Cơ chế đặc thù tp hồ chí minh là gì năm 2024

TPHCM - Sau hơn 6 tháng có cơ chế đặc thù, Hội đồng nhân dân TPHCM đã tổ chức 4 kỳ họp, thông qua 24 nghị quyết cụ thể hóa 19/27 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền. Ngoài ra, nhiều nội dung phân cấp, ủy quyền đã được UBND TPHCM triển khai.

TPHCM bước đầu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 98. Ảnh: Anh Tú

Nhiều cơ chế đặc thù đi vào thực tiễn

Nghị quyết 98 của Quốc hội trao cho TPHCM 44 cơ chế, chính sách thuộc các lĩnh vực như: đầu tư; tài chính, ngân sách Nhà nước; thu hút nhà đầu tư chiến lược; xây dựng - quy hoạch và đầu tư; tổ chức bộ máy…

Các cơ chế này được kỳ vọng tạo động lực trong bối cảnh TPHCM đang đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài, cả việc xử lý dứt điểm những tồn đọng và triển khai nhiều việc theo yêu cầu mới.

Từ khi Nghị quyết 98 có hiệu lực (ngày 1.8.2023) đến nay, TPHCM đã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện với tinh thần khẩn trương, tích cực.

Trong đó, HĐND TPHCM đã ban hành 24 nghị quyết cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 98. Nổi bật là các nghị quyết quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa; nghị quyết về xây dựng các công trình đường bộ theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao); nghị quyết về mức hỗ trợ dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo…

HĐND TPHCM đã quyết định bố trí vốn đầu tư công để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm 2.800 tỉ đồng. HĐND TPHCM cũng đã triển khai việc thành lập Sở An toàn thực phẩm; tăng nhân sự cho UBND huyện thuộc thành phố và cho các phường, xã có đông dân cư (từ đủ 50.000 dân trở lên); quy định mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực có nhu cầu cần thu hút.

Ngoài ra, nhiều nội dung phân cấp, ủy quyền đã được UBND TPHCM triển khai. Trong đó có việc ủy quyền cho chủ tịch UBND TP Thủ Đức và UBND các quận quyết định về đầu tư công nhóm C.

Trung tâm Hành chính công TP Thủ Đức. Ảnh: Minh Quân

Từ cơ chế, chính sách của Nghị quyết 98, UBND TP Thủ Đức đã thành lập một số trung tâm, trong đó có Trung tâm hành chính công (mô hình 1 cửa) nhằm phục vụ dân tốt hơn.

Triệt để tận dụng cơ chế đặc thù

“Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98 của Quốc hội" là chủ đề năm 2024 mà chính quyền Thành phố đã chọn. Đây được xem là 2 xung lực để kinh tế TPHCM bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, TPHCM sẽ tiếp tục đeo bám để hoàn thiện thể chế hóa các nội dung cơ chế, chính sách trong Nghị quyết 98, chậm nhất là trong quý I/2024. Song song đó, TPHCM tập trung triển khai các nội dung đã có trong các văn bản cụ thể hóa.

Bên cạnh đó, TPHCM sẽ tập trung các cơ chế để tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch, đầu tư; triển khai các dự án đầu tư theo các hình thức như BT, BOT, PPP trên các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao.

TPHCM cũng triển khai các nội dung cơ chế, chính sách về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa các cơ chế, chính sách khó như TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng), thị trường tín chỉ carbon.

TPHCM sẽ phát triển mô hình TOD dọc Metro số 1. Ảnh: Anh Tú

Cũng theo Chủ tịch UBND TPHCM, thành phố đang nghiên cứu đề xuất các cơ chế mới cho Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM cũng như đề án Phát triển hệ thống đường sắt đô thị đến năm 2035 và các nhiệm vụ phát triển hạ tầng cần huy động nguồn vốn lớn.

TPHCM cũng sẽ nghiên cứu kỹ Nghị quyết 98 cùng với Kết luận 14 của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ, để có thể vận dụng, đề xuất, giải quyết các vấn đề tồn đọng kéo dài nhiều năm nhằm tháo gỡ, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy cho sự phát triển của thành phố.

(Thanhuytphcm.vn) – Trong năm 2024, cùng với tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết 98/2023/QH15, TPHCM tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số. Bên cạnh đó, TP sẽ tập trung các giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội... Đó là những ý kiến được trao đổi tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ 2020 – 2025 diễn ra ngày 2/12.

Năm 2024, kinh tế số chiếm tỷ trọng 22%

Tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đã điểm lại một số kết quả TPHCM đã đạt được, đồng thời chia số định hướng nhiệm vụ của TP trong năm 2024…

Đồng chí Phan Văn Mãi cho biết năm 2024, bên cạnh các nhiệm vụ trọng tâm trên các lĩnh vực, TPHCM tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM; và đẩy mạnh chuyển đổi số.

