Dân số việt nam có bao nhiêu trẻ em

Dân số Việt Nam sẽ tăng lên 107 triệu người vào năm 2044, sau đó giảm còn 72 triệu người năm 2100, là hậu quả của mức sinh thấp.

Thông tin được TS. Hà Anh Đức, Chánh văn phòng Bộ Y tế, cho biết tại hội thảo Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, hôm 10/11, ở Hà Nội.

Ông Đức cho biết một nghiên cứu quốc tế công bố năm 2020 dự báo dân số 23 quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc... giảm hơn một nửa vào năm 2100. Trong đó, dân số Việt Nam tăng lên 107 triệu người vào năm 2044, sau đó giảm xuống 72 triệu người vào năm 2100, nếu không có các giải pháp can thiệp nâng mức sinh.

Hiện dân số Việt Nam là trên 100 triệu người, mức sinh giảm nhanh và thấp, bước sang giai đoạn già hóa.

Tỷ suất sinh của nhiều quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã giảm mạnh trong 70 năm qua, theo Cục Dân số (Bộ Y tế). Hàn Quốc có tổng tỷ suất sinh (TFR) thấp nhất thế giới, ở mức 0,8, thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế là 2,1. Singapore và Nhật Bản cũng không cao hơn nhiều, lần lượt ở mức 1,1 và 1.3.

"Với thực tế này, người trên 60 tuổi ở khu vực dự kiến sẽ tăng gấp ba lần trong giai đoạn 2010 đến 2050", ông Đức nói, thêm rằng hiện nay Pháp và Việt Nam có tỷ lệ sinh tương đương nhau. Tuy nhiên, nước ta vài thập kỷ gần đây diễn biến mạnh mẽ hơn nhiều, với tỷ lệ sinh giảm từ 6,5 con/phụ nữ trong những năm 1960 xuống còn 2,05 vào năm 2020. Cơ cấu tuổi tác của Việt Nam cũng đang thay đổi nhanh chóng. Mất 115 năm để Pháp chuyển từ trạng thái "xã hội đang già hóa" (7-14% số người từ 65 tuổi trở lên) sang trạng thái "xã hội già hóa" (14-21% số người từ 65 tuổi trở lên). Việt Nam trải qua quá trình này chỉ trong 19 năm.

Mức sinh ở Việt Nam chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, tỉnh, thành phố, đặc biệt là xuất hiện xu hướng mức sinh thấp, theo ông Mai Trung Sơn, Cục Dân số. Năm 2021, khu vực thành thị, toàn bộ tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ (trừ Bình Phước) và vùng đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thực tế đều dưới mức sinh thay thế. Trong đó một số tỉnh, thành mức sinh rất thấp, chỉ 1,48 con. TP HCM sinh thấp nhất nước, tỷ lệ 1,39 con/phụ nữ tuổi sinh đẻ.

Ước tính mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, tỷ lệ khoảng 7,7%. Trong số này, khoảng 50% là vợ chồng ở độ tuổi dưới 30. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) tăng 15-20% sau mỗi năm và chiếm hơn 50% cặp vợ chồng vô sinh.

Mức sinh thấp tác động trực tiếp, sâu sắc tới cơ cấu dân số, suy giảm nhóm dân số trong độ tuổi lao động, tác động mạnh vào quá trình di cư, tăng nhanh quá trình già hóa, suy giảm quy mô dân số. Tình trạng này tác động sâu sắc tới cấu trúc gia đình, đời sống văn hóa - xã hội, kinh tế, lao động, việc làm và an sinh xã hội, theo ông Đức.

Dân số việt nam có bao nhiêu trẻ em

Các cụ già Hà Nội bên hồ Gươm. Ảnh:Giang Huy

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cũng nhìn nhận mức sinh ở hầu hết châu lục liên tục giảm và giảm xuống rất thấp so với mức sinh thay thế, dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động, các vấn đề về dân số già và chăm sóc người cao tuổi. Dự báo tình trạng thiếu lao động sẽ phổ biến trên toàn thế giới sau năm 2055, ảnh hưởng đến phát triển không bền vững về con người. Đây là một thách thức hàng đầu của nhân loại trong thế kỷ 21.

