Cơ sở đổi mới phương pháp dạy học

Hiện nay, đổi mới phương pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tăng cường vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh. Giáo viên là người tổ chức các hoạt động học, gợi mở, dẫn dắt để học sinh tự trải nghiệm, hoạt động tương tác thông qua sách giáo khoa, tư liệu, vật thật, đồ dùng, …, trao đổi với bạn, ... để hình thành và chiếm lĩnh tri thức. Nhờ đó mà năng lực, phẩm chất học sinh được hình thành và phát triển.

       Cùng với ngành giáo dục cả nước, trường Tiểu học Nghĩa Châu cũng đã cập nhật và không ngừng đổi mới PPDH, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học mới như: phương pháp Bàn tay nặn bột, giáo dục trải nghiệm sáng tạo, giáo dục STEM, dạy phân hóa các đối tượng học sinh, tổ chức các tiết dạy ngoài không gian lớp học…

       Căn cứ vào loại hình năng lực, phẩm chất cần phát triển cho học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường để giáo viên lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cường hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin.

      Trong năm học vừa qua, các lớp học của nhà trường được trang bị tivi phục vụ cho việc giảng dạy. Giáo viên sử dụng kết nối điện thoại thông minh, máy tính với tivi trong các tiết dạy rất thuận lợi, tạo hứng thú cho các em học tập tốt hơn. Nhất là đối với khối Một, giáo viên sử dụng sách mềm được kết nối qua tivi rất thuận tiện, kênh hình, kênh chữ rõ nét. Các khối khác ngoài việc khai thác các hình ảnh, tư liệu phục vụ vào bài giảng còn quay trực tiếp bài làm của học sinh trên màn hình tivi để các em nhận xét, chữa bài, học tập được bài của bạn…điều này làm các em rất hứng thú...

      Dạy ngoài không gian lớp học là một hoạt động được nhà trường tổ chức khá hiệu quả. Ngay từ đầu năm học, các cá nhân giáo viên, khối, tổ đã đăng kí với nhà trường về các hoạt động trải nghiệm và các tiết dạy ngoài không gian lớp học sẽ được thực hiện trong năm học vào đăng kí giảng dạy cá nhân, trong đó ghi rõ nội dung và thời gian sẽ thực hiện nội dung đăng kí. Các nội dung này được Ban Giám hiệu nhà trường theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra kết quả thường xuyên. Chính vì vậy mà các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tiết học ngoài không gian lớp học được tổ chức hết sức tự nhiên mang lại hiệu quả thiết thực.

     Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tiết học ngoài không gian lớp học thực sự là những trải nghiệm vô cùng thiết thực đối với các em. Ở đó các em được “ thỏa sức sáng tạo” với những điều các em tiếp thu được, gắn liền với đời sống hàng ngày, giúp các em giải quyết được những tình huống trong cuộc sống.

      Những tiết học ngoài không gian lớp học gây được nhiều hứng thú và đạt kết quả tốt:

     Môn Toán lớp 3 bài: Góc vuông, góc không vuông. Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke . Các em rất hào hứng khi được dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông.

Môn Toán lớp 3 bài: Thực hành đo độ dài . Các em được dùng thước để đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi, chiều cao của bạn…

Môn Tiếng Việt lớp 4: Dạy Tập làm văn theo phương pháp trải nghiệm

 Môn Tự nhiên xã hội lớp 1: Bài Cây xanh quanh em.

      Ngoài việc học sinh được trải nghiệm qua các tiết học trong và ngoài không gian lớp học, nhà trường còn tổ chức cho học sinh nhiều trải nghiệm khác để các em hiểu  hơn về  truyền thống dân tộc, thêm yêu quý quê hương, đất nước như:  Vui Tết Trung thu, học sinh trải nghiệm bày mâm ngũ quả, làm đèn lồng…; Tìm kiếm tài năng nhí, Thi cắm hoa tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam….Tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế nhiều hơn, thể hiện cảm xúc tích cực, khai thác những tiềm năng đã có của các em và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thể hiện nhiệm vụ được giao, phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng của cuộc sống, môi trường. Hơn nữa, tạo cơ hội cho học sinh hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù, rèn cho các em có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.

        Đổi mới phương pháp dạy học là chìa khóa thành công trong mỗi tiết học . Chính vì vậy, đội ngũ thầy cô giáo trường Tiểu học Nghĩa Châu, luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong cách dạy để đưa phong trào học tập của nhà trường ngày một đi lên, giúp học sinh vững bước tương lai, hòa nhập với thời đại.

