Đánh giá học sinh thừa cân béo phì

Đỗ Thị Ngọc Diệp* Nguyễn Trí Dũng** Trần Quốc Cường*** và cộng sự

Tóm tắt Đặc điểm chung: Theo tình hình kinh tế phát triển, tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh gia tăng, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học. Hiểu rõ đặc điểm về dịch tễ học sẽ góp phần rất lớn cho các nghiên cứu can thiệp nhằm hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì ở đối tượng này. Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ và một số đặc điểm dịch tễ học thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học quận 10. TP.HCM trong năm học 2008-2009. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả làm tiền đề cho một nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Nghiên cứu được thực hiện vào đầu năm học 2008-2009 tại 2 trường tiểu học bán trú tại quận 10 với 2500 học sinh. Các đo lường được đánh giá bao gồm cân nặng, chiều cao, vòng eo, phỏng vấn kiến thức về dinh dưỡng của học sinh, thầy cô và phụ huynh, phỏng vấn phụ huynh về thói quen ăn uống và vận động của học sinh. Ghi nhận chế độ ăn và thực phẩm bán tại căng-tin trường. Kết quả: Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thiếu cân và thể còi cọc (chẩn đoán bằng BMI theo tuổi, giới và z-score chiều cao theo tuổi theo quần thể tham khảo của WHO 2007) đều rất thấp ở hai trường (theo thứ tự là 1,4% và 0,9%), trong khi đó tỉ lệ thừa cân và béo phì khá cao (theo thứ tự là 20,8% và 7,7%). Đa số học sinh thừa cân hay béo phì đều là nam (67.1% và 91.7%). Kết luận: Quần thể học sinh tiểu học trong nghiên cứu này có tỉ lệ thừa cân, béo phì cao. Một số đặc điểm dịch tễ học như giới tính, chế độ ăn, thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt ít vận động đã được tìm thấy trong khảo sát này. Từ khóa: thừa cân, béo phì, học sinh tiểu học, can thiệp dinh dưỡng.

Abstract EPIDEMIOLOGY OF OVERWEIGHT AND OBESITY IN GRADE-SCHOOLERS IN DISTRICT 10 , HO CHI MINH CITY IN THE SCHOOL YEAR 2008-2009:

Background: In recent years, the prevalence of obesity in grade-schoolers is increasing significantly in Ho Chi Minh City. Comprehensive information about the epidemiology of overweight and obesity will provide rationale for an effective community intervention study on this topic. Objectives: To evaluate the prevalence and epidemiology of overweight and obesity in grade-schoolers in District 10 in the school year 2008-2009. Method: This is a cross-sectional descriptive study with the intention to prepare for a randomized controlled community intervention study. The study was implemented in the school year 2008-2009 at two primary schools in District 10 Ho Chi Minh City, Viet Nam, with a total number of 2500 pupils aged from 6 to 10 years. Baseline measurements included weight; height; waist circumference; physical activity and diet habit; knowledge on nutrition of pupils, teachers and parents; investigation of school lunch and food available at school canteens. Results: The prevalence of underweight and stunting according to WHO 2007 reference were quite low (1.4% and 0.9%, respectively). The prevalence of overweight and obesity were so high (20.8% and 7.7%, respectively). Most of overweight (67.1%) and obesity (91,7%) subjects were males. Conclusion: High prevalence of overweight and obesity are found in this grade-schooler population. Some presumed relevant epidemiological factors are also recorded such as sex, food consumption and dietary habits, physical inactivity. Key words: overweight, obesity, grade-schoolers, nutritional intervention.

*BS Giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM **BS Phòng Nghiệp vụ , Sở y tế ***BS Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM

Một nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tại nhiều trường mầm non cho thấy, số trẻ thừa cân, béo phì gia tăng. Thậm chí, có những trường có tới gần 30% trẻ béo phì.

Thông tin được PGS.TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia, chia sẻ tại hội thảo phát triển năng lực hệ thống trong công tác dinh dưỡng học đường tại Việt Nam được Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức hồi cuối tháng 10.

