Điều kiện để thực hiện chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa (tiếng Anh: Differentiation Strategy) là một trong ba chiến lược cạnh tranh cơ bản của Michael Porter, được cấp đơn vị kinh doanh xây dựng.

Điều kiện để thực hiện chiến lược khác biệt hóa

Hình minh hoạ (Nguồn: fabrikbrands)

Khái niệm

Chiến lược khác biệt hóa trong tiếng Anh được gọi là differentiation strategy.

Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược tạo ra sản phẩm – hàng hóa hoặc dịch vụ mà được người tiêu dùng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Khả năng của một công ty khác biệt hóa sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không thể có, nghĩa là nó có thể đặt giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành.

Công ty khác biệt hóa sản phẩm chọn mức khác biệt sản phẩm cao để đạt được lợi thế cạnh tranh. 

Các cách tạo sự khác biệt

Sự khác biệt hóa sản phẩm có thể đạt được theo ba cách chủ yếu: chất lượng, đổi mới và tính thích nghi với khách hàng. 

Một công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm cố gắng tự làm khác biệt hóa càng nhiều mặt hàng càng tốt. Công ty càng bắt chước các đối thủ của mình ít bao nhiêu thì càng bảo vệ được khả năng cạnh tranh bấy nhiêu và sự hấp dẫn thị trường của nó càng mạnh mẽ và rộng khắp. 

Những công ty có thể lựa chọn chỉ phục vụ các đoạn thị trường mà ở đó có lợi thế khác biệt hóa đặc biệt. 

Cuối cùng, trong việc quyết định theo đuổi khả năng riêng biệt nào, công ty khác biệt hóa sản phẩm tập trung vào chức năng tổ chức cung cấp các nguồn gốc của lợi thế khác biệt hóa sản phẩm của mình. 

Sự khác biệt hóa sản phẩm là cơ sở cho sự đổi mới và khả năng công nghệ phụ thuộc vào chức năng nghiên cứu và phát triển.

Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm

Sự khác biệt hóa sản phẩm bảo vệ công ty khỏi các đối thủ cạnh tranh ở mức độ mà khách hàng có lòng trung thành đối với nhãn hiệu sản phẩm của công ty. 

Lòng trung thành đối với nhãn hàng là một tài sản vô hình rất có giá trị vì nó bảo vệ công ty trên tất cả các mặt. 

Sự khác biệt hóa sản phẩm và lòng trung thành với nhãn hiệu cũng có thể tạo ra hàng rào gia nhập đối với các công ty đang tìm cách gia nhập ngành.

- Nhược điểm

Để duy trì sự khác biệt hóa và lợi thế của mình, các công ty khác biệt hóa phải tập trung nhiều vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, hoạt động truyền thông, giao tiếp để cung cấp những thông tin về tính chất độc đáo và sự khác biệt về sản phẩm của mình so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến vấn đề chi phí, vì sự khác biệt hóa quá lớn trong chi phí có thể làm sự khác biệt hóa về sản phẩm bị lu mờ.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Các loại chiến lược của doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Mục lục [Hiện]

  1. Chiến lược khác biệt hóa là gì?
  2. Các loại chiến lược khác biệt hóa trong bán hàng và marketing
    1. Khác biệt về giá
    2. Khác biệt tập trung
    3. Khác biệt trong sản phẩm
  3. Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa trong doanh nghiệp
    1. Khác biệt với đối thủ cạnh tranh trực tiếp
    2. Tác động tới Brand Loyalty
  4. Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa
    1. Ưu điểm
    2. Nhược điểm

Một trong những yếu tố khiến cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn được nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác chính là sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt quá mức, thì một số ngành mà bạn kinh doanh sẽ mất đi tiêu chuẩn đồng thời làm giảm lượng khách hàng trung thành.

Vì vậy, cần phải có chiến lược khác biệt hoáhiệu quả. Vậy cụ thể, chiến lược khác biệt hóalà gì và tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóatrong bán hàng là như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Bizfly trong bài viết dưới đây.

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa (differentiation strategy) hay điểm khác biệt là một trong những yếu tố giúp các sản phẩm và dịch vụ của bạn tạo ra sự khác biệt và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực đồng thời tạo được ấn tượng cho khách hàng, khiến họ nhớ hơn đến thương hiệu của bạn.

