Đánh giá ngành quảng cáo học trường nào

Trước xu hướng bùng nổ của Marketing, quảng cáo ngành Giáo dục tại Việt Nam đã bắt đầu được chú trọng và đầu tư hơn. Đây được xem là sự cải tiến mới trong quá trình tuyển sinh và đào tạo chất lượng.

1. Nhu cầu cấp thiết của quảng cáo ngành Giáo dục

Kể từ năm 2015 – 2016, Nhà nước đã cho phép các trường Đại học, Cao đẳng tự chủ trong việc tuyển sinh. Quyết định này đã khiến cho thị trường giáo dục nóng hơn bao giờ hết. Không những thế, để có được lượng thí sinh chất lượng, các trường đại học, cao đẳng bắt đầu tham gia vào cuộc đua quảng cáo thương hiệu của mình.

Quảng cáo ngành Giáo dục là quá trình đưa đến khách hàng tiềm năng (thí sinh, phụ huynh, nhà tuyển dụng…) những phân tích, định hướng, dự án và quyền lợi mà trường cung cấp. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ sử dụng các công cụ marketing để tìm hiểu nhu cầu, mong ước, hành vi của khách hàng và nổ lực đáp ứng chúng. Thông qua các chiến dịch quảng cáo ngành Giáo dục, các trường sẽ có biện pháp kết nối với sinh viên tiềm năng trong những năm sau để đạt được kết quả tốt hơn cho cả người học và người dạy.

Ngoài ra, các trường học nên phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mình, phát huy những giải pháp có thể đáp ứng mong muốn của thí sinh. Từ đó, có các chiến dịch quảng cáo phù hợp với người học, dễ dàng tiếp cận họ.

2. Tại sao nên sử dụng Digital Marketing để quảng cáo ngành Giáo dục?

So với các chiến dịch quảng cáo ngành Giáo dục truyền thống, Digital Marketing đang là phương án được nhiều trường lựa chọn để triển khai các campaign của mình. Có thể kể đến một số lý do như sau:

  • Thí sinh tiềm năng thường sử dụng Internet để tìm hiểu trường, khóa học.
  • Thí sinh có xu hướng sử dụng các mạng xã hội hơn là các phương tiện truyền thông truyền thống.
  • Hiệu quả của các quảng cáo trên Internet và social media được đánh giá cao hơn.
  • Phụ huynh thường dựa vào các thông tin, hình ảnh trên website của trường để đánh giá.
  • Những hình ảnh của trường trên website được xem là một trong những tiêu chí đánh giá của học viên.
  • Đa số các thí sinh nộp đơn ứng tuyển thông qua Internet.
  • Thủ tục đăng ký nhập học cũng được thực hiện online thông qua website của trường.

3. Các công cụ chiến lược quảng cáo ngành Giáo dục

  • Quảng cáo từ khóa (google adwords): Đây là hoạt động marketing giúp đưa trang web của trường lên top đầu của trang tìm kiếm Google. Nghĩa là bạn sẽ có nhiều cơ hội để người dùng vào trang web của bạn hơn khi họ tìm kiếm thông tin trên Google. Bạn có thể xây dựng trang blog với nội dung chất lượng để tăng xếp hạng hoặc nhờ một agency uy tín làm điều đó, chi phí cũng khá hợp lý khi chỉ tính phí khi có ai đó nhấp vào quảng cáo.
  • E-mail marketing: Đây là phương thức được nhiều trường áp dụng thành công. Họ sử dụng email để giới thiệu đến phụ huynh hoặc học viên về các chương trình đào tạo, ưu đãi học phí hoặc thông tin các khóa học mới. Với một số công cụ theo dõi hiện đại, bạn có thể biết được cách người dùng tương tác với email bạn như thế nào, từ đó có cách tiếp cận hợp lý hơn.
  • Tối ưu hóa website (Search Engine Optimization): Bằng cách xây dựng giao diện website chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng, có nội dung chất lượng, sẽ giúp cho website nằm trong top 10 trên trang tìm kiếm Google. Điều này sẽ tăng uy tín cho trường trong mắt thí sinh. Tuy nhiên, đây là một chiến lược cần nhiều thời gian và không có kết quả ngay tức thì.
  • Social Network (Facebook là chủ yếu): Với việc sử dụng các công cụ Facebook Ads, hình ảnh và bài post của trường có thể tiếp cận đến những phụ huynh, thí sinh tiềm năng, lan truyền nhanh trong thời gian ngắn.

Xem thêm Chiến lược tối ưu chuyển đổi Digital Marketing dựa trên 4 mô hình tiếp xúc

4. Xu hướng Marketing, quảng cáo ngành Giáo dục trong năm 2022

Các đoạn viral video được phát trực tiếp:

Số liệu cho thấy số lượng người xem video ngày càng tăng. Người ta ngày càng lên mạng và xem các video ngày càng nhiều hơn. Gần một nửa số lượt xem các video của Millennial là trên điện thoại. Sử dụng video trong kế hoạch truyền thông bây giờ đã là điều bắt buộc. 86% các trường đại học có kênh YouTube riêng. Năm tới, video được phát trực tiếp sẽ lên ngôi.

Tất cả mọi trải nghiệm đều được trân trọng – Hãy khiến nó trở nên gần gũi:

Chả ai có thể cưỡng lại việc chia sẻ những trải nghiệm đầu tiên về một việc cảm động nào đó. Sử dụng các kênh online để mang những trải nghiệm này đến mọi người. Họ sẽ giúp bạn nhân rộng độ phủ của chiến dịch, và khiến nó hiệu quả hơn nếu bạn chỉ đăng nó trên trang web của bạn

Các đối tượng mục tiêu mong chờ một chiến dịch marketing với nội dung được cá nhân hoá và hữu ích

Cá nhân hoá nội dung không chỉ đơn giản thay tên người nhận trong các email. Cách làm hiệu quả nhất chính là đưa đến nội dung hữu ích nhất cho mỗi người nhận. Bạn sẽ biết được điều này khi phân tích các hành vi trực tuyến của họ. Họ thường đọc những nội dung gì? Hay ghé thăm trang web nào nhất? Và họ thường thích đọc những gì trên các trang web đó ?

Quảng cáo ngành Giáo dục – Đã đến lúc sử dụng cơn sốt Snapchat rồi

Bạn còn có thể sử dụng Snapchat như một kênh để cho các đại sứ sinh viên chia sẻ những suy nghĩ, góc nhiền của họ về cuộc sống của sinh viên đại học tại trường của bạn. Cũng như Instagram và Twitter, Snapchat cũng có hashtags. Hãy tìm hiểu các đối tượng mục tiêu của bạn để tìm ra những hashtag có thể khiến cho các bài đăng của bạn được họ tìm thấy

5. Kết

Với sự phát triển của thiết bị kỹ thuật số, doanh nghiệp nên tận dụng tối đa nền tảng để xây dựng chiến lược quảng cáo ngành Giáo dục sao cho thật hiệu quả.

Gigan JSC tự hào là agency hàng đầu về Digital Performance Marketing mang đến những giải pháp Digital Marketing đạt hiệu quả cao từ Google, Cốc Cốc và đặc biệt là Facebook, giải quyết những bài toán khó nhằn ngay cả với các marketer. Hiệu quả mang lại lợi nhuận, ưu đãi mang đến niềm vui.

Xem case study thành công do GIGAN JSC triển khai

Theo dõi các bài viết khác trên Fanpage GIGAN
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
Đăng ký dịch vụ Performance Marketing: TẠI ĐÂY

Chủ đề