Công thức tính lượng nước rỉ rác

Nước rỉ rác được hiểu là bất kỳ loại chất lỏng nào, trong quá trình đi qua vật chất, chiết xuất các chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng, hoặc bất kỳ thành phần nào khác của vật chất mà nó đi qua.

Nước rỉ rác là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong khoa học môi trường, nó có nghĩa cụ thể là một chất lỏng đã hòa tan hoặc cuốn theo các chất có hại cho môi trường mà sau đó có thể xâm nhập vào môi trường. Nó được sử dụng phổ biến nhất trong bối cảnh đổ chất thải công nghiệp hoặc chất thải khó nung vào đất.

Do đó, trong bối cảnh môi trường hẹp, nước rỉ rác là bất kỳ vật liệu lỏng nào thoát ra từ đất hoặc vật liệu dự trữ và chứa nồng độ cao đáng kể của vật chất không mong muốn có nguồn gốc từ vật liệu mà nó đã đi qua.

Thành phần nước rỉ rác

Thành phần nước rỉ rác sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Chất thải được đưa vào chôn lấp: loại chất thải, thành phần chất thải và tỷ trọng chất thải.
  • Quy trình vận hành bãi chôn lấp: quy trình xử lý sơ bộ và chiều sâu chôn lấp.
  • Thời gian vận hành bãi chôn lấp.
  • Điều kiện khí hậu: độ ẩm, nhiệt độ và không khí.
  • Điều kiện quản lý chất thải.
  • Điều kiện thời tiết: mùa mưa, mùa khô.

Các yếu tố trên ảnh hưởng đến nhiều đặc tính của nước rỉ rác, đặc biệt là thời gian vận hành bãi chôn lấp.

Công thức tính lượng nước rỉ rác

Các phương pháp xử lý nước rỉ rác

Nước rỉ rác chứa đa số thành phần chất ô nhiễm với nồng độ cao và khó phân hủy, vì vậy cần kết hợp nhiều phương pháp xử lý như:

  • Tiền xử lý vật lý/hóa học;
  • Xử lý sinh học;
  • Kết hợp 2 phương pháp tiền xử lý vật lý/hóa học và xử lý sinh học trong cùng một hệ thống;
  • Xử lý nâng cao.

Mục đích xử lý

Phương pháp xử lý chính

Loại bãi rác

Loại bỏ các chất hữu cơ có khả năng phân hủy (BOD)

Sinh học hiếu khí

- Hồ làm thoáng/làm thoáng mở rộng

- Bùn hoạt tính

- Sinh học kỵ khí phản ứng theo mẻ SBR

- Bùn kỵ khí dòng chảy ngược

II

Loại bỏ Amoniac

Sinh học hiếu khí

- Hồ làm thoáng/ làm thoáng mở rộng

- Bùn hoạt tính

- Phản ứng theo mẻ SBR

- Thiết bị tiếp xúc sinh học dạng đĩa quay

- Tháp làm thoáng Amoniac

II

Khử nitrit

Sinh học thiếu khí

- SBR

II

II

Loại bỏ các chất hữu cơ không có khả năng phân hủy và màu

Bổ sung vôi/chất keo tủa

 Cacbon hoạt tính

 Lọc thẩm thấu ngược RO

 Oxy hóa hóa học

I, II, III

I, II, III

I, II, III

I, II, III

Loại bỏ hợp chất hữu cơ hàm lượng nhỏ có tính nguy hại

Cacbon hoạt tính

 Lọc thẩm thấu ngược

 Oxy hóa hóa học

I, II, III

I, II, III

I, II, III

Loại bỏ Methanol

Tháp làm thoáng

 Sinh học hiếu khí (hạn chế sử dụng)

II

I, II, III

Loại bỏ sắt hòa tan, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng

Bổ sung vôi, chất keo tụ, làm thoáng và lắng

I, II, III

Làm sạch sau cùng

Lọc cát

II

Làm giảm thể tích

Lọc thẩm thấu ngược

Hóa hơi

I, II, III

I, II, III

Bảng: Các phương pháp xử lý nước rỉ rác và mục đích xử lý

Chú thích:

  • I: Bãi rác xử lý chất thải công nghiệp không chứa thành phần nguy hại;
  • II: Bãi rác xử lý Chất thải rắn đô thị và kết hợp cả chất thải rắn đô thị và chất thải công nghiệp không chứa thành phần nguy hại;
  • III: Bãi rác xử lý Chất thải nguy hại

Quy trình xử lý nước rỉ rác như thế nào? 