Khảo sát ở học sinh lớp 5 tại một số quận, huyện của thành phố Hà Nội được tiến hành năm 2023 cũng chỉ ra, tình trạng báo động khi số trẻ thừa cân, béo phì của nhiều trường trong khu vực nội thành trên mức 45%, cụ thể: Trường Tiểu học La Thành, quận Đống Đa (55,7%); Trường Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (51,4%); Trường Tiểu học Lê Lợi, quận Hà Đông (49,5%); Trường Tiểu học Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng (46,5%); Trường Tiểu học Dịch vọng B, quận Cầu Giấy (45,5%)...

Đánh giá học sinh thừa cân béo phì
Học sinh được khuyến khích tăng cường vận động thể lực. Ảnh minh họa: Minh An

Ở các trường thuộc khu vực ngoại thành, con số này cũng trên 20%, cụ thể: Trường Tiểu học Quang Trung, huyện Phú Xuyên (31,1%); Trường Tiểu học Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (26,8%); Trường Tiểu học Bình Yên, huyện Thạch Thất (24,1%); Trường Tiểu học Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn (20,9%)...

Nguyên nhân của tình trạng này, theo PGS.TS Bùi Thị Nhung, là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thừa năng lượng hay chất đạm nhưng lại thiếu vi chất. Tâm lý của ông bà, cha mẹ muốn con, cháu bụ bẫm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, trẻ thiếu hoạt động thể lực, sử dụng thực phẩm nhiều đường cũng dẫn đến thừa cân, béo phì.

"Nhất là với lứa tuổi học đường, chế độ ăn không cân bằng, không đa dạng, trẻ thích ăn đồ chế biến sẵn, thức ăn có nhiều chất béo, không thích ăn cá, tôm, cua hải sản, không thích ăn rau…, vận động ít càng làm gia tăng nguy cơ béo phì", PGS Nhung thông tin.

Một khảo sát được tiến hành trên 600 bà mẹ ở Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng cho thấy, khi con có tình trạng dinh dưỡng bình thường thì đa phần các bà mẹ nghĩ rằng, con bị thiếu dinh dưỡng. Chỉ 20% bà mẹ có con bị béo phì nhận ra con mình có tình trạng này.

Nhiều hệ quả nghiêm trọng khi trẻ thừa cân, béo phì

PGS.TS Bùi Thị Nhung nhấn mạnh, thừa cân, béo phì dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng. Khi xét nghiệm 500 trẻ béo phì, có từ 35-50% trẻ bị rối loạn mỡ máu. Hiện nay, đái tháo đường cũng không còn là bệnh của người lớn mà đang bị trẻ hóa. Thực tế tại các cơ sở y tế đang quản lý không ít trẻ mắc đái tháo đường tuýp 2, thường là trẻ thừa cân, béo phì.

Cũng theo PGS.TS Bùi Thị Nhung, nhiều năm qua, việc thực hiện bữa ăn mầm non được chú ý, giáo viên được đào tạo, tổ chức tốt hơn, có các phần mềm xây dựng thực đơn. Tuy nhiên, ở khối tiểu học trở lên còn gặp nhiều khó khăn.

Thực tế nhiều trường học chưa có đầy đủ cơ sở vật chất, tiếp nhận bữa ăn từ các công ty cung ứng thực phẩm. Đây là nguyên nhân khiến xảy ra ngộ độc thực phẩm. Cán bộ phụ trách bán trú của nhiều trường cũng chưa được đào tạo về dinh dưỡng, căng tin bán thực phẩm không lành mạnh.

Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu:

- 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa.

- 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định, trong đó 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% trường học ở khu vực nông thôn xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm.

- 60% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn học đường đạt chuẩn theo quy định.

- 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn.

Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống lành mạnh với trẻ bị đái tháo đường, thừa cân béo phì là trẻ được khuyến khích ăn thực phẩm ít béo, giàu chất dinh dưỡng, như ngũ cốc và bánh mì nguyên hạt, trái cây, rau, sản phẩm từ sữa và protein. Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường. Khuyến khích nhiều hoạt động thể chất.

Minh An

Đánh giá học sinh thừa cân béo phì

Hành động giúp trẻ em tránh xa thừa cân, béo phìTheo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hơn 40% trẻ em trong tuổi đi học tại TP.HCM bị thừa cân, béo phì. Con số này cao gấp đôi so với tỷ lệ trung bình của cả nước.