Trước bối cảnh này, các nước đang đưa ra nhiều chính sách để tác động nhằm tăng mức sinh. Như Hàn Quốc tăng gấp ba lần số tiền chi trả cho hoạt động khuyến sinh sau khi phá kỷ lục về tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Chính phủ nước này tăng mạnh trợ cấp để khuyến khích các gia đình sinh thêm con. Tại Hungary, phụ nữ sinh 4 con trở lên không phải đóng thuế thu nhập cá nhân suốt đời.

Còn Việt Nam, dự thảo Luật Dân số đã đề xuất các tỉnh, thành có mức sinh thấp nên hỗ trợ tiền cho phụ nữ khi sinh con thứ hai, miễn giảm học phí cho trẻ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Người cao tuổi là người từ 70 tuổi trở lên. Một số nước (Đức, Mỹ…) quy định người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên. Việt Nam quy định người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên.

Theo UNFPA (Quỹ dân số Liên hợp quốc), một nước sẽ bước vào giai đoạn “bắt đầu già” khi dân số cao tuổi chiếm 10% tổng số dân và giai đoạn “già” khi người cao tuổi chiếm 20% tổng số dân.

Nhật Bản là quốc gia “siêu già”, có hơn 30% số dân từ 60 tuổi trở lên.

Đến 2050, có 64 quốc gia siêu già. Trung bình mỗi năm có 58 triệu người tròn 60 tuổi, mỗi giây có hai người đến 60 tuổi.

Già hóa dân số đang là một trong những vấn đề trọng tâm của các quốc gia trên thế giới. Nâng cao chất lượng đời sống và gia tăng tuổi thọ trung bình là đánh dấu thành tựu của quá trình phát triển. Tuy nhiên, đồng thời với gia tăng tuổi thọ trong bối cảnh mức sinh thay thế không được duy trì bền vững thì xu thế già hóa dân số nhanh là một tất yếu.

Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng nói: “Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của hiện tượng già hóa dân số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ tác động tới cá nhân người cao tuổi và gia đình họ, mà còn có tác động rộng hơn tới toàn xã hội và cộng đồng toàn cầu theo những cách thức chưa từng có”.

Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của hiện tượng già hóa dân số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ tác động tới cá nhân người cao tuổi và gia đình họ, mà còn có tác động rộng hơn tới toàn xã hội và cộng đồng toàn cầu theo những cách thức chưa từng có. Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon

Đến ngày 1/4/2021, dân số Việt Nam đạt 98,2 triệu người, trong đó có 12,5 triệu người từ 60 tuổi trở lên (12,8%); 8,1 triệu người từ 65 tuổi trở lên (8,3%); gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên (2%).

Giai đoạn 2009-2019, dân số tăng bình quân 1,14%/năm, trong khi dân số cao tuổi tăng bình quân 4,35%/năm, bình quân tăng 400 nghìn người cao tuổi/năm, nhưng từ 2019-2021, bình quân tăng 600 nghìn người cao tuổi/năm.

Chỉ số già hóa (số người cao tuổi trên 100 trẻ em dưới 15 tuổi) tăng nhanh từ 2009, xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng.

Năm 2009, chỉ số già hóa 35,5; năm 2014 chỉ số già hóa 43,3; năm 2015 chỉ số già hóa 47,1; năm 2016 chỉ số già hóa 50,1; năm 2017 chỉ số già hóa 53,4; năm 2018 chỉ số già hóa 56,9; năm 2019 chỉ số già hóa 48,8; năm 2020 chỉ số già hóa 51,0; năm 2021 chỉ số già hóa 53,1.

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 12% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.

Theo cơ sở dữ liệu dân cư do Bộ Công an cung cấp, đến ngày 9/2/2023 cả nước có 16.179.824 công dân từ 60 tuổi trở lên, chiếm gần 17% số dân.

