Cos phi bao nhiêu thì bị phạt năm 2024

Người gửi: Hoàng Văn Huế Địa chỉ: Ấp Rừng Sến, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An Email: [email protected]

Nội dung câu hỏi :

Kính gửi EVN.

Xin cho em hỏi: Tiền công suất phản kháng là gì? Từ trước đến nay Công ty em chỉ nhận giấy báo điện điện, nay lại có giấy báo tiền công suất phản kháng tiền điện nữa.

Em không hiểu, có nên đóng hay đóng hay không và vì sao phải đóng. (vì những tháng trước không đóng tiền này)

Mong anh/ chị giải đáp giúp em.

Em xin chân thành cám ơn.

Trả lời:

Kính gửi Quý khách hàng!

Tiền mua công suất phản kháng là số tiền bên mua điện phải trả cho bên bán điện để bù đắp các khoản chi phí phát sinh thêm do bên mua điện sử dụng quá lượng công suất phản kháng quy định. Bên mua điện là tổ chức, cá nhân có ký hợp đồng mua điện với bên bán điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc bán lại cho tổ chức, cá nhân khác có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 80 kW trở lên hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100 kVA trở lên và có hệ số công suất cos phi < 0,85 phải mua công suất phản kháng.

Hệ số công suất cos phi được tính theo chu kỳ ghi chỉ số công tơ như chu kỳ tính tiền điện. Trong kỳ ghi chỉ số nếu cos phi < 0,85 khách hàng mới phải mua công suất phản kháng. Tiền mua công suất phản kháng bằng tiền điện nhân với hệ số k (tương ứng với cos phi ).

Bạn có thể tìm hiểu thêm Thông tư số 07/2006/TT-BCN (hết hiệu lực kể từ ngày 10/12/2014), Thông tư số 15/2014/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 10/12/2014) để biết thêm chi tiết.

Giá mua điện năng phản kháng (tiền phạt cos phi) được tính toán dựa trên lượng điện năng tác dụng kWh và điện năng phản kháng kVarh (cos phi trung bình) trong kỳ tính tiền điện

Là số tiền điện phải trả thêm cho điện lực khi hệ số công suất cos phi của hộ tiêu thụ điện <0.90. Số tiền thêm này tính bằng công thức Tq = Ta*k%.

Hệ số công suất trung bình cosj được xác định như sau:

Cos phi bao nhiêu thì bị phạt năm 2024

Trong đó: Ap: Điện năng tác dụng trong một chu kỳ ghi chỉ số công tơ (kWh); Aq: Điện năng phản kháng trong một chu kỳ ghi chỉ số công tơ tương ứng (kVArh).

Tiền mua công suất phản kháng được tính theo công thức :

Tq = Ta*k%

Tq: Tiền mua công suất phản kháng (chưa có thuế giá trị gia tăng); Ta: Tiền mua điện năng tác dụng (chưa có thuế giá trị gia tăng); k : Hệ số bù đắp chi phí do bên mua điện sử dụng quá lượng công suất phản kháng quy định (%).

Bảng tra hệ số phạt cos phi 0.90 (THÔNG TƯ 15/2014/TT-BCT áp dụng từ 2015)

Tỉ lệ phạt cos phi theo 15/2014/TT-BCT

Hệ số công suất

Cosφ

Tỉ lệ phạt

k (%)

Hệ số công suất

Cosφ

Tỉ lệ phạt

k (%)

Từ 0,9 trở lên

0

0,74

21,62

0,89

1,12

0,73

23,29

0,88

2,27

0,72

25

0,87

3,45

0,71

26,76

0,86

4,65

0,7

28,57

0,85

5,88

0,69

30,43

0,84

7,14

0,68

32,35

0,83

8,43

0,67

34,33

0,82

9,76

0,66

36,36

0,81

11,11

0,65

38,46

0,8

12,5

0,64

40,63

0,79

13,92

0,63

42,86

0,78

15,38

0,62

45,16

0,77

16,88

0,61

47,54

0,76

18,42

0,6

50

0,75

20

Dưới 0,6

52,54

BẢNG HỆ SỐ PHẠT COS PHI 0.85 áp dụng trước 2015

Hệ số công suất trung bình (Cosj)

k (%)

Hệ số công suất trung bình (Cosj)

k (%)

0,85

0,84

0,83

0,82

0,81

0,80

0,79

0,78

0,77

0,76

0,75

0,74

0,73

0,72

0

1,19

2,41

3,66

4,94

6,25

7,59

8,97

10,39

11,84

13,33

14,86

16,44

18,06

0,71

0,70

0,69

0,68

0,67

0,66

0,65

0,64

0,63

0,62

0,61

0,60

dưới 0,60

19,72

21,43

23,19

25,00

26,87

28,79

30,77

32,81

34,92

37,10

39,34

41,67

44,07

Từ bảng tra ta nhận thấy hệ số công suất càng thấp thì mức phạt càng cao.

Download đầy đủ 07/2006/TT-BCN

CẬP NHẬT THÔNG TƯ 15/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 05 năm 2014

1. Bên mua điện có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40 kW trở lên và có hệ số công suất cosφ< 0,9 phải mua công suất phản kháng. Phương pháp xác định hệ số công suất cosφ đượcquy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp bên mua điện có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện dưới 40 kW nhưng có công suất sử dụng điện thực tế cực đại từ 40 kW trở lên trong 3 chu kỳ ghi chỉ số công tơ liên tiếp thì bên mua điện thuộc đối tượng phải mua công suất phản kháng kể từ chu kỳ ghi chỉ số kế tiếp của 3 chu kỳ ghi chỉ số trên. Bên mua điện có trách nhiệm thỏa thuận lại hợp đồng mua bán điện với bên bán điện để thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP.