Có nên cài win 7 enterprise

Windows 7 hiện đang là một Hệ Điều Hành phổ thông nhất trong tất cả các tổ chức, cơ quan, trường học, đơn giản vì nó gọn nhẹ, tương thích tốt hơn với các thiết bị ngoại vi thay vì đang sử dụng Hệ Điều Hành Windows XP hoặc Windows Vista (2 phiên bản Windows XP và Windows Vista đã bị Microsoft "Khai Tử" và dừng toàn bộ gói cập nhật). Bởi vậy số lượng đông đảo người sử dụng hệ điều hành Windows 7 tăng lên và trở nên phổ biến. Trong bài viết này chúng tôi sẽ so sánh, phân biệt mục đích các phiên bản trong Hệ Điều Hành Windows 7 khác nhau như thế nào để người dùng có thể sử dụng Hệ Điều Hành Windows 7 một cách hợp lý.

Có nên cài win 7 enterprise

Có nên cài win 7 enterprise

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Có nên cài win 7 enterprise

Vì sao có nhiều phiên bản Windows 7 đến vậy?

Khi bạn tiến hành cài đặt Hệ Điều Hành Windows 7 chuẩn của Microsoft hoặc những phiên bản Windows 7 All In One (AIO) sẽ có chứa các phiên bản Hệ Điều Hành Windows 7 như sau: Windows 7 Starter, Windows 7 Home Basic, Windows 7 Home Premium, Windows 7 Professional, Windows 7 Ultimate, Windows 7 Enterprise. Vậy tại sao bộ cài đặt Windows 7 lại phải chia ra các phiên bản khác nhau như vậy? Các bạn chú ý đón xem bảng phân tích chi tiết bên dưới để có thể hiểu rõ được mục đích của các phiên bản trong bộ cài Windows 7 để tránh hiện tượng cài đặt xong mà người sử dụng không biết nó hỗ trợ những gì và thậm chí dùng thừa.

Bảng Phân Tích sơ lược các phiên bản Hệ Điều Hành Windows 7

Tính năng của các Hệ Điều Hành Windows 7StarterHome BasicHome PremiumProfessionalUltimateEnterpriseGiao diện gương trong suốt Aero GlassxxxxxxTìm kiếm nhanh với Windows SearchxxxxxxHỗ trợ trình duyệt Internet Exprorer 8 (IE8)xxxxxxGiao diện trực quan với thanh tác vụ Taskbar và Jump ListxxxxxxTrung tâm quản lý máy tính Action CenterxxxxxxBảng điều khiển các thiết bị  kết nối Device StagexxxxxxHỗ trợ nhiều người sử dụng chung một máy tính với Credentials ManagerxxxxxxXem trước cửa sổ từ thanh TaskbarxxxxxxHỗ trợ kết nối và chia sẻ mạng Home Workgroup  xxxxHỗ trợ kết nối và chia sẻ mạng công ty với khả năng nhập tên miền (Domain)   xxxTạo điểm sao lưu và khôi phục hệ thống với Windows Backup and Restore   xxxTương thích với các ứng dụng cũ trên Windows XP (Windows XP Mode)   xxxBảo mật dữ liệu với BitLocker    xxChuyển đổi đa dạng các gói ngôn ngữ (35 ngôn ngữ)    xx

Windows 7 Starter là phiên bản nhẹ nhất và tối giản nhất của Windows 7. Microsoft chỉ cung cấp phiên bản 32bit cho phiên bản này, và người sử dụng các phiên bản Windows cũ như XP, Vista đều không thể trực tiếp nâng cấp lên Windows 7 Starter. Phiên bản Windows này rất thích hợp cho những máy tính có cấu hình yếu. Các tính năng chia sẻ các ổ đĩa qua mạng đều bị loại bỏ, không có các tính năng như BitLocker, Backup and Restore.

Windows 7 Home Basic và Windows 7 Home Premium đều có những tính năng mới nổi bật như tính năng Aero Peek có thể cho phép bạn xem trước các ứng dụng và làm sạch màn hình Desktop với Aero Snake. Người sử dụng Windows 7 Home Basic và Home Premium đều có thể nâng cấp lên Windows 7 Professional, Windows 7 Ultimate, Windows 7 Enterprise bất cứ khi nào. Hệ điều hành Windows 7 Home Basic và Home Premium có thể dùng tối đa 16GB RAM (Có phiên bản 64bit). Hỗ trợ công việc văn phòng rất tốt. Ngoài ra trong phiên bản Windows 7 Home Premium có thêm Windows Media Center giúp bạn giải trí thư giãn với các trò chơi, âm nhạc từ trong máy tính hoặc từ CD - DVD, có thêm phần mềm tạo DVD để giúp bạn ghi đĩa CD, DVD, Blu-ray. 

