Đánh giá 5 sao lừa đảo

Nhóm lừa đảo sử dụng thông tin gây nhiễu loạn, khó nhận diện khi thực hiện thao tác chuyển tiền nhằm dụ dỗ "con mồi" sập bẫy - Ảnh: Phòng an ninh mạng Công an Quảng Ngãi

Từ giữa tháng 10 đến nay, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận 4 tin báo về việc bị sập bẫy lừa đảo bằng thủ đoạn giả mạo sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn. Tổng số tiền thiệt hại hơn 6 tỉ đồng.

Thủ đoạn cũ, nạn nhân mới

Theo công an, những người lừa đảo lập các tài khoản mạng xã hội giả mạo sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn như Điện Máy Xanh, Lazada, Shopee… Sau đó, chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân với những nội dung hấp dẫn như: gửi tin nhắn để được tặng quà miễn phí, tuyển cộng tác viên đánh giá sản phẩm để kiếm tiền, làm việc online tại nhà…

Để tạo niềm tin, nhóm lừa đảo trên mạng còn giả mạo công văn của cơ quan nhà nước cho tổ chức sự kiện tri ân khách hàng. Từ đó dẫn dụ nạn nhân gửi tin nhắn để nhận quà miễn phí.

Khi có người tham gia, các nhóm lừa đảo yêu cầu tải ứng dụng, đưa vào nhóm Telegram. Tại đây, có 4-5 người đóng vai thành viên nhóm, nhận nhiệm vụ từ trưởng nhóm để tạo đơn hàng, chuyển khoản thành công và gửi cho chủ nhóm, sau đó nhận tiền gốc, hoa hồng và rút được tiền về tài khoản của mình.

Thông tin chuyển khoản với tên chủ tài khoản khiến nạn nhân rất khó nhận diện như: "Điện Máy Xanh", "ĐMX", "CTY TNHH TMCP DTPT DIEN MAY XANH"… Tất cả giao dịch đều được chụp màn hình điện thoại để tạo niềm tin về việc kiếm tiền online dễ dàng.

Nhóm lừa đảo giao "con mồi" chốt đơn hàng giá trị thấp, ngay lập tức nạn nhân nhận tiền gốc và hoa hồng. Khi nạn nhân thực hiện những giao dịch lớn vài chục đến cả trăm triệu thì tiền không về với nhiều lý do. Khi hết sạch tiền, nhóm lừa đảo cắt đứt liên lạc.

Đánh giá 5 sao lừa đảo

Để chiếm lòng tin, thực hiện hành vi lừa đảo, người lừa đảo trên mạng còn làm giả cả công văn của cơ quan chức năng - Ảnh: Phòng an ninh mạng Công an Quảng Ngãi

Cần tỉnh táo từ việc kiếm tiền trên mạng

Thủ đoạn không mới, nhưng từ giữa tháng 10 đến nay, tại Quảng Ngãi có 4 người sập bẫy, bị lừa hơn 6 tỉ đồng.

Chị N.T.H. (36 tuổi, huyện Lý Sơn) dính bẫy và bị lừa hơn 3 tỉ đồng; chị L.T.C. (33 tuổi, TP Quảng Ngãi) bị lừa đảo gần 1,6 tỉ đồng... từ những thủ đoạn đã nêu.

Giả mạo sàn giao dịch, thương hiệu lớn để lừa đảo trên mạng rất phổ biển. Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo khi nhận bất cứ cuộc gọi thông thường hoặc tin nhắn, cuộc gọi trên các nền tảng mạng xã hội thông báo may mắn được nhận quà tặng tri ân, trúng thưởng, cộng tác viên việc nhẹ lương cao... từ các thương hiệu, sàn thương mại điện tử lớn, người dân cần cảnh giác, hỏi rõ về công ty và điện thoại trực tiếp cho đường dây nóng, tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp để liên hệ xác minh thông tin.

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP, tải các ứng dụng lạ và làm theo yêu cầu của các đối tượng. Trường hợp nghi vấn lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý kịp thời.

Mới đây, Công an Quảng Ngãi phối hợp ngân hàng kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo giả mạo cơ quan tố tụng để lừa cụ bà chuyển 900 triệu đồng tiền tiết kiệm trong tài khoản cho nhóm lừa đảo.

Thời gian gần đây Lotus Media nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn hỏi về tính xác thực của việc “Review Google Maps để nhận tiền“. Ban đầu họ có nhận được tiền từ các đối tượng (khoảng 50-60.000 đ), nhưng để tiếp tục nhận “nhiệm vụ” và nhận tiền họ phải cung cấp cho các đối tượng một số giấy tờ cá nhận: căn cước công dân, bằng lái xe…. Đây là nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân rất lớn, họ có thể sử dụng thông tin cá nhân của các nạn nhân để sử dụng vào nhiều mục đích xấu.

Cách thức lừa đảo

Các đối tượng liên hệ với nạn nhân qua hình thức gọi điện, nhắn tin tự giới thiệu bên Công ty Google Việt Nam, chuyên dịch vụ review các điểm trên Google Maps. Hiện, công ty cần tuyển cộng tác viên làm việc tại nhà, sử dụng điện thoại thông minh có ứng dụng Google Maps và phải sử dụng ứng dụng Lotus Chat (một mạng xã hội của Việt Nam) giữa công ty và cộng tác viên để làm việc.

