Công nghệ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 2

Danh sách bài giải môn công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức. Các bài học được sắp xếp theo đúng trình tự chương trình sách giáo khoa. Trong mỗi bài đều được giải cụ thể, chi tiết từ câu hỏi khám phá đến câu hỏi luyện tập, vận dụng. Hi vọng, tech22h.com giúp bạn học tốt hơn môn công nghệ 10 kết nối tri thức.

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 2 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt trang 14, 15, 16, 17 dễ hiểu.


Mục lục nội dung

Bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt trang 14, 15, 16, 17 Công nghệ 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Công nghệ 10 Bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt


I. Phân loại cây trồng

- Thường phân loại theo 3 cách:

+ Phân loại theo nguồn gốc

+ Phân loại theo đặc tính sinh vật học

+ Phân loại theo mục đích sử dụng

- Giống cây trồng, ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác là những yếu tố chính trong trồng trọt.

- Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ, hỗ trợ cho sự phát triển của các loại cây trồng.


II. Một số yếu tố chính trong trồng trọt

- Giống cây trồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quy trình trồng trọt: Giống quy định năng suất, phẩm chất của nông sản, khả năng chống chịu sâu, bệnh và các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh 

- Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây trồng:

+ Trong quá trình quang hợp, nước là nguyên liệu chính, trực tiếp tham gia vào quá trình. Các muối khoáng và chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây cũng chỉ được hòa tan trong môi trường nước.

+ Thông qua việc thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cây.

- Độ ẩm cũng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây trồng:

+ Hoạt động của các vi sinh vật đất bị ức chế khi độ ẩm quá thấp hoặc quá cao,  rất khó phân giải các chất hữu cơ trong đất không, quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây chậm chạp, thấm chí bị ngưng trệ khiến cây trồng thiếu chất, dẫn đến cây trồng phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

+ Cây trồng thiếu độ ẩm hoặc thiếu nước lâu ngày có nguy cơ chết.

- Đất trồng có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây: giúp cho cây đứng vững. Mỗi loại cây trồng phù hợp một hoặc một vài loại đất nhất định, vì vậy trong trồng trọt cần chú ý lựa chọn cây trồng phù hợp đối với từng loại đất để giúp trồng
trọt đạt hiệu quả cao.

- Cây trồng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Nếu thiếu dinh dưỡng thi cây trồng sẽ bị còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất, tạo ra nông sản kém chất lượng, gây thiệt hại kinh tế cho người trồng trọt.

- Kĩ thuật canh tác là một chuỗi các tác động của con người trong quy trình trồng trọt như làm đất, bón phân, luân canh cây trồng, bố trí thời vụ, mật độ gieo trồng,... nhằm mục đích tạo ra điều kiện sinh thái thuận lợi giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại. Mỗi loại cây trồng có nhu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái, vì vậy cần lựa chọn kĩ thuật canh tác phù hợp với từng loại cây trồng để trồng trọt đạt hiệu quả cao.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 2 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 2: Hệ thống kĩ thuật sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 2 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải SGK Công nghệ 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Hệ thống kĩ thuật

I. Khái niệm về hệ thống kĩ thuật

Câu hỏi mở đầu trang 11 Công nghệ 10: Quan sát hình 2.1 và cho biết nguyên lý làm việc của mạch điều khiển tự động bật/tắt đèn theo ánh sáng môi trường

Công nghệ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 2

Phương pháp giải:

Quan sát, tra cứu

Lời giải:

Nguyên lý làm việc của mạch điều khiển tự động bật/tắt đèn theo ánh sáng môi trường dựa theo nguyên lý của cảm biến ánh sáng. Có thể hiểu đơn giản là cảm biến ánh sáng được biết là thiết bị quang điện hay nói cách khác nó là một dạng thiết bị cảm biến thông minh có khả năng chuyển đổi ánh sáng trở thành tín hiệu điện (gồm cả ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường và ánh sáng ở dạng tia hồng ngoại). Nhờ thiết kế mắt cảm biến được gắn trực tiếp trên thiết bị nên nó có thể nhận biết được các biến đổi của môi trường. Qua đó, thiết bị sẽ điều được ánh sáng phù hợp. Cảm biến này cũng có thể nhận thấy và điều chỉnh được ánh sáng phát ra dựa trên các điốt quang học. Một vài người trong ngành họ gọi cảm biến ánh sáng là “cảm biến ảnh” bởi vì năng lượng được chuyển đổi từ photon (ánh sáng) thành electron (điện).

