Công thức giải bài tập di truyền học quần thể

Cách thiết lập công thức để giải toán di truyền quần thể là tài liệu giới thiệu các dạng bài tập, các trường hợp có thể xảy ra khi giải toán với bài tập di truyền quần thể, với các dữ liệu đầu bài cho để xác định chính xác công thức giải bài tập, tránh gây nhầm lẫn, giải sai bài tập một cách đáng tiếc. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

  • Một vài phương pháp giải bài tập di truyền quần thể sinh học 12
  • Phân dạng bài tập di truyền học người phần phả hệ
  • Phương pháp giải bài tập di truyền người
  • Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học: Phần Tiến hóa

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Cách thiết lập công thức để giải toán di truyền quần thể để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có cách tính tần số tương đối của các alen, tìm tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình của quần thể, những yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của quần thể... Bài viết có các ví dụ kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

CÁCH THIẾT LẬP CÔNG THỨC ĐỂ GIẢI TOÁN DI TRUYỀN QUẦN THỂ

- Quần thể: là một tập hợp cá thể sinh vật cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác định, tại một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau sinh ra thế hê sau (Quần thể giao phối).

1. Cách tính tần số tương đối của các ALEN

  1. Nếu đề bài đã cho biết rõ tỉ lệ kiểu gen (Quần thể có thể cân bằng hoặc không cân bằng)

Xét 1 gen có 2 alen: P: xAA : yAa : zaa

- Tần số tương đối của alen A = x + y/2

- Tần số tương đối của alen a = z + y/2

Xét 1 gen có (n) alen khác nhau: P: (P A1+ P A2 + P A3)² = 1

Nếu các gen nằm trên các NST giới tính thì tần số của một trong 2 alen không bao giờ đạt tới 0,5.

Ví dụ: Cho quần thể với các tỉ lệ kiểu gen như sau 50% AA : 30% Aa : 20% aa, suy ra tần số tương đối của các alen như sau:

- Tần số tương đối của alen A = 0.5 + 0,3/2 = 0.65

- Tần số tương đối của alen a = 0.2 + 0,3/2 = 0.35

  1. Đề bài cho biết tỉ lệ kiểu hình lặn (quần thể phải cân bằng).

Quần thể cân bằng ta có tỉ lệ kiểu gen như sau:

p² AA : 2pqAa : q² aa và p + q = 1

- Biết tỉ lệ kiểu hình lặn suy ra q.

- Suy ra p = 1 - q

- Vậy tần số tương đối của alen A = p, alen a = q

Ví dụ: Quần thể cân bằng có tất cả 400 cây trong đó cây hoa vàng là 100 cây. Biết tính trạng hoa vàng là lặn so với tính trạng hoa đỏ hãy tìm tần số tương đối của mỗi alen.

A : quy định tính trạng hoa đỏ

a : quy định tính trạng hoa vàng.

Cây hoa vàng có kiểu gen đồng hợp lặn aa chiếm 25% =0.25

Suy ra Tần số tương đối của alen a = 0.5

Tần số tương đối của alen A = 1 - 0.5 = 0.5

2. Tìm tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình của quần thể

Đối với dạng bài tập này ta chỉ cần tìm tỉ lệ kiểu gen sau đó sẽ nhanh chóng suy ra tỉ lệ kiểu hình (dựa vào tỉ lệ kiểu gen).

* Nếu đề bài chỉ yêu cầu kiểu gen dị hợp

Quần thể ban đầu có kiểu gen Aa tự thụ phấn qua n thế hệ ta có tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa ở thể hệ thứ n là 0.5n

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Cách thiết lập công thức để giải toán di truyền quần thể, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

GD&TĐ - Cô giáo Tống Thị Thúy Hảo, GV môn Sinh học, Trường THPT Phạm Phú Thứ (TP Đà Nẵng) nhận xét, chuyên đề Di truyền học quần thể không khó, dễ lấy điểm đối nhưng nhiều HS hay gặp phải lỗi cơ bản nên dễ mất điểm.

Để học chuyên đề Di truyền học quần thể một cách hiệu quả, theo cô giáo Tống Thị Thúy Hảo, HS chỉ cần làm đúng các bước sau:

- B1: Hs cần hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy chi tiết để có thể dễ dàng hình dung các kiến thức trọng tâm của chương

- B2: Hệ thống kiến thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết.

