Đặc điểm chính của địa hình nước ta là gì

Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính:

Thứ nhất, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

  • Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
  • Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%
  • Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
  • Đồng bằng chiếm ¼ diện tích

Thứ hai, địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

  • Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo
  • Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.
  • Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.
  • Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

Thứ ba, địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

  • Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
  • Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo
  • Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

Câu 1:

-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

+Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Cấu trúc địa khá đa dạng.

+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

  • Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
  • Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển,…)

Câu 2:

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

Câu 3:

* Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu. nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người.

* Nước ta có ba nhóm đất chính
- Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp. Nhóm này chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 - lm). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất bị xấu đi nhanh chóng và không thể trồng trọt được.

Đất feralit hình thành trên đá ba dan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
- Nhóm đất mùn núi cao
Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dán sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sông Hồng (15 000 km2).
Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn... thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả v.v...). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi : đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng ; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền. sông Hậu ; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v...

Câu 4:

Biểu đồ lưu lượng dòng chảy bình quân tháng tại trạm Sơn Tây (sông Hồng)

Câu 5:

- Vẽ biểu đồ :

- Nhận xét: Trong ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp đó là đất phù sa (24%) và sau đó là đất mùn núi cao (11%).