Đánh giá hóa học 8 bài 2 chất

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

BÀI 2: CHẤT (Tiết 1 )
A) Mục tiêu.
1. Kiến thức : - Phân biệt được vật thể (vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo), vật
liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được
hình thành từ các chất, các vật thể nhân tạo được hình thành từ vật liệu, mà vật liệu
đều là chất hay hỗn hợp các chất.
- Biết cách (quan sát, làm thí nghiệm) để nhận ra các chất, mỗi chất có những tính
chất vật lí và tính chất hoá học nhất định.
2. Kỹ năng : - Bhân biệt được chất và hỗn hợp, nhận biết được đâu là chất, đâu là
vật thể.
3. Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận, thật thà.
B) Trọng tâm : - Tính chất của chất .
C) Chuẩn bi :
1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án .
- Dụng cụ : Các đồ dùng hàng ngày , ấm chén , nguồn pin , đèn cồn ….
- Hóa chất : Bột lưu huỳnh , nước , muối ăn , mẫu sắt …
2. Học sinh : - Nghiên cứu trước nội dung bài mới .
- Tìm hiểu 1 số vật thể , tạo nên các chất khác nhau ( gỗ làm bàn gỗ , nhựa làm cốc
nhựa )
- làm 1 số thí nghiệm đơn giản , nấu nước , quan sát nước đọng trên vun xoong .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan , phương pháp thực
hành
thí nghiệm , kết hợp phương pháp đàm thoại gợi mở .
D) Tiến trình dạy học :
I) ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Nêu vấn đề bài mới: Theo em chất có ở đâu ? Làm thế nào để phân biệt, nhận
biết tính chất của chất ?
( 2 phút )
III) Các hoạt động học tập :

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

Hoạt động I : Nghiên cứu chất có ở đâu ? (18 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Nêu câu hỏi nêu vấn đề :
Chất có ở đâu ?
+ Em hãy kể một số vật thể mà em
biết xung quanh em.
– Đặt câu hỏi :
+ Em hãy phân loại các vật thể trên
theo quá trình hình thành của
chúng ?
+ Thông báo về một số chất tạo nên
vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
- Đặt câu hỏi
+ Vật thể nhân tạo được làm từ
những vật liệu cụ thể như : Nhôm,
sắt, thép, đồng, nhựa, cao su.....Em
hãy kể một vài vật thể được làm từ
những vật liệu trên.

- Trả lời câu hỏi :
+ Một số vật thể : Cây, núi, sông, đá núi,
bàn, ghế, sách .....
- Phân loại theo 2 loại:

+ Vật thể tự nhiên : Cây, núi, sông, đá núi.
+ Vật thể nhân tạo : Bàn, ghế, sách
+ Nồi làm từ nhôm,cửa sổ làm từ thép, dây
điện làm từ đồng, lốp làm từ cao su.....

( Vật thể nhân tạo được tạo nên từ những
vật liệu , Nhôm ,Sắt , Đồng …)
- Hướng dẫn học sinh tổng kết thành
sơ đồ.
– Đặt câu hỏi : Qua những ví dụ trên Vật thể tự nhiên , nhân tạo một số chất vật
liệu Chất hay hỗn hợp chất
và sơ đồ em hãy cho biết chất có ở
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi như SGK.
đâu ?

*) Tiểu kết :

- Sự tồn tại của chất .

+ Ở đâu có vật thể ở đó có chất .( chất tồn tại trong vật thể , và tạo nên vật thể )
Hoạt động II : Nghiên cứu tính chất của chất. (16 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

1. mỗi
- Mỗi

chấtchất
có những
có nhũng
tínhtính
chấtchất
nhấtnhất
định. 1) Mỗi chất có những tính chất nhất định :
định,cứu
kháctrảnhau.
Những
- Nghiên
lời câu
hỏi. tính chất + + Để xác định các tính chất đó ta có thể làm
không làm thay đổi chất là tính chất
vật lí .
( Quan sát , dùng dụng cụ đo , quan sát … ) .
- Những tính chất làm biến đổi chất
là tính chất hoá học.
- Nêu câu hỏi :
dụng+Em
dụnghãy
cụ lấy
đo. ví dụ về tính chất vật
lí của chất, cho biết làm thế nào để
xác định được tính chất đó?
- Giải thích học sinh rõ : ( sgk )

- Lấy câu hỏi để học sinh liên hệ :
+Em hãy lấy ví dụ một số tính chất
hoá học diễn ra ở ngoài đời sống

xung quanh chúng ta.
- Vậy việc hiểu biết tính chất của
chất có lợi gì ?
- Hướng học sinh rút ra nhận xét,
đánh giá, kết luận .