Liên quan đến việc thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù, TP sẽ tham mưu để sớm ban hành các văn bản, nghị định hướng dẫn của Trung ương. Đồng thời tập trung thực hiện thật tốt các nghị quyết mà HĐND TPHCM đã ban hành. Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế đặc thù thuộc thẩm quyền của TPHCM; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế đột phá, vượt trội từ tinh thần của Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội.

Trong đó, TP tập trung vào phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD); kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược; đầu tư cho hệ thống đường sắt đô thị và các vấn đề có liên quan đến thị trường tín chỉ carbon. Một trong những nội dung khác là TPHCM cũng tập trung phối hợp cơ quan Trung ương đẩy nhanh các công tác chuẩn bị liên quan đến đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ; dự án cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây…

Riêng về lĩnh vực chuyển đổi số, TP tập trung hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của TP kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; triển khai, vận hành hệ thống thông tin quản lý đất đai và hệ thống thông tin quản lý cấp phép xây dựng thống nhất trên toàn TP. Đồng thời, ứng dụng di động giao tiếp thống nhất người dân và chính quyền TP.

Đồng chí Phan Văn Mãi chia sẻ, TPHCM cũng xác định năm 2024, kinh tế số chiếm tỷ trọng 22%, đến năm 2025 chiếm tỷ trọng 25%, bằng với chỉ tiêu nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ TPHCM đã đề ra.

Liên quan đến vấn đề chuyển đổi số của TP, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải cho rằng, mấu chốt của mọi vấn đề đó là con người. TP đã rất quan tâm vấn đề này. Vì vậy, cần có giải pháp đó là từng cấp, từng ngành có thể thu hút và duy trì được nguồn nhân lực, có am hiểu, có trình độ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đương chức, đương nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ; hiểu và tích cực tham gia việc chuyển đổi số. Đây là một nhiệm vụ mà cấp ủy Đảng các cấp phải quan tâm.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải phát biểu tại Hội nghị

Thông tin về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và xây dựng hệ thống chính trị, đồng chí Nguyễn Hồ Hải chia sẻ, năm 2023, Đảng bộ TP đã thực hiện lãnh đạo và tổ chức thực hiện thành công đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ các cấp ủy cũng như cấp TP. Qua đánh giá này, TP đã có tổng hợp các nội dung các công trình trọng điểm của nhiệm kỳ từ cấp trên cơ sở quận, huyện cho đến cấp TP để có lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban Thường vụ Thành ủy nhằm tập trung cho thời gian nửa nhiệm kỳ còn lại. Cùng với đó, Đảng bộ TP đã tập trung quán triệt các nghị quyết chỉ đạo, các kết luận của Trung ương và đã có cải cách trong vấn đề triển khai các chủ trương, nghị quyết, kết luận.

Xử lý dứt điểm các dự án đang ngưng thi công

Trao đổi về một số hoạt động trọng tâm của HĐND TP năm 2024, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP TP Nguyễn Thị Lệ cho biết, HĐND TP sẽ tổ chức tái giám sát việc thực hiện các nghị quyết cũng như các kết luận giám sát của HĐND, của Thường trực HĐND. Trong đó tập trung giám sát về chương trình cải cách hành chính, về cải cách tổ chức bộ máy hành chính và cải cách chế độ công vụ trên địa bàn TP giai đoạn 2022 – 2025. Cùng với đó là giám sát về công tác quản lý nhà nước về lao động và việc làm trên địa bàn TP ở giai đoạn 2020 – 2025. Một trong những nội dung quan trọng khác là giám sát việc triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TPHCM. Đồng thời giám sát công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP.

Đồng chí Nguyễn Thị Lệ phát biểu tại Hội nghị

Đề cập đến việc giải ngân đầu tư công, đồng chí Nguyễn Thị Lệ đề nghị Ban cán sự Đảng UBND TPHCM chỉ đạo UBND TPHCM tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phối hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang ngưng thi công do vướng mắc công tác phối hợp. Cùng với đó là nghiên cứu, đề xuất Chính phủ hoàn thiện cơ chế để giá bồi thường sớm tiệm cận giá thị trường, cũng như có các cơ chế hỗ trợ thêm cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án để người dân có cuộc sống mới tốt hơn.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Lệ, trong quá trình thực hiện các dự án phải rà soát, đánh giá kỹ những dự án nào có khả năng giải ngân để tập trung bố trí vốn, tránh dàn trải dẫn đến nhiều dự án dở dang, phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, gây lãng phí.

Đồng chí Nguyễn Thị Lệ cũng dành nhiều thời gian phân tích về cuộc sống của người dân…; đồng thời mong muốn các ngành, các cấp quan tâm hơn nữa đến đời sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là các hoạt động chăm lo cho người dân trong diện hộ nghèo, cận nghèo; cần nghiên cứu nâng chuẩn nghèo của TP theo tinh thần Nghị quyết 31 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tập trung bố trí đủ vốn cho Chương trình giảm nghèo của TP. Tập trung thực hiện cho được công chương trình di dời nhà ở ven kênh rạch theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ XI.

Chủ đề