+B1: Làm các dạng câu hỏi trắc nghiệm theo từng phần kiến thức

+ B2: Làm câu hỏi trắc nghiệm trên các đề thi.

- B3: Làm bài tập:

+ Đối với phần này bài tập gồm phần tính tần số alen, phần tính tỉ lệ các kiểu gen, kiểu hình ở đời sau. Khó khăn của học sinh là cần xác định đúng dạng bài tập. Vì vậy, HS cần nắm công thức cơ bản của từng dạng:

  1. Công thức tính tần số alen, tần số kiểu gen

* Tần số alen:

- Là tỉ lệ các alen đó trên tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.

.jpg)

* . Tần số kiểu gen của quần thể:

- Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

Công thức giải bài tập di truyền học quần thể

  1. Công thức tính tỉ lệ kiểu gen của trường hợp tự phối, ngẫu phối.

A . Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự phối là:

+ Khi P: 100% Aa. Tần số KG

Công thức giải bài tập di truyền học quần thể

B . Công thức đối với quần thể ngẫu phối:

- Quần thể được gọi là đạt trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen khi có:

Công thức giải bài tập di truyền học quần thể

- Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng thì ta có: p2AA + 2 pqAa+ q2aa = 1 (p+q =1).

- Trong trường hợp quần thể có chọn lọc đào thải thể đồng hợp lặn aa, ở thế hệ Fn:

Với P: xAA: y Aa.

Công thức giải bài tập di truyền học quần thể

Theo lời khuyên của cô Hảo, khi ôn tập, HS nên tiến hành làm bài tập từng dạng từ mức độ dễ đến khó. Theo đó, "HS cần nắm được 1 số khái niệm cơ bản như: Tần số alen là gì? Tần số kiểu gen là gì? Thế nào là tự phối, ngẫu phối? Quần thể cân bằng là gì? Điều kiện của định luật Hacdi- Van bec.? Đặc điểm của quần thể tự phối, ngẫu phối? Phần này, các em nên thể hiện rõ trong sơ đồ tư duy để dễ học.

Sau khi đã xác định đúng dạng hs tiến hành áp dụng công thức để làm.

.jpeg) Click vào ảnh để xem chi tiết

Cô giáo Tống Thị Thúy Hảo cũng chỉ ra một số lỗi hay mắc phải của HS khi làm những bài tập của phần Di truyền học quần thể: "HS không đọc kĩ đề, không phân tích kĩ đề hoặc đôi khi thấy đề dài đã lúng túng nên dẫn đến không áp dụng công thức đúng. Do đó, cần bình tĩnh, gạch chân các cụm từ cần lưu ý trong đề để hs có thể nhận diện dạng bài tập đúng. Vd: các từ “ tự phối”, “ ngẫu phối”, “ cho giao phối ngẫu nhiên”, “ quần thể tự phối bắt buộc”,…"

Một trường hợp nữa, HS cũng hay sai đó là đối với phần bài tập chỉ cho 1 phần đời sau tiếp tục lai rồi yêu cầu xác định tỉ lệ đời con. Ở dạng này nhiều em mắc phải lỗi là không chia lại tỉ lệ kiểu gen ở F1 trước khi cho lai tạo F2.

VD: ở F1 tạo ra ¼ AA: 2/4 Aa: ¼ aa. Tỉ lệ kiểu hình là ¾ đỏ: ¼ trắng. Đề cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, yêu cầu xác định tỉ lệ đời con. ( Hoặc trường hợp cho cá thể kiểu gen aa bị chết hoặc không sinh sản. ) Trước khi xác định F2 cần chia lại tỉ lệ kiểu gen F1 tham gia lai tiếp là 1/3 AA: 2/3 Aa.

Công thức giải bài tập di truyền học quần thể
Đồ họa: An Nhiên

Chuyên đề Di truyền học quần thể có một số dạng nâng cao như Bài tập tính xác suất và Bài tập vừa có tự phối vừa ngẫu phối.

Theo cô Hảo, với bài tập tính xác suất, HS cần nắm thêm công thức về tổ hợp, chỉnh hợp.

Với bài tập vừa có tự phối vừa ngẫu phối, cần xác định thế hệ nào tự phối, thế hệ nào ngẫu phối. Đối với tự phối thì áp dụng công thức còn đối với ngẫu phối khi tiếp tục cho lai ta cần: Xác định tỉ lệ tất cả các kiểu gen của hai bên bố mẹ tham gia lai; Xác định tần số alen của từng bên rồi cho lai với nhau.