Đám cưới nên mới bao nhiêu khách?

Một trong nhiều vấn đề được cô dâu chú rể quan tâm khi tổ chức đám cưới là số lượng khách mời. Nếu mời quá đông sẽ không đủ kinh phí đặt bàn tiệc, nhưng mời không đủ người quan trọng là một sự thiếu sót lớn trong ngày trọng đại. Một số gợi ý sẽ giúp ích cho các cặp đôi trong việc cân đối số lượng khách mời đám cưới.

Để xác định số lượng khách mời khi lên kế hoạch đám cưới, cô dâu chú rể cần liệt kê danh sách khách dự quan trọng, khéo léo liên hệ xác nhận người có mặt cũng như đặt số lượng bàn ít hơn một chút so với danh sách. Như vậy sẽ tránh cảnh lãng phí cũng như thừa hoặc thiếu bàn tiệc trong ngày cưới.

Hạn chế số lượng khách mời

Trước tiên, để xác định chính xác số lượng khách dự đám cưới, bạn phải “thắt chặt” số lượng. Bí quyết là: Chỉ mời những người thân thiết và chắc chắn sẽ đến dự đám cưới của bạn.

Nếu là tiệc cưới riêng, bạn chỉ nên mời từ 100 đến 200 khách, nếu tiệc cưới cho cả hai gia đình thì số lượng khách cũng không nên vượt quá 500 khách.

Đám cưới nên mới bao nhiêu khách?
Tiệc cưới càng đông sẽ càng gây khó khăn cho các cô dâu chú rể

Phân chia khách thành mối quan hệ riêng biệt để tránh bỏ sót hoặc mời quá nhiều:

  • Khách của bố mẹ cô dâu
  • Khách của bố mẹ chú rể
  • Khách của cô dâu
  • Khách của chú rể
  • Khách chung của cô dâu, chú rể
  • Khách của anh chị em ruột của cô dâu chú rể

Những người đầu tiên bạn cần mời tới đám cưới là họ hàng gần gũi. Tiếp đến là những bạn bè thân thiết. Bạn không nhất thiết phải mời tất cả những người bạn đã học cùng.

Cặp đôi có thể chỉ gửi thiệp cho những người bạn vẫn duy trì quan hệ và thường xuyên gặp gỡ, chuyện trò. Nếu làm ở những công ty, cơ quan lớn, bạn nên chỉ mời những người cùng phòng ban, tổ, người làm việc trực tiếp hoặc có quan hệ làm ăn.

Gửi giấy báo báo hỷ tới những người khác không thân thiết trong công ty hoặc những mối quan hệ xã giao là cách thông báo ngày vui của bạn một cách lịch sự.

Xác nhận số lượng khách mời đám cưới trước khi đặt bàn

Sau khi đã có một danh sách khách mời đám cưới cố định, việc quan trọng tiếp theo bạn cần làm là nên gửi thiệp mời tới trước 2 tuần. Đồng thời, khi trao thiệp bạn có hỏi khéo léo gợi ý để biết vị khách mời của bạn có tới dự đám cưới hay không. Hoặc trước đám cưới một tuần, bạn có thể gọi điện thoại để xác nhận việc này.

Bạn có thể sẽ băn khoăn vì gọi điện như thế sẽ khiến các vị khách cảm thấy tự ái, nhưng bạn hãy thử nói: “Hôm đó có bận không? Có thể tới dự với mình cho vui không?”… Với những vị khách lớn tuổi như ông bà, cô gì, chú bác bạn có thể nhờ ba mẹ gọi điện giúp.

Đám cưới nên mới bao nhiêu khách?
Khéo léo xác nhận sự có mặt của khách mời sẽ giúp cô dâu chú rể đặt bàn tiệc hợp lý

Nếu chỉ là tiệc mời chung vui với bạn bè, bạn có thể có một dòng chữ nhỏ trên thiệp mời yêu cầu họ gọi điện xác nhận trước khi tham dự. Bạn cũng nên hỏi bàn bè có đi cùng người thân hoặc trẻ nhỏ không để sắp xếp chỗ hoặc chuẩn bị những món quà cưới dễ thương nhỏ cho các bé như bóng bay, đồ chơi.

Việc xác nhận sự tham gia của khách mời đã là văn hóa của người phương Tây. Và ở Việt Nam, việc này cũng đang trở nên phổ biến và là một trong những điều văn minh.

Nó giúp bạn tổ chức tiệc được chu đáo, không thừa mâm gây lãng phí hoặc thiếu mâm phải gọi bổ sung.

Đặt bàn ít hơn số lượng thiệp mời

Bạn chỉ nên đặt bàn ít hơn số khách được mời khoảng 2-3 mâm. Thông thường, các khách sạn nhà hàng đều có từ 3-5 mâm cỗ dự phòng cho khách hàng. Nếu tất cả các khách mời đều tới, bạn cũng không lo bị thiếu bàn.

