Đánh giá tiếng trung hàn nhật tiếng nào dễ học nhất

Có nhiều tiêu chí khác nhau và chưa có một cơ sở khoa học nào khẳng định tính đúng đắn của các tiêu chí đó để đánh giá mức độ dễ hay khó khi học một ngôn ngữ. Dựa trên các thành phần cơ bản của ngôn ngữ như ngữ pháp, cách phát âm, cấu trúc chữ viết… chúng tôi có một vài đánh giá sơ lược như sau.

Ngôn ngữ nào dễ để học nhất trong ba ngôn ngữ : Nhật, Trung, Hàn.

Tiếng Trung

Tiếng Trung Quốc, tiếng Hán, hay tiếng Hoa là bản ngữ của dân tộc Hán, hợp thành một nhánh trong ngữ hệ Hán-Tạng, chiếm đa số tại Trung Quốc và là ngôn ngữ chính hoặc phụ của các dân tộc thiểu số tại đây. Gần 1,2 tỉ người (chừng 16% dân số thể giới) nói một dạng tiếng Trung nào đó như bản ngữ.

  • Grammar: Dễ.
    Về mặt ngôn ngữ, Tiếng Trung có ngữ pháp tương đối đơn giản. Các từ được sắp theo một trật tự trong một câu nhìn chung là giống với cấu trúc câu trong tiếng Anh (Chủ ngữ, động từ, danh từ). Tiếng Trung không có chia động từ và không có danh từ biến cách. Ví dụ, trong khi bạn phải ghi nhớ các dạng động từ khác nhau của “xem/nhìn/thấy/trông” trong tiếng Việt, thì tất cả chúng trong tiếng Trung chỉ cần từ ” Khán” (Kan- nhìn). Trong tiếng Hàn bạn phải chia động từ tính từ theo thời (gồm nhiều trường hợp bất quy tắc) và sử dụng kính ngữ, còn tiếng Trung chỉ đơn giản thêm từ “đã”, “đang”, “sẽ” là có ba thời như tiếng Việt, thêm từ “xin (mời)”, “có thể” khi đưa ra đề nghị là đã trở thành người lịch sự.
  • Speaking: Không khó lắm.
    Tiếng Trung rất gần gũi với người Việt Nam bởi từ Hán Việt chiếm một bộ phận không hề nhỏ trong ngôn ngữ Việt Nam. Về thanh điệu thì khó để những người nói tiếng anh nắm bắt, như là một vài âm (như là âm “r” của Tiếng Trung). Tuy nhiên, Tiếng Anh trang bị cho bạn một kho ngữ âm chuẩn và cụ thể cùng với kĩ năng về ngữ điệu trong kĩ năng nói cũng giúp đỡ phần nào để học thanh điệu. Điều đó nói lên rằng hầu hết những người mà tôi đã gặp kể cả là người nói giọng bản ngữ hay là người Trung Quốc nói được 2 thứ tiếng đều có giọng nói khá là nặng, mặc dù họ có nói trôi trảy thứ tiếng khác.
  • Reading/Writing: Khó.
    Toàn bộ ngôn ngữ thuộc dạng ký tự. Bạn cần phải biết một số lượng ký tự khá là khủng để được xem là biết đọc, biết viết Tiếng Trung. Ngoài ra thì giữa Trung Quốc, Đài Loan và HongKong có sự phân chia về việc sử dụng loại chữ như phồn thể/giản thể, việc biết về 1 thứ không đủ để cho bạn hiểu thứ còn lại.

Tiếng Nhật

  • Grammar: Khó.
    Cú pháp Tiếng Nhật được đảo ngược từ Tiếng Anh, vì thế bạn đang học một cấu trúc ngữ pháp thực sự là mới hoàn toàn. Ngoài ra còn có những cách chia khác rất tinh tế cũng như là cách chia dựa trên mức độ tôn kính(xếp từ mức độ đơn thuần nhất đến mức độ tôn kính cao nhất). Khó khăn mà hầu hết người học Tiếng Nhật mắc phải theo tôi nghĩ là các tiểu từ (mạo từ, phó từ, giới từ). Đôi khi chúng có thể hoán đổi với nhau và không tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt nhất. Bạn chỉ cần biết về chúng ở mức độ thông thường.
  • Speaking: Không dễ lắm.
    Không có thanh điệu và trong Tiếng Anh thì có khá là nhiều âm bạn có thể dùng cho Tiếng Nhật( trừ âm “r” ra, nhưng nếu bạn học Tiếng Tây Ban Nha ở trường thì nó hữu ích cho bạn). Thêm vào đó cách phát âm một chuỗi kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm không bao giờ thay đổi, không giống như Tiếng Anh. Một âm “a” được phát âm giống nhau trong mọi trường hợp và những âm như ah/ay đều không vô nghĩa. Tuy nhiên để làm chủ về sự khác biệt về cường độ sẽ dễ dàng phân biệt giữa người bản ngữ và người không có giọng bản ngữ hơn là làm chủ về thanh điệu.
  • Reading/Writing: Không khó lắm.
    Một điểm cộng là số lượng Hiragana và Katakana thì chiếm một phần đáng kể trong Tiếng Nhật và thường thì bạn phải viết Furigana lên trên Kanji và nó thì khó để nói hay là phát âm. Tiếng Nhật cũng có một số lượng Kanji ít hơn Tiếng Trung. Tuy nhiên, không giống như Tiếng Trung , mỗi kí tự Kanji có một cách đọc onyomi và kunyomi khác nhau (một cách thì có nguồn gốc từ Tiếng Trung, cách còn lại là dùng bất kì một từ Tiếng Nhật Bản địa nào để phát âm Kanji) và thậm chí một số kí tự phổ biến có tới 3 cách đọc. Và nó thì gấp đôi những gì mà bạn biết về Kanji và đôi khi bạn không biết phải đọc như thế nào.

Tiếng Hàn

  • Grammar: Khó.
    Tôi sẽ nói là nó cùng đẳng cấp với Tiếng Nhật, vì hai ngôn ngữ này tương tự nhau về cấu trúc ngữ pháp. Khi bạn biết Tiếng Nhật thì học Tiếng Hàn dễ hơn nhiều. Tôi đã thử học Tiếng Hàn từ sách giáo khoa của Mĩ nhưng sau đó chuyển sang học sách giáo khoa của Nhật khi tôi nhận thấy rằng những lời giải thích về các điểm ngữ pháp trong sách giáo khoa Tiếng Hàn của Nhật trực quan hơn nhiều.
  • Speaking: Trung bình.
    Tiếng Hàn không có thanh điệu, nhưng một số âm của nó khá khó. Nguyên âm là những âm không phổ biến trong Tiếng Anh. Ví dụ như âm thường được sử dụng phổ biến là âm “eo” thì được ghép bởi hai âm là oh/uh và âm “eu” hoàn toàn là “âm yết hầu”. Ngoài ra thì có nhiều từ kết thúc bằng âm “l” nhưng không giống trong Tiếng Anh (Theo những gì tôi đọc trong sách giao khoa thì những từ kết thúc bằng âm “l” trong Tiếng Hàn nghe giống như những từ bắt đầu bằng âm “l” trong Tiếng Anh). Cá nhân tôi gặp khó khăn trong âm “l” tuy nhiên chúng sẽ trở nên dễ dàng khi mà bạn luyện tập và tiếp xúc với chúng nhiều hơn.
  • Reading/Writting: Không khó lắm.
    Nó dễ theo quan niệm của người Châu Á. Hangul dựa trên những chữ cái riêng biệt chứ không phải là toàn bộ một âm tiết vì thế mà nó thậm chí còn dễ hơn Tiếng Nhật ở chỗ nó không có KanJi và thay vì các chữ cái khác nhau như ka/ki/ku/sa/shi/su,etc. Nó chỉ có một chữ cái cho mỗi chữ như k,s,a,i,u. Pha trộn và kết hợp giống như những chữ cái Tiếng Anh. Điều đó nói lên rằng, có một số quy tắc để đọc Tiếng Hàn đó là thay đổi cách mà bạn cho là phát âm một chữ hay là kết hợp giữa 2 chữ, điều này kiến nó rắc rối đôi chút(đặc biệt là đánh vấn các từ chỉ khi mà bạn nghe được chúng).

Chủ đề