Ban đầu, nạn nhân sẽ được xếp ở nhóm sơ cấp phải thực hiện 4 nhiệm vụ bình chọn 4 điểm du lịch, khu resort hoặc nhà hàng, quán ăn nào đó rồi chụp màn hình gửi lên nhóm lotus chat. Kết thúc, nạn nhân sẽ được các đối tượng chuyển tiền hoa hồng vào tài khoản.

Tới bước tiếp theo, các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân cung cấp các giấy tờ cá nhân: căn cước, bằng lái xe, thẻ BHYT… để xác minh thành viên và nâng gói thành viên (nhận hoa hồng cao hơn). Nếu con mồi cung cấp giấy tờ cá nhân theo yêu cầu, bước 2 nạn nhân sẽ được thêm vào nhóm chat Telegram để tiếp tục công việc “kiếm tiền”. Ở cấp này, nạn nhân vẫn thực hiện công việc cũ nhưng đối tượng bắt buộc nạn nhân phải nộp tiền cọc cho mỗi lần bình chọn. Theo đó, giá tiền bình chọn sẽ tăng dần từ vài trăm nghìn đồng đến cả trăm triệu đồng. Đồng thời, đối tượng hứa hẹn trả lương từ 300.000 đồng/ngày cho nạn nhân và sẽ hoàn trả tiền cọc khi nạn nhân đã tham gia xong các chương trình.

Đánh giá 5 sao lừa đảo

Đánh giá 5 sao lừa đảo

Đến khi con mồi đã thực hiện xong nhiệm vụ ở cấp độ 4 (cấp độ cuối cùng) với số tiền chuyển khoản cho đối tượng vài trăm triệu đồng (tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi nạn nhân mà các đối tượng yêu cầu số tiền cụ thể), đối tượng lại dụ dỗ con mồi rằng: nếu muốn nhận lại số tiền trên thì nạn nhân phải nâng cấp lên thẻ VIP. Nghĩa là, nạn nhân phải chuyển khoản thêm hàng trăm triệu đồng cho chúng.

Nếu nạn nhân tiếp tục chuyển khoản cho chúng để nâng cấp thẻ VIP, đối tượng ngụy biện nhiều lý do như, phải đóng tiền thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng… Đến lúc này các nạn nhân mới nhận ra rằng chắc chắn mình bị lừa mất toàn bộ số tiền đã nộp cho các đối tượng.

Cơ quan Công an khuyến cáo, người dân phải nâng cao tinh thần cảnh giác trước các lời mời gọi tham gia kiếm tiền trên các ứng dụng nền tảng mạng xã hội. Người dân phải tìm hiểu kỹ các hình thức kiếm tiền, kiểm chứng rõ các thông tin trên mạng bằng cách tra cứu thông tin doanh ngiệp, liên hệ trực tiếp đến số hotline của doanh nghiệp hoặc các ứng dụng mạng xã hội. Khi làm cộng tác viên cho bất kỳ đơn vị nào thì phải gặp trực tiếp người có thẩm quyền để ký hợp đồng làm cộng tác viên; kiểm tra rõ về các thông tin công việc, mức và hình thức trả lương, mức hoa hồng…

Đặc biệt, người dân phải cảnh giác với các công việc cần phải bỏ tiền để đầu tư, chuyển khoản tiền trước; kiểm tra, xác minh các tài khoản mạng xã hội, những số điện thoại lạ mời gọi tham gia đầu tư; không cung cấp hình ảnh, thông tin cá nhân như căn cước công dân, tài khoản ngân hàng cho người lạ; không truy cập, đăng nhập vào các đường link, ứng dụng lạ khi chưa rõ thông tin.

Nếu thấy dấu hiệu nghi ngờ, người dân cần liên hệ ngay đến cơ quan Công an gần nhất để được hướng dẫn, tư vấn, tránh để các đối tượng xấu lợi dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thông tin bổ sung:

  • Không có công ty nào tên là Google Việt Nam. Google chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam mà chỉ có văn phòng đại diện khu vực Đông Nam Á đặt tại Singapore.
  • Có nhiều đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Review Google Maps. Tuy nhiên bạn phải tìm hiểu kỹ về thông tin doanh nghiệp trước khi quyết định cộng tác tránh trường hợp mạo danh, lừa đảo.
  • Bạn có nhận được tiền từ những đối tượng lừa đảo không? Có thể là có! Ban đầu họ chấp nhận trả tiền cho bạn để tạo dựng niềm tin theo chiến lược “thả con săn sắt, bắt con cá kình”.
  • Những giấy tờ cá nhân bạn cung cấp cho các đối tượng sẽ được chúng sử dụng vào nhiều mục đích xấu & để lại hệ luỵ về lâu dài.
  • Công ty cổ phần Truyền thông Lotus Media (gọi tắt là Lotus Media) không liên quan và cũng không phải đơn vị chủ quản của Mạng xã hội Lotus.

Sau khi bài viết được đăng tải, chúng tôi đã nhận được một số phản hồi từ khách truy cập phản ánh chúng tôi đưa tin thiếu trung thực, không hề có hình thức lừa đảo như kể trên. Để hiểu thêm về vấn đề này, quý bạn đọc có thể xem thêm nội dung cảnh bảo của Google & cách phòng tránh tại đường dẫn sau: https://support.google.com/maps/answer/14014039?hl=vi

Bị lừa đảo qua mạng trình báo ở đâu?

Khi cần phải trình báo với các cơ quan có thẩm quyền về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bên cạnh việc đến trực tiếp cơ quan thì bạn có thể thông qua các đường dây nóng sau: Đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Cục cảnh sát Hình sự: 0692194053.