai thùy gồm thùy trái và thùy phải. Tuyến giáp chịu trách nhiệm giải phóng hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất. Các hormone do tuyến giáp tiết ra điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể bao gồm nhịp tim, hơi thở, nhiệt độ cơ thể, chức năng hệ thần kinh.

Bướu giáp đa nhân thùy phải là bướu nằm ở thùy phải của tuyến giáp, có một hoặc nhiều nốt sần phình to. BS.CKI Trần Đông Hải, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, khi tuyến giáp bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị bướu giáp nhân thùy phải, tuyến giáp vẫn có thể tiếp tục hoạt động tốt và sản xuất đủ lượng hormone cho cơ thể. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị bướu giáp nhân thùy phải không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.

Phần lớn các trường hợp bị bướu giáp nhân thùy phải do các vấn đề sau:

Sản xuất hormone tuyến giáp không hiệu quả: Khi tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone giáp sẽ bù đắp bằng cách phình to. Nguyên nhân phổ biến khiến tuyến giáp hoạt động không hiệu quả do thiếu iốt. Một số nguyên nhân khác bao gồm tiếp xúc phóng xạ, di truyền...

Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp làm sưng tuyến giáp, tạo ra các khối to như khối u ở cổ. Nguyên nhân phổ biến gây viêm tuyến giáp do bệnh tự miễn còn gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp gây sưng viêm. Trẻ em bị viêm tuyến giáp Hashimoto có nguy cơ mắc bướu giáp nhân thùy phải cao hơn. Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến khác do viêm tuyến giáp sau sinh, có khoảng 5% phụ nữ bị viêm tuyến giáp sau sinh. Một số trường hợp bị viêm tuyến giáp do tác dụng phụ của thuốc.

Phình giáp hạt thùy phải là gì năm 2024

Các khối u ở cổ có thể phát hiện thông qua siêu âm. Ảnh: Freepik

Khối u tuyến giáp: Các khối u tuyến giáp thường lành tính nhưng có thể là ung thư. Hầu hết các khối u là nhân phình to, chúng có thể xuất hiện dưới dạng phì đại toàn bộ tuyến.

Thiếu iốt: Iốt có vai trò giúp tuyến giáp sản sinh ra hormone giáp. Thiếu iốt trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây ra bướu giáp và bướu giáp nhân thùy phải.

Bác sĩ Hải cho biết thêm, bướu giáp nhân thùy phải khá phổ biến, có khoảng 1/3 nữ giới và 1/5 nam giới bị bệnh. Bướu này thường lành tính, dưới 5% trường hợp ung thư, do vậy, cần xét nghiệm để xác định nhân giáp có phải ác tính hay không.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường có chỉ định điều trị phù hợp. Người bệnh bướu giáp đa nhân lành tính không cần điều trị đặc hiệu. Bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc nhằm ngăn chặn sự phát triển hoặc giảm kích thước của nhân. Với bướu giáp ác tính, người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Cường giáp được điều trị bằng nhiều cách bao gồm điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, iốt phóng xạ hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Người mắc bệnh bướu giáp nhân thùy phải đang điều trị bằng thuốc hay đã phẫu thuật cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh bướu lành tính không phẫu thuật cần theo dõi lâu dài, nếu không thấy bướu tăng kích thước cần theo dõi từ 3-5 năm. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần theo dõi và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ về thuốc, chế độ ăn, chế độ tập luyện, thời gian tái khám định kỳ.

Bướu giáp đa nhân 2 thùy là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến cường giáp với các triệu chứng: lo lắng, vã mồ hôi, mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực,… Đồng thời, cũng có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp. Bệnh ít khi có triệu chứng, do đó, người dân cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phình giáp hạt thùy phải là gì năm 2024

Đa nhân giáp 2 thùy là gì?

Tuyến giáp nằm phía trước cổ, gồm hai thùy: thùy phải và thùy trái, được nối với nhau bởi eo giáp, có chức năng tạo ra hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu, tăng trưởng… Đa nhân giáp 2 thùy là tình trạng cả 2 thùy của tuyến giáp có nhân. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp hoặc không.

Đa nhân giáp 2 thùy gồm 2 loại:

  • Đa nhân giáp 2 thùy không độc: các nhân giáp chỉ làm thay đổi cấu trúc tuyến giáp, không ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormone.
  • Đa nhân giáp 2 thùy độc: vừa thay đổi cấu trúc vừa ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Cùng với tuyến giáp, mỗi nhân giáp đều sản xuất hormone, gây cường giáp. Đa nhân giáp độc là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây cường giáp, chỉ sau bệnh Basedow (rối loạn tự miễn).