Điều kiện để thực hiện chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Những chỉ số về sự thành công của điểm khác biệt này sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích nhất định và mang lại cho thương hiệu của doanh nghiệp sự trung thành của khách hàng. Điều này là hoàn toàn có lợi.

Các loại chiến lược khác biệt hóa trong bán hàng và marketing

Như đã nói ở trên, tạo ra sự khác biệt hóa trong hoạt động bán hàng và marketing sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc bạnlạm dụng và tạo quá nhiều điểm khác biệt sẽ làm mất đi những tiêu chuẩn nhất định của sản phẩm, từ đó sẽ làm mất đi một lượng lớn người tiêu dùng tiềm năng.

Chính bởi vậy mà bạn phải có một vài chiến lược tạo khác biệt cơ bản trong bán hàng và marketing dưới đây.

Khác biệt về giá

Tạo ra sự khác biệt về giá bằng cách đưa ra một mức giá thấp hơn hoặc cao hơn vượt trội so với đối thủ là chiến lược mà nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng. Việc đưa ra mức giá thấp sẽ thu hút được nhiều người mua hàng.

Điều kiện để thực hiện chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa trong giá sản phẩm/dịch vụ

Còn đưa ra mức giá cao hơn cũng gây thu hút và hấp dẫn khách hàng nhất là các đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu.

Có thể bạn quan tâm:Chiến lược Marketing và 6 ví dụ điển hình từ các thương hiệu nổi tiếng

Khác biệt tập trung

Tương tự như các chiến lược khác biệt khác, những nguyên tắc về sự khác biệt tập trung sẽ phân biệt một số tính năng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ chỉ tập trung vào một phân đoạn cụ thể nhất địnhthuộc lĩnh vực nào đó của thị trường.

Chính vì vậy mà trải nghiệm của người dùng thuộc phân đoạn này sẽ được cụ thể hơn và tốt hơn.

Khác biệt trong sản phẩm

Để có được sự khác biệt trong sản phẩm thì đòi hỏi sản phẩm của doanh nghiệp bạn phải có những tính năng nổi bật và độc đáo hơn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hoặc là sản phẩm duy nhất có tính năng đặc biệt đối với người sử dụng.

Điều kiện để thực hiện chiến lược khác biệt hóa

Khác biệt hóa trong sản phẩm

Đây là một trong những chiến lược khác biệt hoá hiệu quả có thể biến doanh nghiệp của bạn trở thành doanh nghiệp đi đầu trên thị trường.

Có thể bạn muốn biết:7p trong marketing là gì? Cách áp dụng mô hình 7P trong Marketing hiệu quả

Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa trong doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn thương hiệu của mình được nổi bật và được khách hàng biết đến nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chính những mong muốn của doanh nghiệp đã tạo nên những quan trọng của chiến lược khác biệt hóa, cụ thể:

Khác biệt với đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Nhờ có sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp nhận được vô vàn những lợi thế nhất định như sự khác biệt về dịch vụ, khác biệt hoá để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm theo mong muốn của họ.

Điều kiện để thực hiện chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ trực tiếp

Ngoài ra, khi tạo được sự khác biệt, doanh nghiệp của bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều về các mối đe dọa đến từ đối thủ. Từ đó, nguồn thu của doanh nghiệp cũng lớn hơn.

Tác động tới Brand Loyalty

Sự trung thành của khách hàng chính là rào cản khiến họ không thể chấp nhận sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp khác nếu như họ không bị thuyết phục.

Chính vì vậy mà bạn nên tận dụng những điểm khác biệt để tác động đến lòng trung thành của họ, hướng họ tới doanh nghiệp của bạn và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Điều này sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

Xem thêm:8 cách xây dựng chiến lược marketing nhận diện thương hiệu

Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

Việc áp dụng những chiến lược khác biệt vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nhưng sự khác biệt cũng có những ưu, nhược điểm dưới đây:

Điều kiện để thực hiện chiến lược khác biệt hóa

Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

Ưu điểm

Nhược điểm

Áp dụng chiến lược khác biệt hoá là vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp giúp đổi mới sản phẩm cũng như thu hút được sự chú ý của khách hàng. Hy vọng, với bài viết này, bạn đã có cho mình những thông tin, kiến thức thú vị và hữu ích có liên quan đến POD.