* ) Tiểu kết :

+ Học sinh suy nghĩ lấy ví dụ.

2. Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ?
- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Giúp phân biệt chất này với chất khác,
nhận biết chất .

Biết cách sử dụng chất.
Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống
và sản xuất.

- Tính chất của chất :

+ Mỗi chất có những tính chất nhất định : Tính chất vật lí (Những tính chất không
làm thay đổi chất ) , tính chất hóa học (Những tính chất làm biến đổi chất ) .
+ Sự hiểu biết về tính chất của chất , giúp vào quá trình nhận biết các chất , biết
cách sử dụng , áp dụng vào đời sống , sản xuất .
* Kết luận T1 : - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội .
IV) Cũng cố T1: ( 3phút )

- Giaó viên đặt câu hỏi :

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

+ Hãy so sánh các tính chất : màu , mùi , vị , tính tan trong nước , tính cháy của các
chất , muối ăn , đường , và than .
- Hướng cũng cố T1 :
+ Giống nhau : trạng thái của chất ( rắn ) .
+ Khác nhau :
Muối

Đường

Than

Màu

Trắng

Trắng

Đen

Vị

Mặn

Ngọt

Không có

Tính tan
Tính cháy

Tan được trong nước Tan được trong nước
Không có

Không có

Không tan

V) Dặn do : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , làm bài tập từ bài 3
đến bài tập 6 SGK trang 11, nghiên cứu phần còn lại của bài
- Hướng dẫn bài tập 6 : Lấy một cốc nước vôi trong, dùng ống thổi thổi hơn thở
sục vào trong cốc nước vôi trong đó. Nếu có xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ trong
hơi thở có khí cacbonic.
- Nghiên cứu tiếp bài " Chất" và cho biết : Tính chất của chất tinh khiết có gì khác
tính chất của hỗn hợp ?

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

BÀI 2 : CHẤT ( Tiết 2 )
A) Mục tiêu.
1. Kiến thức : - Biết được như thế nào là chất tinh khiết, hợp chất, một chất chỉ khi
không trộn lẫn chất nào mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không.
2. Kỹ năng : - Biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng thí nghiệm, quan sát
thí nghiệm nhận xét và đánh giá kết quả đạt được.
3. Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, có tinh thần học tập cao.
B) Trọng tâm : Chất tinh khiết .

C) Chuẩn bi :
1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án .
Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, làm thử trước các thí nghiệm.
- Dụng cụ : Ông nghiệm nhỏ , 1đèn cồn, 1lọ thuỷ tinh, 1nhiệt kế …
- Hóa chất : Muối ăn , nước cất …
2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm trong sách giáo
khoa.
- Cùng với giáo viên đem các dụng cụ , hóa chất lên lớp trước buổi học .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan , phương pháp thực
hành thí nghiệm .
D) Tiến trình dạy học :
I) ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Kiểm tra bài cũ : (5Phút) Em hãy cho biết chất có ở đâu ? Lấy 2 ví dụ về vật
thể tự nhiên, 2 ví dụ vật thể nhân tạo ?
III) Nêu vấn đề bài mới: + Theo em chất tinh khiết là chất như thế nào? Làm thế
nào để tách các chất ra khỏi nhau ? ( 2 phút )
IV) Các hoạt động học tập :
Hoạt động I : Nghiên cứu chất tinh khiết (17 phút)

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

Hoạt động của giáo viên
- Cho học sinh quan sát chai nước
khoáng và ống nước cất .
- Đặt câu hỏi:
+ Em hãy quan sát thành phần hoá
học ghi trong chai nước khoáng và
nước cất nêu sự giống và khác nhau
của chúng ?

Giới thiệu :
- Nước cất gọi là chất tinh khiết còn
nước khoáng là hỗn hợp.
+ Theo em hỗn hợp là gì? Chất tinh
khiết là gì?
- Đặt câu hỏi học sinh liên hệ thực
tế . + + Theo em nước ao, hồ, sông
suối là loại nước gì ?

+ Cho học sinh quan sát sơ đồ
chưng cất nước trong SGK.
– Đặt câu hỏi :
+ Dựa vào yếu tố nào người ta có
thể chưng cất nước tự nhiên để thu
nước tinh khiết.
- Cho học sinh nghiên cứu SGK trả
lời câu hỏi:
+ Làm thế nào để khẳng định nước
cất là nước tinh khiết ?
-Theo em chất như thế nào mới có
những tính chất nhất định.