Nguyên nhân bướu giáp đa nhân 2 thùy

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây đa nhân tuyến giáp 2 thùy; tuy nhiên, các yếu tố sau được xem là nguyên nhân gây bệnh: (1)

  • Thiếu iod trong thời gian dài.
  • Di truyền khiến tế bào nang của tuyến giáp không đồng nhất chức năng.
  • Nữ giới có nguy cơ bị bệnh tuyến giáp nhiều hơn nam.
  • Trong quá trình phát triển xảy ra sự bất thường về cấu trúc và chức năng của tuyến giáp.
  • Quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp xảy ra sai sót.
  • Hút thuốc lá.
  • Nhiễm trùng, viêm tuyến giáp.
  • Tiếp xúc với chất phóng xạ.

Dấu hiệu nhận biết bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp

Bướu giáp đa nhân 2 thùy thường không có triệu chứng. Người bệnh phát hiện khi khám sức khỏe hoặc có chỉ định siêu âm, xét nghiệm vì bệnh khác; đôi khi do bướu giáp đa nhân thể hiện khối u ở phía trước cổ. Bướu giáp có kích thước lớn gây khó thở, khàn giọng hoặc cảm giác thắt chặt quanh cổ họng. (2)

Người bệnh cũng phát hiện bướu giáp đa nhân 2 thùy khi có triệu chứng của cường giáp: giảm cân, run tay, đánh trống ngực, lo lắng…; suy giáp: tăng cân, khô da, không chịu được lạnh, táo bón…

Phình giáp hạt thùy phải là gì năm 2024
Đôi khi người bệnh phát hiện bướu giáp đa nhân do tình trạng bệnh thể hiện rõ ràng khối u ở phía trước cổ

Cách chẩn đoán bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp

1. Khám thực thể

Khi đi khám, bác sĩ sẽ sờ vùng cổ để phát hiện những bất thường như khối u, hạch cổ… Bác sĩ cũng khai thác tiền sử đã từng bị bướu cổ chưa? Gia đình có người bệnh bướu cổ không? Đã từng xạ trị vùng cổ, đầu, ngực chưa? Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin về: cân nặng, rụng tóc, mồ hôi, lo lắng, đánh trống ngực, run tay…

2. Siêu âm

Siêu âm là phương pháp thường dùng để kiểm tra tuyến giáp. Qua đó, bác sĩ đánh giá kích thước tuyến giáp, đặc điểm nhân giáp: số lượng, vôi hóa, đường viền, hình dạng…

3. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu nhằm định lượng hormone tuyến giáp (TSH, FT3, FT4), đánh giá tuyến giáp có hoạt động bình thường không. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ cũng xác định bướu giáp đa nhân 2 thùy có độc không. Từ đó, đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Phình giáp hạt thùy phải là gì năm 2024
Hầu hết người bệnh bướu giáp đa nhân 2 thùy độc đều dùng i-od phóng xạ, trừ phụ nữ mang thai.

4. Sinh thiết

Khi nghi ngờ ung thư tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết. Bác sĩ dùng kim mỏng chọc vào nhân giáp dưới hỗ trợ của siêu âm, lấy tế bào, sau đó gửi đến phòng thí nghiệm. Bác sĩ khoa Giải phẫu bệnh quan sát tế bào dưới kính hiển vi. Kết quả sinh thiết gồm các trường hợp:

  • Không chẩn đoán được: do không đủ tế bào, cần chọc hút để sinh thiết lại.
  • Lành tính: hầu hết kết quả sinh thiết đều lành tính. Người bệnh có kết quả lành tính được tiếp tục theo dõi định kỳ 6 tháng.
  • Ác tính: người bệnh bị ung thư, cần được phẫu thuật toàn bộ tuyến giáp.
  • Không xác định: khoảng 15%-20% kết quả sinh thiết không xác định. Điều này có nghĩa không chắc các tế bào này có ung thư không nhưng chúng bất thường.

Điều trị bướu đa nhân hai thùy tuyến giáp

1. Điều trị tuyến giáp đa nhân 2 thùy không độc

Bướu giáp đa nhân 2 thùy không độc không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp nhưng người bệnh cần theo dõi định kỳ 6 tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bởi bướu giáp có thể chuyển thành độc, gây ung thư tuyến giáp. Trường hợp bướu giáp đa nhân 2 thùy không độc có kích thước lớn, ảnh hưởng đến quá trình thở, nuốt, người bệnh được chỉ định phẫu thuật lấy nhân hoặc dùng i-od phóng xạ. Liều lượng i-od phóng xạ do bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường chỉ định. Sau khi dùng i-od phóng xạ, người bệnh dễ bị suy giáp, do đó, cần dùng thuốc hormone tuyến giáp.

Phình giáp hạt thùy phải là gì năm 2024

Ngoài ra, còn có phương pháp đốt sóng cao tần điều trị bướu giáp đa nhân 2 thùy. Theo đó, bác sĩ dùng dòng điện tần số cao làm giảm kích thước nhân, không để lại sẹo, bảo toàn nhu mô giáp lành.

