Địa chỉ đăng ký thông tin tham gia bảo hiểm y tế năm học 2022 -- 2023 là gì

Với lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, nhóm học sinh, sinh viên (HSSV) được đặc biệt quan tâm và tiếp tục được lựa chọn là nhóm cần sớm được bao phủ BHYT.

Ngân sách hỗ trợ mức đóng

Theo Khoản 4, Điều 12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và Điều 4, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định HSSV thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình. Trong năm học 2022 - 2023, mức đóng BHYT của HSSV không có sự thay đổi so với năm học trước. Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, HSSV tự đóng 70%). Cụ thể, mức đóng = 4,5% x 1.490.000 đồng x 12 tháng = 804.600 đồng/năm. Trong đó, số tiền HSSV thực đóng là 563.220 đồng/năm (do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng).

Đặc biệt, ngoài việc được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT HSSV, để đạt mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT trong năm học 2022-2023, một số tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV từ ngân sách địa phương. Do đó, số tiền thực đóng BHYT của mỗi HSSV tiếp tục được giảm.

Thẻ bảo hiểm y tế (ảnh minh họa)

Trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến, HSSV được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT, nếu tổng chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tương đương 223.500 đồng), khám chữa bệnh tại tuyến xã (trạm y tế xã, phường, thị trấn), có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương đương 8.940.000 đồng). HSSV được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT, phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh.

Trường hợp khám chữa bệnh BHYT không đúng tuyến, HSSV hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương, 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, 100% chi phí khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú tại bệnh viện tuyến huyện.

HSSV tham gia BHYT không chỉ được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn khi không may ốm đau, bệnh tật, giúp gia đình các em giảm bớt gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh, mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các em và gia đình trong việc chia sẻ rủi ro với cộng đồng.

Các tiện ích

Thẻ BHYT được cấp mới hoặc gia hạn hàng năm cho HS của cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó, HS lớp 1, giá trị sử dụng thẻ BHYT bắt đầu từ ngày 1/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học. HS lớp 12 thì thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học.

Thẻ BHYT được cấp mới hoặc gia hạn hàng năm cho HSSV của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục dạy nghề. Với SV năm thứ nhất của khóa học, thẻ có giá trị sử dụng từ khi nhập học, trừ trường hợp thẻ của HS lớp 12 đang còn giá trị sử dụng. Với SV năm cuối của khóa học, thẻ BHYT có giá trị đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học. Giá trị sử dụng của thẻ BHYT tương ứng với số tiền đóng BHYT theo số tháng đã tham gia của HSSV.

HSSV và phụ huynh có thể tự tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT theo các cách sau: Truy cập vào Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ sau: //baohiemxahoi.gov.vn/tr... bhyt.aspx; nhắn tin theo cú pháp: BH THE “Mã thẻ BHYT” gửi 8079; gọi điện đến tổng đài 1900.9068 của BHXH Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ. Cài đặt và sử dụng ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” để theo dõi quá trình đóng - hưởng BHYT của bản thân; cập nhật các thông tin về chính sách BHYT; thực hiện một số dịch vụ công của ngành BHXH Việt Nam liên quan tới lĩnh vực BHYT. Một trong những giải pháp được ngành BHXH Việt Nam chú trọng là cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT tạo thuận lợi cho HSSV như: sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” hoặc thẻ căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ BHYT giấy để đi khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở điều trị. Qua đó, giúp HSSV tiết kiệm thời gian khi đi khám chữa bệnh, không còn lo thủ tục khám chữa bệnh gặp khó khăn khi mất, hay hỏng thẻ BHYT giấy.

T. MINH

Hướng dẫn thực hiện BHYT học sinh sinh viên tại TP.HCM năm 2022–2023 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Sở Giáo dục và Đào tạo - Bảo hiểm xã hội TP.HCM ban hành Hướng dẫn 4791/HDLS/BHXH-GDĐT năm 2022 thực hiện BHYT học sinh sinh viên năm học 2022-2023, trong đó có một số nội dung nổi bật sau:

1. Đối tượng tham gia BHYT học sinh sinh viên tại TP.HCM năm 2022–2023

Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn TP.HCM, trừ những em đã tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác theo quy định của Luật BHYT và những HSSV là người nước ngoài không được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

Lưu ý: HSSV đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tham gia đóng BHYT tại trường đang theo học, không tham gia BHYT hộ gia đình.