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Windows 7 Professional là phiên bản Windows 7 đầy đủ và chuyên nghiệp hơn Windows 7 Home Premium, kèm thêm nhiều tính năng mạng nâng cao (Ví dụ như tính năng Location Aware Printing có thể cho phép bạn chọn các máy in mặc định khác nhau với các điểm mạng khác nhau, rất hữu ích và phù hợp cho những bạn nào sử dụng máy tính xách tay ở nhiều nơi như công ty, trường học, hoặc ngay cả tại nhà). Có hỗ trợ nền tảng 64bit và hỗ trợ RAM tối đa lên đến 192GB RAM. Có thêm tính năng XP Mode sử dụng để chạy các ứng dụng trên nền Windows XP (hoặc Vista), hỗ trợ sao lưu dữ liệu lên ổ đĩa trên mạng. Nhưng tại phiên bản Windows 7 Professional còn thiếu các tính năng như BitLocker, hạn chế trong Aero glass remote, và cũng không hỗ trợ giao diện đa ngôn ngữ.

Windows 7 Ultimate là một phiên bản Windows 7 được sử dụng rộng rãi cho các đối tượng cao cấp mang tính quốc tế hoặc phải làm việc tới bảo mật trong môi trường mạng. Các tính năng Direct Access (truy cập máy chủ email, thư mục chia sẻ, website mạng nội bộ của doanh nghiệp mà không cần kết nối tới VPN), BitLocker Driver Encryption (Mã hóa và bảo mật tệp tin trong ổ đĩa cứng), Federated (sử dụng tìm kiếm các ổ đĩa trên mạng), BranchCache (Tạo bản sao lưu của toàn bộ nội dung Website và các tệp tin trên máy chủ, mục đích tăng hiệu suất truy cập) và một hệ thống cho phép bạn chạy ứng dụng UNIX trên Windows.  

Windows 7 Enterprise so với Windows 7 Ultimate thực ra không khác nhau là mấy. Nếu các bạn làm việc cần nhiều tính năng bảo mật thì Windows 7 Ultimate là một sự lựa chọn hợp lý rồi, Windows 7 Enterprise chỉ sử dụng key MAK có thể kích hoạt cho một số máy nhất định, còn Windows 7 Ultimate thì không. Windows 7 Enterprise thường thích hợp cho các doanh nghiệp lớn. Windows 7 Ultimate thường ở dạng Retail, phân phối cho các cửa hàng bán lẻ, còn Windows 7 Enterprise sẽ không bán lẻ cho người dùng thường.

Ví dụ thực tế

Một doanh nghiệp A có mua một số lượng License (bản quyền) có thể kích hoạt trên cùng một hệ thống máy tính trong doanh nghiệp, ví dụ có 100 máy thì License bản quyền của doanh nghiệp đó mua sẽ được kích hoạt trên toàn bộ 100 máy, các doanh nghiệp với quy mô khác thì số lượng License doanh nghiệp mua sẽ khác, vậy nên số kích hoạt được bao nhiêu máy thì chỉ doanh nghiệp nào sở hữu License đó mới có thể biết được.

Có nên cài win 7 enterprise

Chúng ta nên sử dụng Windows 7 trên nền tảng nào?

Hiện nay các máy tính đang được bán ra hầu hết là sử dụng bộ vi xử lý 64bit. Vi xử lý 64bit có khả năng xử lý bộ nhớ lớn hơn và mạnh hơn 32bit. 64bit sẽ có thể làm việc với bộ nhớ RAM tối thiểu là 3GB (hoặc cũng có thể thấp hơn), trong khi 32bit chỉ có thể nhận tối đa 3.5GB RAM. Vậy nên nếu bạn cài đặt Windows trên nền tảng 32bit trên máy tính sử dụng dưới 3GB RAM là hợp lý. Còn nếu như lớn hơn thì chúng tôi khuyến cáo các bạn nên sử dụng nền tảng 64bit để tránh gây nên hiện tượng máy tính nhận không đủ bộ nhớ để xử lý công việc nặng.

Vậy là với toàn bộ các cơ sở so sánh bên trên các bạn đã có thể biết được mục đích và tính năng của các phiên bản Windows 7, ngoài ra các bạn còn biết được cách cài đặt Windows 7 trên nền tảng phần cứng như thế nào là hợp lý. Hy vọng qua bài viết tổng hợp như trên các bạn có thể xác định được mình sử dụng với nhu cầu gì và phiên bản nào là hợp lý ngay cả khi bạn không phải là một kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Rất cảm ơn các bạn đã đón xem theo dõi, mọi góp ý và nhận xét liên quan các bạn vui lòng để lại phía bên dưới phần Nhận Xét, chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể. Trân trọng cảm ơn!