2. Điều trị tuyến giáp đa nhân 2 thùy độc

Bướu giáp đa nhân 2 thùy độc sẽ gây cường giáp với các triệu chứng: mệt mỏi, lo lắng, vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, giảm cân, mất ngủ, yếu cơ… Do đó, khi phát hiện, người bệnh cần được điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ cùng trao đổi với người bệnh để chọn phương án điều trị phù hợp, hiệu quả. Các phương pháp điều trị bướu giáp đa nhân 2 thùy gồm: i-od phóng xạ, thuốc kháng giáp, phẫu thuật.

Thuốc kháng giáp: Thioamide là nhóm thuốc kháng giáp thường được dùng giúp chức năng tuyến giáp trở về trạng thái bình thường. Bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường thường dùng thuốc kháng giáp để chuẩn bị cho phẫu thuật hoặc dùng i-od phóng xạ. Người bệnh uống thuốc kháng giáp trong vòng 2-8 tuần và ngưng thuốc ít nhất 4 ngày trước khi điều trị bằng phương pháp i-od phóng xạ nhằm tránh cơn bão giáp.

Thuốc kháng giáp có thể gây ra các tác dụng phụ: sốt, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu, tổn thương gan… Do đó, bác sĩ thường kê liều thuốc kháng giáp thấp nhất.

Phình giáp hạt thùy phải là gì năm 2024
Thioamide là nhóm thuốc kháng giáp thường được dùng giúp chức năng tuyến giáp trở về trạng thái bình thường

Iod phóng xạ: Hầu hết người bệnh bướu giáp đa nhân 2 thùy độc đều dùng i-od phóng xạ, trừ phụ nữ mang thai. Sau điều trị, nếu kích thước bướu to lên hoặc nồng độ hormone tuyến giáp cao, cho thấy liều i-od chưa đủ. Thông thường, tình trạng hấp thụ iod ở người bị bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp độc kém hơn người bệnh Basedow nên cần dùng liều i-od phóng xạ cao hơn.

Thuốc chẹn beta: Có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của bướu đa nhân 2 thùy độc như nhịp tim nhanh, run tay, vã mồ hôi, căng thẳng, đánh trống ngực… Nếu người bệnh không đáp ứng hoặc có phản ứng phụ với nhóm chẹn beta, bác sĩ sẽ thay thế bằng thuốc canxi.

Hệ thống BVĐK Tâm Anh với đội ngũ bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, phòng mổ hiện đại là nơi khám, điều trị hiệu quả bệnh các bệnh nội tiết (bướu giáp, cường giáp, bướu giáp đa nhân 2 thùy, suy tuyến thượng thận…), tiểu đường (tiểu đường thai kỳ, tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2). Người dân nên đi khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh, điều trị kịp thời, nâng cao chất lượng cuộc sống.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 0247 106 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Bướu giáp đa nhân 2 thùy cần được theo dõi và điều trị, vì có thể dẫn đến cường giáp. Đồng thời, người bệnh cần theo dõi bướu giáp đa nhân 2 thùy với bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường tại bệnh viện có Trung tâm xét nghiệm hiện đại cùng trang thiết bị hàng đầu để có kết quả chính xác, chẩn đoán nhanh chóng, điều trị kịp thời.

Phình giáp đa hạt nên kiêng ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn để cải thiện tình trạng bệnh:.

Đậu nành. ... .

Các loại đồ hộp và thực phẩm chế biến sẵn, đồ đông lạnh. ... .

Thực phẩm giàu xơ: bông cải xanh, súp lơ trắng. ... .

Thực phẩm béo: bơ, thịt, đồ chiên. ... .

Thực phẩm có chứa đường (đồ ngọt) ... .

Lúa mạch, lúa mì, mì ống. ... .

Nội tạng..

Phình giáp đa hạt nên uống thước gì?

Thuốc kháng giáp: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc kháng giáp như methimazole (Tapazole) để giảm các triệu chứng của cường giáp.

Nhân tuyến giáp Tirads 3 kiêng ăn gì?

Bệnh nhân được chẩn đoán có u tuyến giáp Tirads 3 nên tránh ăn bánh, kẹo, kem, nước ngọt, nước trái cây đóng chai, các loại thực phẩm có nhiều đường tinh luyện vì nguy cơ đường huyết tăng và ảnh hưởng không tốt đến tuyến giáp.

Những người bị u tuyến giáp nên kiêng ăn gì?

Bị u tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì?.

Đồ ăn chứa nhiều đường và giàu chất xơ Chế độ ăn uống giàu chất xơ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. ... .

Thực phẩm được chế biến sẵn. ... .

Nội tạng của động vật. ... .

Chế phẩm từ đậu nành. ... .

Thực phẩm chứa gluten. ... .

Các chất kích thích, rượu, bia. ... .

Trái cây, hoa quả ... .

Các loại hạt..