Hiện tượng tiếp biến văn hóa xảy ra khi nào năm 2024

GIAO LƯU TIẾP BIẾN VĂN HÓA

Câu 1: qui luật

KHÁI NIỆM:

Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng

đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa

của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa

ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên

sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự

tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý

tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh".

- Giao lưu văn hoá thực chất là sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá.

Quá trình này đòi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn

tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hoá nó để làm giàu, phát triển văn hoá

dân tộc. Trong tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâm

thức dân tộc có vai trò rất quan trọng. Nó là "màng lọc" để tiếp nhận những yếu tố

văn hoá của các dân tộc khác, giúp cho văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ được

sắc thái riêng của mình.

GIỮ GÌN BẢN SẮC:

- Lịch sử đã cho thấy sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt Nam, thể hiện ở năng lực

tiếp biến văn hóa tài tình dù trong hoàn cảnh bị áp đặt hay tự nguyện tiếp nhận văn hóa

ngoại lai, đến mức tiếp biến văn hóa trở thành phương tiện để người Việt chống lại đồng

hóa văn hóa, làm giàu và phát triển mạnh mẽ nền văn hóa với bản sắc riêng của mình, tạo

ra sức mạnh giải phóng và bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước trước những thế lực xâm

lược bành trướng to lớn. Sức sống này do những điều kiện địa lý-lịch sử của Việt Nam quy

định và nó làm cho văn hóa Việt Nam vừa có tính bảo tồn mạnh vừa có tiềm năng phát triển

cao. Về mặt địa lý Việt Nam nằm trên “ngã tư đường của các nền văn minh”, vì vậy tuy

mang trong mình cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nhưng trong lịch sử Việt Nam chịu ảnh

hưởng của những làn gió văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Pháp, và sau này thêm cả văn hóa

Nga, Đông Âu, Nhật, Mỹ. Cùng tràn đến với một số dòng văn hóa bên ngoài là những cuộc

xâm lược bành trướng.

- Người Việt đã có ít nhất hai cách ứng xử mềm dẻo và khôn ngoan: Thứ nhất là duy

trì tổ chức làng tự trị tương đối đóng khép có từ xa xưa- một hình thức công xã nông thôn,

trong đó quan hệ họ hàng và làng mạc gắn bó với nhau tạo nên tính cố kết cộng đồng hết

sức mạnh mẽ -, về đối nội thì duy trì được văn hóa Việt, về đối ngoại thì khi bị ngoại thuộc

vẫn buộc được chính quyền cai trị chấp nhận vì mọi chính sách thuế má cống nộp và huy

động phu lính của chúng vẫn thực hiện được đến làng trong khi chúng không thể có người

để đặt sự cai trị trực tiếp xuống tận đơn vị cơ sở này. Nhờ thế mà tuy có lúc nước mất nhưng

văn hóa Việt vẫn còn vì làng còn, và đây chính là cơ sở để người Việt luôn ý thức giành lại

độc lập cho tổ quốc, tự do cho dân tộc mình. Thứ hai là tự nguyện tiếp nhận văn hoá ngoại

lai, cố gắng học tập những thành tựu của nó, nhưng biến đổi những yếu tố có ích của văn

hóa này thành những yếu tố Việt ngoại sinh thích hợp với nhu cầu sử dụng bản địa để làm

giàu và mạnh thêm nền văn hóa Việt.

- Do lịch sử Việt Nam chủ yếu là lịch sử giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập tự do

nên người Việt Nam phải luôn coi trọng cả bảo tồn lẫn phát triển văn hóa dân tộc, từ đó văn

hóa Việt có truyền thống phát triển trong bảo tồn và càng phát triển thì năng lực bảo tồn

Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa được dịch từ những thuật ngữ như cultural contacts, cultural exchanges..., để chỉ một quy luật trong sự vận động và phát triển văn hóa của các dân tộc. Đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa" chứ không có khái niệm "hội nhập văn hóa". Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụng cho các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế...

Trước xu thế toàn cầu hóa, khi Việt Nam trở thành thành viên 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và yêu cầu phát triển mới của đất nước, Đảng ta yêu cầu phải "Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân"(1).

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 213