Công văn hướng dẫn xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2024

https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoat-dong-so-nganh/trien-khai-cac-giai-phap-nang-chi-tieu-truong-hoc-dat-chuan-quoc-gia-trong-nam-2023-30749.html https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/news/2023_03/z4162088980380_8e20d5581dfdc86beab240ba0977ea92.jpg

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

(CTTĐTBP) - UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 671/UBND-KGVX ngày 03/3/2023 yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các giải pháp để đạt chỉ tiêu trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2023.

Công văn nêu rõ, tính đến ngày 31/12/2022, toàn tỉnh có 119/389 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 30,59%. Trong khi đó, chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia được HĐND tỉnh giao năm 2022 tại Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 là 45,1% (do còn 65 trường được giao đạt chuẩn của năm 2021 và của năm 2022 chưa được công nhận đạt chuẩn). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến không đạt theo chỉ tiêu giao, song chủ yếu vẫn do chưa đảm bảo cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức, đội ngũ giáo viên.

Để hoàn thành chỉ tiêu đạt tỷ lệ 45,1% trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2023 theo Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh giao, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm đối với việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh nói chung và từng địa phương nói riêng. Có chương trình, kế hoạch cụ thể chỉ đạo, triển khai thực hiện hoàn thành xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa các phòng, ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc rõ ràng, cụ thể từng nhiệm vụ, gắn công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia với trách nhiệm người đứng đầu tại mỗi cơ quan, đơn vị.

Chỉ đạo các đơn vị trường học tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; huy động hợp lý các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để mua sắm, duy tu sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm đảm bảo đầy đủ phòng học, phòng chức năng, trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Hằng năm, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi tuyển, xét tuyển giáo viên, nhân viên các cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo đủ cơ cấu, số lượng theo định mức quy định, nhất là các trường chuẩn quốc gia. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý giáo dục và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường học nhằm đạt chuẩn theo quy định.

Đảm bảo quy hoạch quỹ đất để thực hiện mục tiêu phát triển các trường học đạt chuẩn quốc gia. Bố trí kinh phí đầu tư xây dựng trường học phải theo chuẩn quốc gia, tránh đầu tư dàn trải, không đồng bộ.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để các tổ chức, cá nhân quan tâm, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tạo được sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, phát huy tốt các nguồn lực trong nhân dân để đóng góp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Nhằm hoàn thành các giải pháp nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp cụ thể để giải quyết các khó khăn, vướng mắc để hoàn thành chỉ tiêu về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc năm 2023 và các năm tiếp theo. Phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương chỉ đạo các bộ phận, đơn vị, cơ quan trực thuộc chủ động tổ chức, triển khai và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo lĩnh vực phụ trách nhằm đạt chỉ tiêu trường học đạt chuẩn quốc gia của năm 2023 và những năm tiếp theo.

Cùng với đó, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động đôn đốc, hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá, đảm bảo đúng quy trình theo quy định. Định kỳ hằng quý, tổ chức các cuộc họp chuyên đề làm việc với UBND từng huyện, thị xã, thành phố để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoặc tham mưu, đề xuất biện pháp tháo gỡ đối với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện./.

KẾ HOẠCH

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Giai đoạn 2021-2025

Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường Tiểu học;

Thực hiện Hướng dẫn số 62/GDĐT ngày 07/3/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên về việc báo cáo kết quả công tác KĐCLGD đến năm 2021, triển khai KĐCLGD và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2022;

Căn cứ kết quả đánh giá ngoài ngày 18/5/2019 của đoàn đánh giá ngoài đối với Trường Tiểu học Đoàn Lập và đặc điểm tình hình nhà trường.

Trường tiểu học Đoàn Lập xây dựng kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu qua kiểm định chất lượng giáo dục, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.

2. Huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho Nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

3. Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng, hiệu quả. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trong thực hiện kế hoạch.

4. Đảm bảo lưu trữ đầy đủ hồ sơ, sổ sách trong thực hiện. Hồ sơ phải đảm bảo tính pháp lý và đáp ứng được yêu cầu công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

1. Kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia

- Thời gian nhà trường được công nhận: tháng 6 năm 2019.

- Mức độ được công nhận: Mức độ 1.

- Thời hạn hết hiệu lực: tháng 6 năm 2024.

2. Kết quả tự đánh giá theo Thông tư hiện hành về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia.

2.1. Đánh giá các tiêu chí theo kiểm định chất lượng

2.1.1. Đánh giá tiêu chí mức 1,2, và 3.

1.1.2. Đánh giá tiêu chí Mức 4

Kết luận: Trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2; đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1.

2.2. Đánh giá theo Chuẩn quốc gia: Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1.

3. Đánh giá chung

2.1. Điểm mạnh

- Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường theo từng giai đoạn và phù hợp với tình hình nhà trường, sự phát triển kinh tế của địa phương; được công khai và có sự tham gia góp ý của các thành viên và các tổ chức trong nhà trường. Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng chiến lược và có các giải pháp tích cực giám sát việc thực hiện.

- Đội ngũ CBQL đầy đủ, đạt chuẩn; nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. Các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đều có năng lực và kinh nghiệm. Thường xuyên có các biện pháp theo dõi, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, quản lý học sinh của giáo viên. Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, học kì, tháng, tuần, có định hướng phát triển từng thời kì, có biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường.

- Việc đổi mới PPDH, nhất là ứng dụng CNTT đang được đẩy mạnh;

- Địa phương nơi trường đóng đang trong lộ trình xây dựng nông thôn mới nâng cao; CSVC đang được đầu tư, xây dựng theo hướng hiện đại hóa; Trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục dần được trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu bước đầu;

- Chỉ đạo chủ động các hoạt động giáo dục của nhà truờng về quản lý tài chính, quản lý hành chính, thực hiện tốt công tác dân chủ, công khai trong truờng học.

- Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học; học sinh 11 tuổi, trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt cao.

2.2. Ðiểm yếu

- Thiếu giáo viên, nhân viên so với biên chế được giao.

- Một số giáo viên vẫn còn lúng túng trong đổi mới PPDH, chưa khai thác tối đa nguồn lực CNTT.

- Công tác phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể chưa đồng bộ;

- Kinh phí tự chủ nhà trường còn hạn hẹp, cho nên việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, sách thư viện... chưa đáp ứng được hết nhu cầu hoạt động của nhà trường;

- Thiết bị đặc trưng của các phòng học bộ môn, phòng chức năng, khối phòng phục vụ học tập qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, còn thiếu; chưa có nhà đa năng, sân tập thể dục thể thao để phục vụ tốt cho môn giáo dục thể chất cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.

- Công tác xã hội hóa giáo dục vẫn còn hạn chế;

2.3. Nguyên nhân

- Do một số bộ phận được giao phụ trách tiêu chí chưa bám sát kế hoạch, chưa quan tâm nâng cao chất lượng.

- Do thiếu giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất.

III. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

  1. Mục tiêu

- Nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục .

- Phấn đấu năm học 2024-2025 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3; đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2.

2. Kế hoạch:

2.1. Năm học 2021-2022

- Hoàn thành việc thu thập minh chứng và chất lượng các tiêu chí : 1.1; 1.2; 1.3; 1;4; 1;5; 1.7; 1.8; 1.9; 1.10; 2.4; 3.6; 4.1; 4.2 đạt mức độ 3; đạt quy định 1 của mức độ 4.

2.2. Năm học 2022-2023

- Tiếp tục thu thập minh chứng và nâng chất lượng của các tiêu chí . Hoàn thành các tiêu chí : 3.1; 3.2; 3.3; 3.5 đạt mức độ 3; ; đạt quy định 2;3 của mức độ 4.

2.3. Năm học 2023-2024

- Tiếp tục thu thập minh chứng và nâng chất lượng của các tiêu chí. Hoàn thành các tiêu chí : 1.6; 2.1; 2.2; 2.3; 3.6 đạt mức độ 3. ; đạt quy định 4;5 của mức độ 4.

2.4. Năm học 2024-2025

- Hoàn thành tự đánh giá và đánh giá ngoài; đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3; đạt trường Chuẩn quốc gia mức độ 2.

IV. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về công tác chỉ đạo, tuyên truyền

- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền và tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Tổ chức quán triệt và triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

Tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để nâng cao nhận thức cho mọi người dân trong xã về việc KĐCLGD, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nhất là thực hiện biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục sau đánh giá ngoài.

- Tăng cường sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin, mạng xã hội, website để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm thu hút sự quan tâm,

đầu tư của các tổ chức, cá nhân tới công tác xây dựng và phát triển nhà trường.

2. Giải pháp cụ thể triển khai thực hiện cải tiến nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn

3. Giải pháp về chính sách (nguồn kinh phí)

- Tích cực tham mưu với huyện, xã tăng cường đầu tư, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất cho nhà trường.

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện theo quy định để góp phần xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục ngày phát triển.

4. Giải pháp kiểm tra, giám sát

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chí theo tiến độ, lộ trình đã xây dựng; thực hiện điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kịp thời.

- Định kỳ đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hiệu trưởng triển khai kế hoạch đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong quá trình thực hiện.

Cuối năm học (tháng 4/2022) tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng và báo cáo về Phòng GD&ĐT, đồng thời bổ sung kế hoạch cải tiến chất lượng cụ thể trong năm học 2022-2023.

2. Phó hiệu trưởng phụ trách các nội dung về chuyên môn như: thực hiện chương trình giáo dục, chất lượng giáo dục, sinh hoạt chuyên môn của trường của tổ khối, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch cải tiến chất lượng.

3. Chủ tịch Công đoàn phụ trách nội dung cải tiến chất lượng hoạt động công đoàn, công tác phối kết hợp với Nhà trường trong tổ chức các hoạt động chung của đơn vị và thực hiện qui chế dân chủ.

4. Tổng phụ trách đội thực hiện nội dung cải tiến chất lượng hoạt động của tổ chức đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

5. Tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng văn phòng thực hiện nội dung cải tiến về sinh hoạt chuyên môn của tổ theo quy định.

6. Các giáo viên, nhân viên

- Nhân viên thư viện kiêm thiết bị cải tiến chất lượng về nội dung hoạt động thư viện, thiết bị.

- Kế toán kiêm văn thư thực hiện nội dung cải tiến về Quản lý hành chính, tài chính và tài sản; hoạt động y tế trường học.

- Giáo viên phụ trách PCGD thực hiện mội dung cải tiến .

- Các giáo viên thực hiện nội dung nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục, công tác PCGD và công tác chủ nhiệm lớp (nếu là GVCN). Đồng thời tích cực học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Ủy ban nhân dân huyện

- Bổ sung giáo viên, biên chế nhân viên theo vị trí việc làm; sửa chữa, nâng cấp phòng học, phòng chức năng; trang bị đồ dùng, thiết bị giáo dục để giúp nhà trường hoàn thành các tiêu chí của tiêu chuẩn 2 và tiêu chuẩn 3.

2. Phòng giáo dục và Đào tạo

- Tiếp tục tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

3. Ủy ban nhân dân xã

- Mở rộng diện tích của nhà trường đảm bảo 10m2/HS; sửa chữa, xây mới phòng học, phòng chức năng để đảm bảo các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ 2, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho dạy, học.