Hoạt động của học sinh
1. Hỗn hợp :
- quan sát và trả lời câu hỏi theo nhóm. ( đại
diện nhóm )

- Sự giống nhau: Đều là nước , không màu .
- Sự khác nhau : Nước cất chỉ có một chất là

nước, còn nước khoáng có thêm các chất
khoáng.

- Trả lời câu hỏi theo nhóm.
+ Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với
nhau.
+ Chất tinh khiết là chất chỉ bao gồm một
chất tạo thành.

2 )Chất tinh khiết.
- Trả lời câu hỏi.

- Dựa vào nhiệt độ bay hơi khác nhau của
các chất người ta thu được nước từ nước tự
nhiên.

- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

- Cho học sinh quan sát hỗn hợp
muối ăn và cát .

+Làm thế nào ta tách được muối ăn
ra khỏi cát ?

- Dựa vào tính chất của nước: Sôi ở 1000C,
nóng chảy ở 00C.
+ Chỉ những chất tinh khiết mới có những

tính chất nhất định.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp.

- Liên hệ thực tế , quan sát thí nghiệm của
- Biểu diễn thí nghiệm cho học sinh giáo viên .
quan sát- yêu cầu học sinh nhận xét. – Trả lời câu hỏi :
+ Dựa vào độ tan , nhiệt độ khác nhau ta có
- Lấy vài giọt dung dịch muối thu
thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
được đun cho bay hơi hết nước
Cho học sinh quan sát chất rắn thu
được

( Học sinh cần nắm vững nhiệt độ sôi của
nước , và nhiệt độ sôi của muối )

*)Tiểu kết :

- Chất tinh khiết .

+ Hỗn hợp : Là bao gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau .
+ Chất tinh khiết : Là không có lẫn với chất nào khác . ( chỉ có duy nhất 1 chất )
+ Tách chất ra khỏi hỗn hợp : Dựa vào tính chất riêng của từng chất trong hỗn hợp
( tính chất vật lí , tính chất hóa học ) , để tách các chất ra khỏi nhau .
Vậy chất tinh khiết , là chất chỉ thể hiện tính chất của 1 chất .
Hoạt động II : Vận dụng (10 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

- Cho học sinh làm bài tập 6 SGK
trang 11 theo nhóm.
- Nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Cho học sinh làm bài tập 7 SGK.
- Cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết
quả bài tập , rút ra kiến thức .

*) Tiểu kết :

- Đại diện học sinh lên bảng làm bài tập .
( trình bày củ thể trên lớp .

+ Bài tập 6 và bài tập 7 ở sgk .
( Học sinh cần phải nắm được các phương
pháp giải các bài tập ) .

- Vận dụng .

+ Học sinh vận dụng các kiến thức của chất , để giải các bài toán có liên quan .
* Kết luận T2 : - giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội .
V) Cũng cố T1 : ( 3 phút ) + Chất tinh khiết và chất hỗn hợp ,có thành phần và
tính chất khác nhau như thế nào ? ví dụ minh họa ?

- Hướng cũng cố bài :

Chất tinh khiết

- Là 1 chất không có lẫn các chất
khác , vì vậy chỉ thể hiện tính chất
của 1 chất nhất định nào đó .

+ Muối ăn chỉ thể hiện tính chất mặn
của muối , trạng thái rắn .

Hỗn hợp
- Bao gồm 2 chất trộn lẫn với nhau ,
vì vậy không thể hiện tính chất nhất
định của 1 chất ( thể hiện tính chất
của nhiều chất trong hỗn hợp )
+ Ví dụ : Dung dịch muối thể hiện
tính chất mặn của muối , trạng thái
lỏng của nước .

* Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giaó viên làm bài tập trắc
nghiệm .
+ Khoanh tròn vào ý đúng trong câu sau .

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là :
a) Lọc . b) Chưng cất đun nóng .
tách được .

c) Bay hơi bằng nhiệt độ cao .

d) Không

Đáp án : c
VI) Dặn do : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 8 SGK trang 11.
- Chuẩn bị thực hành:
HS : Chuẩn bị một bản báo cáo thực hành theo mẫu
- Chuẩn bị mỗi nhóm một số dụng cụ , hóa chất cho buổi thực hành tiết học sau .