Với những gợi ý trên đây, hy vọng các cặp đôi đã có thể sẵn sàng lên danh sách khách mời cho ngày trọng đại của mình. Chúc đôi bạn có một tiệc cưới đông vui với góp mặt đầy đủ của những người thân yêu.

Nguyễn Hải Hưng, nhân viên Tập đoàn Toyota Việt Nam sẽ lập gia đình vào tháng 1.2013. Hiện tại, anh đã lên kế hoạch chụp hình cưới dã ngoại vào tháng 10 này. Anh Hưng cho biết, trong số bạn bè đã cưới không ít người bỏ ra hàng chục triệu đồng đầu tư bộ ảnh chỉ trưng bày trong ngày cưới, rồi sau đó xếp vào ngăn tủ. Ai cũng muốn lưu lại kỷ niệm của ngày hạnh phúc nhất đời, nhưng chụp một bộ ảnh tốn kém nhiều tiền là không nên. Thời buổi công nghệ, mỗi người hoàn toàn có thể lưu giữ hình ảnh kỷ niệm dưới dạng file trong máy tính vừa hiện đại vừa không tốn tiền, tốn diện tích cất giữ.

Không chỉ tốn kém tiền bạc, các album ảnh cưới chụp ngoài tiệm thường có phong cách na ná như nhau, ít có sự sáng tạo độc đáo. Trong số bạn bè Hưng, có nhiều người chụp ảnh khá đẹp lại hiểu biết về môn nghệ thuật này nên Hưng và bạn gái dự định thuê đồ cưới rồi nhờ bạn bè sáng tạo bộ ảnh cưới theo phong cách của riêng mình.

Đám cưới nên mới bao nhiêu khách?
 
Mô hình đám cưới từ 25 - 40 mâm tiệc chưa thực sự phổ biến ở Hải Phòng - Ảnh: P.H

Bàn về chủ đề tiết kiệm trong ngày cưới, trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội, nhiều bạn trẻ cho rằng trong thời buổi công nghệ này mà vẫn đặt những tấm thiệp mời đám cưới cầu kỳ, thậm chí mỗi tấm thiệp có giá chục nghìn đồng là một sự lãng phí lớn, trong khi người nhận chỉ cần đọc xem địa điểm, thời gian tổ chức ở đâu.

Có cùng quan điểm tiết kiệm tối đa chi phí trong đám cưới, Nguyễn Phương Hà, nhân viên làm việc tại Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản, chia sẻ trong đám cưới của cô, bạn bè và đa phần mọi người đều nhận được thiệp mời cưới gửi qua email. Mẫu thiệp mời do cô dâu chú rể tự tay thiết kế theo các phần mềm trên mạng. Chỉ trừ người thân trong họ hàng, ở dưới quê không có địa chỉ thư điện tử thì gửi thiệp mời, nhưng được làm theo phong cách đơn giản nhất có thể. “Đám cưới mình, bạn bè đến dự khá đông, không thấy ai chê trách gì về tấm thiệp mời, ngược lại mọi người rất đồng tình và ủng hộ sáng kiến này”, Hà kể lại.

Quy định không hiệu quả

Trước khi có dự thảo của Thành ủy Hà Nội quy định tổ chức đám cưới khách mời không quá 300 người, tương đương 50 mâm cỗ, năm 2009 Quận ủy Hà Đông từng ban hành một chương trình thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hóa và thành lập riêng một Ban chủ nhiệm thực hiện đề án trong hai năm 2009 - 2010 với gần 40 thành viên tham gia. Theo đó, mô hình được chọn là: đám cưới không quá 40 mâm; tổ chức cưới gọn ở một nơi, trong một ngày, không mời tràn lan; khuyến khích tổ chức tiệc trà, cưới tập thể, cô dâu mặc áo dài dân tộc. Hội Cựu chiến binh đứng ra tổ chức đám cưới cùng gia đình để kiểm đếm số khách mời...

Tuy nhiên theo phản hồi của chính người dân quận Hà Đông, trong gần 4 năm qua, việc thực hiện chương trình này chưa hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Kim, ở khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, cho biết đã đi dự nhiều đám cưới của bạn bè trên địa bàn quận. “Nhà ít nhất tôi đi cũng khoảng 70 mâm. Bản thân những người nằm trong nhóm kiểm soát khách mời cũng không thể thoải mái khi mình là yếu tố khiến gia chủ mất vui trong ngày trọng đại của gia đình họ. “Nếu gia chủ không hợp tác chấp hành, có kiểm soát cũng rất khó, bởi anh không thể đếm từng người cũng như cấm đoán người đến dự tiệc”, bà Kim nói.