                                                                                       Nghĩa Châu, ngày 26/3/2021

                                                                                                                      TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

                                                                                               Trần Thị Bình

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là việc làm cần thiết trong nền giáo dục hiện nay. Và nó không phải là việc làm của một cá nhân mà của cả một tập thể. Vậy thì phương pháp đổi mới cụ thể như thế nào và những khó khăn khi đổi mới là gì? 

Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây nhé. 

Bất kể một phương pháp nào cũng có những hạn chế riêng biệt. Nhưng thông qua sự nhìn nhận đó giáo viên sẽ có cơ sở để xây dựng kế hoạch giảng dạy hiệu quả.

– Một số ít giáo viên và cán bộ quản lý có nhận thức không cao về sự cần thiết của việc phải đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.

Giáo viên và cán bộ quản lý có nhận thức không cao

– Chưa có sự đồng bộ và hiệu quả giữa nghiên cứu và vận dụng các lý luận của phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. 

– Còn thiếu nhiều nguồn lực bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin, truyền thông.

Để đổi mới phương pháp dạy học cần tiến hành những biện pháp cụ thể là:

– Cải tiến phương pháp dạy truyền thống bằng cách nâng cao kỹ thuật đặt câu hỏi, cách xử lý các câu trả lời ở trong đàm thoại và kỹ thuật làm mẫu ở trong luyện tập. Đồng thời kết hợp giữa dạy học truyền thống và phương pháp dạy mới, nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của các em học sinh.

Cải tiến phương pháp dạy truyền thống

– Kết hợp phương pháp dạy học cá nhân, dạy học nhóm và  nhiều phương pháp khác để nâng cao hiệu quả học tập và tăng tính tích cực  và chủ động của học sinh.

– Học cách xử lý và giải quyết vấn đề để tăng khả năng tư duy của học sinh và giúp các em hình thành tư duy, lý luận khi đối mặt với các vấn đề cần giải quyết.

– Xây dựng tình huống trong giảng dạy để tăng cường sự hứng thú và tạo mọi điều kiện để kiến tạo tri thức cá nhân trong lúc tương tác với xã hội.

Xây dựng tình huống trong giảng dạy để tăng cường sự hứng thú

– Kết hợp giữa hoạt động trí não và tay chân.

– Áp dụng công nghệ thông tin dưới sự hỗ trợ của màn hình trình chiếu, phần mềm dạy học sẽ làm cho bài giảng trở nên thu hút, sinh động, tăng được sự hứng thú của học sinh.

Đối với sự thay đổi phương pháp dạy học giáo viên và nhà trường có vai trò cực kỳ quan trọng:

Giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp với các giáo viên đi trước.

Giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn

Xác định mục tiêu, kế hoạch đổi mới nội dung, phương tiện và hình thức tổ chức, đánh giá. Thiết lập kế hoạch mô hình để phổ biến kiến thức mới nhằm đảm bảo sự phối hợp và tích cực tham gia xây dựng bài của tập thể học sinh.

Giáo viên nên học hỏi và tìm hiểu những kỹ năng để trở thành giáo viên giỏi thông qua việc nắm rõ yêu cầu của giáo dục, nắm rõ kiến thức và kỹ năng để truyền đạt nội dung cho học sinh.

Chủ đọc tìm hiểu kiến thức thông qua mạng internet hay sách báo và các chất lượng giáo dục mới để góp phần giúp ích trong việc hình thành những sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh tự học, tự vận dụng, hợp tác chia sẻ, giúp việc học tập hiệu quả hơn.

Hỗ trợ các thiết bị công cụ giảng dạy cho giáo viên và thường xuyên khảo sát chất lượng giảng dạy từ giáo viên và học sinh.

Thường xuyên khảo sát chất lượng giảng dạy từ giáo viên

Khen thưởng giáo viên có thành tích tốt trong thực hiện phương pháp dạy học đổi mới cũng như cập nhật các chương trình giảng dạy hoặc những cuộc thi dành cho giáo viên góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm. 

Trên đây là những phương pháp đổi mới phương pháp dạy cùng với những vấn đề mà thầy cô cần làm khi giáo dục học sinh Tiểu học.

Video liên quan

Chủ đề