Theo cơ sở dữ liệu dân cư do Bộ Công an cung cấp, đến ngày 9/2/2023 cả nước có 16.179.824 công dân từ 60 tuổi trở lên, chiếm gần 17% số dân, trong đó từ 60 đến dưới 70 tuổi là 9.417.924 người, từ 70 đến dưới 80 tuổi là 4.189.640 người, từ 80 đến dưới 90 tuổi là 1.907.991 người, từ 90 đến dưới 100 tuổi là 623.221 người, từ 100 tuổi trở lên là 41.048 người. Điều đáng lưu ý là, quá trình quá độ từ già hóa dân số đến dân số già của Việt Nam chỉ trong vòng 20 năm, trong khi các quốc gia phát triển nêu trên kéo dài hàng trăm năm.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt các đại biểu về dự Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt Nam: “Trong tình hình mới hiện nay, quá trình già hóa dân số nước ta đang diễn ra nhanh chóng, cùng với tuổi thọ bình quân ngày càng cao; lực lượng người cao tuổi ngày càng nhiều hơn, đông hơn; đó là phúc lớn cho dân tộc”.

Trước thực tế nêu trên, Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng các chính sách và chương trình ứng phó với vấn đề già hóa dân số, với trọng tâm là áp dụng cách tiếp cận theo vòng đời vào vấn đề già hóa dân số và coi người cao tuổi là nguồn lực, trên cơ sở tôn trọng quyền chứ không phải là gánh nặng trong quá trình phát triển bền vững.

Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng các chính sách và chương trình ứng phó với vấn đề già hóa dân số, với trọng tâm là áp dụng cách tiếp cận theo vòng đời vào vấn đề già hóa dân số và coi người cao tuổi là nguồn lực, trên cơ sở tôn trọng quyền chứ không phải là gánh nặng trong quá trình phát triển bền vững.

Công tác người cao tuổi bảo đảm dựa trên ba trụ cột gồm: bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; trong đó cần tăng cường phát huy vai trò, vị trí và sự đóng góp của người cao tuổi vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát triển hệ thống chăm sóc toàn diện, bao gồm cả chăm sóc tập trung và chăm sóc cộng đồng; chú trọng đến các nhóm dễ bị tổn thương như dân tộc thiểu số, người khuyết tật và nạn nhân của bạo lực gia đình.

Có các chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân đầu tư cung cấp dịch vụ chăm sóc, nhất là các cơ sở dưỡng lão ngoài công lập, cũng như ứng dụng công nghệ số trong chăm sóc người cao tuổi.

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trong bài nói chuyện chuyên đề tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc người cao tuổi tiêu biểu và cán bộ cốt cán các cấp Hội năm 2023 đã quán triệt: “Người cao tuổi là lực lượng chính trị quan trọng, là nguồn lực phát triển, bảo đảm quyền và phát huy vai trò để người cao tuổi được hưởng tuổi già trong tôn trọng và an sinh xã hội”.

Trước bối cảnh già hóa dân số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi Việt Nam kịp thời hoàn thiện chính sách, pháp luật để cụ thể hóa chủ trương Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình kiểu mẫu “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”. Kính trọng, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi. Bảo trợ, giúp đỡ người cao tuổi gặp khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa”.

Trước mắt cần ban hành Chiến lược Quốc gia người cao tuổi, góp phần xây dựng hệ sinh thái người cao tuổi trong xu thế phát triển mới.

Dân số Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu?

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Việt Nam là 99.907.255 người (tính đến ngày 15/10/2023. Hiện dân số Việt Nam chiếm 1.24% dân số thế giới. Với con số này, Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Dân số trẻ ở Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm?

Theo Tổng điều tra dân số năm 2019, Việt Nam ghi nhận tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử đất nước, tạo nền tảng tiềm năng cho lợi tức dân số. Việt Nam có 20,4 triệu thanh thiếu niên từ 10-24 tuổi, chiếm 21% dân số và thời kỳ dân số vàng dự kiến kéo dài đến năm 2039.

Mỗi ngày có bao nhiêu trẻ em sinh ra ở Việt Nam?

3.887 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày. 1.866 người chết trung bình mỗi ngày. 20 người di cư trung bình mỗi ngày.

Mật độ dân số Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?

Mật độ dân số ở Việt Nam so với thế giới Cũng theo kết quả Tổng điều tra nêu trên, Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Phillipin có mật độ dân số là 363 người/km2 và Singapor với mật độ dân số là 8.292 người/km2.