Ông Nguyễn Văn Kỹ, nhà ở phố Bùi Bằng Đoàn, cũng khẳng định kể từ khi áp dụng mô hình cưới không quá 40 mâm, ông từng đi dự nhiều đám cưới hoành tráng. “Chẳng mấy ai chịu tuân thủ quy định này bởi lẽ còn nhiều bất cập. Cán bộ, đảng viên làm quan to coi đám cưới là cơ hội để trục lợi, tham nhũng thì có thể, chứ nhiều gia đình làm ăn kinh doanh chân chính, họ hàng người thân nhiều, số lượng khách hàng thân thiết, đối tác lớn, đám cưới họ làm cả trăm mâm đãi khách là chuyện bình thường, không thấy có gì phản cảm ở đây. Thế nên, theo tôi không thể cấm đoán”.

Theo Bí thư Huyện đoàn An Dương (Hải Phòng) Lương Thế Quý, hạn chế khách mời để tổ chức đám cưới tiết kiệm không phải là giải pháp khả thi. Khách mời đến dự đám cưới nhiều hay ít phụ thuộc quy mô mỗi dòng tộc, mối quan hệ mỗi thành viên trong gia đình. Theo quan niệm, đám cưới không chỉ dành cho đôi bạn trẻ mà là sự kiện đại hỷ của toàn thể gia đình, dòng họ. Nếu cứ quy định, đám cưới không quá 300 khách sẽ đẩy thân nhân của cán bộ, đảng viên vào thế khó. Trên thực tế, ở An Dương có rất ít gia đình tuân thủ đúng quy định làm từ 25 - 40 mâm như ở đây từng quy định. Ở mỗi xã đều có Ban chỉ đạo gồm thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể giám sát tiêu chí văn hóa tại địa phương. Nhưng khi gia chủ làm đám cưới đến cả trăm mâm tiệc, Ban chỉ đạo cũng ngại nhắc nhở.

Ý kiến

Thoát ly thực tiễn

Bản thân tôi là người chưa lập gia đình và có người thân là đảng viên, tôi thấy quy định này không phù hợp thực tiễn, chỉ mang tính hình thức.

Thời gian qua, đã có chính sách, chủ trương khuyến khích đảng viên làm kinh tế. Nếu những đảng viên đó làm kinh tế chính đáng, tổ chức đám cưới không vụ lợi, không dùng tài sản công và không lạm dụng quyền lực… thì họ có quyền mời những đối tác khách hàng, bạn bè, làm sao mà cấm người ta? Một điều vô lý nữa là quy định không chỉ cấm bản thân mà còn cả thân nhân đảng viên tổ chức đám cưới như vậy. Thực tế, mỗi người có những mối quan hệ xã hội khác nhau, có hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. Mặt khác, đảng viên không đồng nghĩa với việc có quyền lực tuyệt đối trong gia đình của họ để mà có thể ra quyết định và hạn chế quyền riêng tư của những thành viên khác.

Trần Huấn (Nhân viên truyền thông - ngụ P.6, Q.3, TP.HCM)

Khiên cưỡng!

Vấn đề tiết kiệm, chống xa hoa lãng phí không thể đong đếm bằng việc đưa ra những con số cứng nhắc như vậy. Bởi có những đám cưới tuy ít khách, ít mâm hơn so với “chuẩn” đặt ra nhưng nếu dùng toàn sơn hào hải vị thì sự tốn kém chưa chắc ít hơn so với những đám cưới đông khách và bình dân khác. Do đó, điều quan trọng là ở mặt nội dung tổ chức tiệc cưới chứ không phải ở hình thức định lượng số khách mời, số mâm.

Theo tôi, chỉ nên khuyến khích lối sống tiết kiệm chứ không nên ép buộc. Trên thực tế, người ta thường tổ chức đám cưới dựa trên sự cân nhắc tính toán kỹ về kinh tế của họ, chứ ít ai dám làm liều tổ chức rình rang để rồi ôm cục nợ.

Nguyễn Hương (Giáo viên - Bình Thuận) 

Còn cha mẹ, dòng tộc

Tôi không hiểu quy định cấm “tổ chức tiệc cưới nhiều lần” là thế nào. Ở những đô thị lớn, có rất nhiều người trẻ từ những tỉnh, thành khác đến lập nghiệp. Trong số đó, không ít trường hợp kết hôn với người không cùng quê quán, vùng miền với họ. Dù rất muốn tổ chức đám cưới một lần, ở một nơi nhưng có người phải tổ chức ở hai hoặc ba điểm (dẫu là chỉ vài mâm): nơi lập nghiệp, nơi gia đình sinh sống. Bởi vì, mỗi người còn có cha mẹ, gia đình, dòng tộc, quê hương…

Mặt khác, tôi cũng không biết khi người ta ra quy định cấm đoán như vậy, họ có biện pháp xử lý những “trường hợp vi phạm” hay không. Hay chỉ vẫn là quy định cho có?