Câu hỏi trang 11 Công nghệ 10: Quan sát hình 2.2 và cho biết đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lý trong hệ thống kĩ thuật cảnh báo cháy là những thiết bị nào? Để hệ thống cảnh báo cháy hoạt động có cần tất cả tín hiệu đầu vào hay không

Công nghệ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 2
Phương pháp giải: 

Quan sát, liên hệ thực tiễn

Lời giải:

- Bộ phận đầu vào bao gồm :

+ Đầu báo khói

+ Đầu báo nhiệt

+ Nút ấn báo cháy

- Bộ phận xử lý bao gồm : 

+ Tủ trung tâm báo cháy

- Bộ phận đầu ra bao gồm:

+ Chuông báo cháy

+ Còi két hợp đèn chớp

+ Đèn báo vị trí

- Để hệ thống cảnh báo cháy hoạt động, chúng ta cần phải có tất cả tín hiệu đầu vào. Lý do:

+ Đầu báo khói sẽ giúp cảm nhận được luồng khói thoát ra từ nguồn cháy một cách hiệu quả nhất. Do một số chất tạo ra khói không thể nhìn thấy bằng mắt thường

+ Đầu báo nhiệt sẽ giúp kích hoạt hệ thống báo cháy và thậm chí có thể giúp con người phỏng đoán và thậm chí có thể ngăn chặn kịp được đám cháy

+ Nút báo cháy sẽ giúp mọi người thông báo kịp thời đám cháy và có phương án chữa cháy và di chuyển tài sản phù hợp

Kết nối năng lực trang 11 Công nghệ 10: Tìm hiểu trên internet hoặc nơi em sống…. và kể tên các thiết bị đầu vào, đầu ra khác của hệ thống cảnh báo cháy

Phương pháp giải:

Tra cứu, liên hệ thực tiễn

Lời giải:

- Thiết bị đầu vào:

+ Cảm biến nhiệt

+ Hệ thống báo gas

+ Hệ thống báo lửa….

- Thiết bị đầu ra:

+ Bảng hiển thị phụ (bàn phím).
+ Chuông hệ thống báo động, còi báo động.
+ Đèn báo động, đèn exit.
+ Bộ quay số điện thoại tự động.

II. Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật

Luyện tập trang13 Công nghệ 10: Quan sát hình 2.5 xác định đầu vào, đầu ra của một máy tăng âm

Công nghệ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 2

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tiễn

Lời giải:

- Đầu vào: micro, đĩa hát, băng casset,….

- Đầu ra: loa

Luyện tập trang 13 Công nghệ 10: Quan sát hình 2.6 xác định đầu vào, đầu ra của bàn là

Công nghệ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 2

Phương pháp giải:

Tra cứu, quan sát, liên hệ thực tiễn

Lời giải:

- Đầu vào: dây đốt nóng

- Đầu vào: vỏ bàn là

Vận dụng trang 13 Công nghệ 10: Nghiên cứu, xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của (1) máy xay sinh tố; (2) máy điều hòa nhiệt độ trong gia đình. Trong hai hệ thống đó, hệ thống nào là mạch kín

Phương pháp giải:

Quan sát, tra cứu, liên hệ thực tiễn

Lời giải:

1. Máy xay sinh tố

          Đầu vào                            Bộ phận xử lý                                                  Đầu ra

 

Công nghệ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 2

2. Máy điều hòa nhiệt độ trong gia đình

Công nghệ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 2

Trong hai hệ thống trên, hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống máy điều hòa nhiệt độ trong gia đình là hệ thống máy điều hòa kín

Lý thuyết Bài 2: Hệ thống kĩ thuật

I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG KĨ THUẬT

Hệ thống kĩ thuật là hệ thống bao gồm các phần tử đầu vào, đầu ra và có bộ phận xử lý có liên hệ với nhau để thực hiện nhiệm vụ cụ thể.

Công nghệ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 2
II. CẤU TRÚC CỦA MỘT HỆ THỐNG KĨ THUẬT

Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật bao gồm 3 phần chính

- Đầu vào: vật liệu; năng lượng; thông tin cần xử lý

- Đầu ra: vật liệu; năng lượng; thông tin đã xử lý

- Bộ phận xử lý: tùy theo từng nhiệm vụ, bộ phận xử lý có thể một hoặc nhiều chức năng gồm: biến đổi, vận chuyển, lưu trữ vật liệu, năng lượng, thông tin

Công nghệ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 2
Trong hệ thống kĩ thuật, có hai loại hệ thống kĩ thuật mạch kín và hệ thống kĩ thuật mạch hở.

Công nghệ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 2

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Công nghệ và đời sống

Bài 3: Công nghệ phổ biến

Bài 4: Một số công nghệ mới

Bài 5: Đánh giá công nghệ

Bài 6: Cách mạng công nghiệp