Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly điền ra trên các lĩnh vực nào

Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly

Mục a, b

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.

a) Về chính trị:

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phảihọ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

b) Về kinh tế tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Mục c, d, e

c) Về xã hội:

- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.

d) Về văn hoá, giáo dục:

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

e) Về quân sự:thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

ND chính

Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên các mặt: chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, quân sự,...

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly

Loigiaihay.com

  • Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?

    Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?

  • Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly?

    Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly?

  • Ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly

    Tóm tắt mục 3. Ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly

  • Nhà Hồ thành lập (1400)

    Tóm tắt mục 1. Nhà Hồ thành lập (1400)

  • Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?

    Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?

  • Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

  • Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?

    - Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,

  • Chiến tranh Nam - Bắc triều

    Tóm tắt mục 1. Chiến tranh Nam - Bắc triều. Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến

  • Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì khác nhau?

    - Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt

1. Về chính trị

Đặt quy chế về hệ thống quan lại địa phương, thống nhất việc quản lý từ trên xuống. Đó là một cải cách quan trọng về mặt chính trị theo xu hướng trung ương tập quyền. Cụ thể:

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phảihọ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.Các chức an phủ sứ ở lộ phải quản toàn bộ các lộ, phủ, châu, huyện trong lộ mình, ngoài ra quản chung toàn bộ các việc về hộ tịch, thuế khóa và kiện tụng. Lộ trực tiếp chịu trách nhiệm trước trung ương, như thế có nghĩa là thắt chặt hơn về mặt chính trị và nâng cao quyền lực của nhà nước trung ương.

Hồ Quý Ly ( 1336-1407)

2. Về kinh tế tài chính

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng:Năm 1396, Hồ Quý Ly mở đầu cuộc cải tổ của mình về kinh tế với việc phát hành tiền giấy, gọi là “Thông bảo hội sao”, bỏ hẳn việc dùng tiền đồng đang lưu hành trong xã hội. Tiền giấy có nhiều loại, vẽ hình khác nhau: loại 10 đồng (vẽ hình rau tảo), 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền và 1 quan (vẽ hình rồng). Đó là một cải cách táo bạo, không những hủy bỏ đồng tiền cũ mà còn xóa đi một quan niệm cũ về tiền tệ. Sử dụng tiền giấy là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử nước ta trước đó.

- Ban hành chính sách hạn điền: Năm 1397, Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền, tức là hạn chế việc sở hữu ruộng tư. Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa 10 mẫu), cho phép lấy ruộng tư chuộc tội. Nhà nước tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Đó là những cải cách tiến bộ đánh mạnh vào thế lực của tầng lớp quý tộc điền trang và địa chủ tư hữu, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng: Một chính sách cải cách kinh tế quan trọng của nhà Hồ là sự đổi mới chế độ thuế khóa. Mức thuế đối với ruộng đất công làng xã khoảng 1/3 sản lượng. Đó là mức thuế nhẹ mà nông dân các làng xã có thể chịu được. Đối với ruộng đất tư hữu, nhà Hồ đã tăng mức thuế từ 3 thăng/1 mẫu (thời Trần) lên 5 thăng/1 mẫu.

- Cùng với chính sách thuế, phép hạn điền phần nào có lợi cho những người nghèo ít ruộng, mặt khác, chặn đứng xu thế phát triển tự nhiên của ruộng đất tư hữu.

- Tiến thêm một bước, năm 1401, nhà Hồ đã ban hành phép hạn nô, các quý tộc bị hạn chế số nô tì, số thừa ra (những nô tì không có chúc thư 3 đời) bị sung công, bồi thường cho chủ 5 quan một người. Các loại gia nô phải thích dấu hiệu vào trán. Phép hạn nô đã chuyển một số lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước, họ có thay đổi về thân phận, nhưng vẫn không được giải phóng). Cùng với phép hạn điền, phép hạn nô về cơ bản đã làm suy sụp tầng lớp quý tộc cũ nhà Trần và nền kinh tế điền trang, tăng cường thế lực kinh tế của Nhà nước trung ương.

Video liên quan

Chủ đề