2. Mức đóng BHYT học sinh sinh viên tại TP.HCM năm 2022–2023

Bằng 4,5% mức lương cơ sở (x) số tháng tương ứng thời hạn sử dụng của thẻ BHYT (x) 70% (Mức lương cơ sở từ 01/07/2019 là 1.490.000 đồng).

Đơn vị tính: đồng

Phương thức

HSSV đóng 70%

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%

Tổng mức đóng BHYT

3 tháng

140.805

60.345

201.150

6 tháng

281.610

120.690

402.300

9 tháng

422.415

181.035

603.450

12 tháng

563.220

241.380

804.600

Đối với trường hợp HSSV năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn trong năm học trước thì tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.

Khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở, tỷ lệ đóng BHYT, người tham gia và Ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.

3. Phương thức đóng BHYT học sinh sinh viên tại TP.HCM năm 2022–2023

HSSV đóng tại nhà trường nơi đang theo học. Nhà trường có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT, tổ chức thu tiền đóng BHYT HSSV, chuyển nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH). Khi nhận đủ hồ sơ và số tiền đóng đã chuyển vào tài khoản cơ quan BHXH, cơ quan BHXH có trách nhiệm phát hành và chuyển giao thẻ kịp thời cho nhà trường để phát cho HSSV.

HSSV có thể đăng ký theo các phương thức đóng: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trường hợp tham gia phương thức 3 tháng, 6 tháng khi thẻ sắp hết hạn Nhà trường đôn đốc HSSV tiếp tục đăng ký tham gia để thẻ có giá trị liên tục đến hết năm tài chính.

Trường hợp HSSV có thẻ BHYT hết hạn sử dụng rơi vào các tháng còn lại trong năm 2022 hoặc chưa tham gia BHYT trước đó, thì nhà trường có trách nhiệm lập danh sách mua thẻ BHYT cho HSSV những tháng còn lại cho đến 31/12/2022 và thực hiện theo phương thức nêu trên cho cả năm 2023.

Đối với HSSV thuộc diện hộ gia đình cận nghèo, theo quy định phải tham gia BHYT tại địa phương (Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%). Nếu chưa tham gia BHYT ở địa phương thì tham gia BHYT HSSV tại trường. Nếu sau đó được cấp thẻ theo đối tượng khác thì sẽ được hoàn trả theo quy định (thoái trả tiền đã đóng từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng).

HSSV có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác (thân nhân Công an; Quân đội; Ban cơ yếu; Nghèo; Cận nghèo...) nếu hết giá trị sử dụng thẻ BHYT và không tiếp tục tham gia theo nhóm đối tượng khác, thì tiếp tục tham gia theo nhóm HSSV ngay từ tháng tiếp theo tại trường đang theo học đến hết thời hạn chung của nhà trường.

4. Thời hạn sử dụng thẻ BHYT học sinh sinh viên tại TP.HCM

Căn cứ Khoản 7, Điều 13 của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ, thẻ BHYT HSSV có giá trị sử dụng như sau:

4.1. Giá trị sử dụng của thẻ BHYT tương ứng số tiền đóng BHYT theo quy định:

Trường hợp tham gia BHYT liên tục thì thẻ BHYT có giá trị từ ngày 01 của tháng liền kề tháng thẻ BHYT cũ hết giá trị sử dụng. Trường hợp tham gia không liên tục hoặc gián đoạn không quá 3 tháng thì thẻ BHYT chỉ có giá trị từ ngày 01 của tháng đóng tiền.

Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục quá 3 tháng trong năm tài chính, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng liền kề tháng đóng tiền.

4.2. Giá trị thẻ BHYT được cấp hàng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

- Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học hoặc ngày 01/11 hoặc 01/12 tháng liền kề tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi;

- Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

4.3. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng.

4.4. Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

5. Hồ sơ thủ tục tham gia BHYT học sinh sinh viên tại TP.HCM

- Đối với trường hợp chưa có mã số:

+ Nhà trường cung cấp Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Phụ lục thành viên hộ gia đình;

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

Xem thêm: Cách ghi tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

+ Giấy khai sinh;

+ CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác;

+ Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS).

Trường hợp HSSV chưa có mã số BHXH, nếu không cung cấp đầy đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ thông báo trả hồ sơ về để nhà trường bổ sung.

- Đối với trường hợp đã có mã số BHXH: căn cứ Mẫu TK1-TS do HSSV kê khai, nhà trường lập Mẫu D03-TS ghi đầy đủ mã số BHXH.

- Khi lập danh sách mẫu D03-TS nhà trường lập thành 02 danh sách riêng: danh sách đã có mã số BHXH và danh sách chưa có mã số BHXH.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Chủ đề