Quy trình xử lý nước rỉ rác bao gồm các bước dưới đây:

Bước 1:  Xử lý sơ bộ

Bao gồm hồ chứa nước rác, máy tách rác và bể trôn vôi, bể điều hòa, bể lắng cặn vôi. Nước thải được thu gom làm thoáng sơ bộ, tách rác đồng thời ổn định nước thải đầu vào và khử kim loại trong nước rác

Bước 2: Xử lý nước thải rỉ rác: tháp Stripping hai bậc.

Dùng để xử lý N-NH3 trong nước thải. Các thiết bị trong tháp hoạt động hoặc dừng tự động theo sự hoạt động của bơm cấp nước thải lên

Bước 3: Bể khử Canxi + bể tiền xử lý hóa lý

Dùng để xử lý lắng cặn Canxi trong nước rỉ rác. Bể khử canxi được bố trí hệ thống châm hóa chất như 1 bể tiền xử lý hóa lý nhằm tăng cường quá trình xử lý sinh học

Bước 4: Xử lý nước thải rỉ rác: Bể phản ứng sinh học Selector + MBBR

Dung oxy hóa COD, BOD đồng thời với quá trình nitrification và denitrification.bể được lắp đặt hệ thống phân phối khí dưới đáy bể để dung cấp khí dạng bọt mịn.Khí được cấp gián đoạn thông qua van điều khiển.

Bước 5: Bể xử lý hóa lý

Sử dụng các chất keo tụ để xử lý các chất lơ lửng trong nước rỉ rác và xử lý 1 phần độ màu

Bước 6: Bể oxy hóa fenton hai cấp liên tiếp

Sử dụng các chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất mang màu và chất ô nhiễm khó phân hủy, sử dụng 2 cấp liên tiếp nhằm làm tăng hiệu suất của quá trình oxy hóa

Bước 7: Xử lý nước thải rỉ rác: Bể lọc khử trùng

Xử lý các thành phần cặn lơ lửng trong nước rác bằng hệ thống bể lọc cát, sử dụng hóa chất NAOCl để khử trùng nước thải

Bước 8: Hệ thống xử lý bùn

Bùn từ quá trình xử lý hóa lý, bùn sinh học được bơm đến Bể chứa bùn và nén bùn. Bùn từ bể chứa sẽ được hút thu gom và vận chuyển vào các ô chôn của bãi rác.

Dưới đây là sơ đồ quy trình xử lý nước rỉ rác:

Công thức tính lượng nước rỉ rác

Sơ đồ quy trình xử lý nước rỉ rác 

Hậu quả của việc không xử lý nước rỉ rác

Nước rỉ rác có chứa rất nhiều các thành phần độc hại, nếu không được xử lý đúng cách nó sẽ gây ra những hậu quả sau:

  • Phát sinh mùi hôi thối
  • Nếu như nước thải ngấm vào tầng đất sẽ gây ô nhiễm môi trường đất
  • Sẽ cản trở quá trình lọc tự nhiên và gây mất cân bằng tự nhiên
  • Thiệt hại về kinh tế đối với các hộ dân sống xung quanh nếu như nước thải ngấm vào đất và nước
  • Xuất hiện các loại côn trùng, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh như ruồi, muỗi… Đặc biệt, nước rỉ rác chứa nhiều chất độc hại như khí nitơ, amoniac, kim loại nặng… gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về nước rỉ rác là gì cũng như những vấn đề liên quan đến khái niệm này. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong học tập, công việc và nghiên cứu để mang lại một môi trường trong lành và sạch đẹp hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại mà liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0976.389.199 để được hỗ trợ tận tình nhất!

Ngày cập nhật: 17-12-2021