Dò điểm thi đại học 2023

4.7/5 - (3 lượt đánh giá)

Ngày 23/9, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 4742/BGDĐT-QLCL về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2022-2023. Trong đó nêu rõ một số nhiệm vụ trong công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong các năm tới.

Dò điểm thi đại học 2023

Xem thêm: Bộ GD&ĐT: Cần hoàn thiện phương thức tuyển sinh 2023 theo hướng đơn giản hóa

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ chuẩn bị chu đáo và tổ chức tổt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, đồng thời triển khai, xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024 và giai đoạn từ năm 2025 trở đi.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và 2024: Bộ GD&ĐT thống nhất giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 cơ bản như năm 2022 để phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai ở những năm cuối cùng. Đồng thời sẽ đấy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức kỳ thi, đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, chính xác và kịp thời nhằm phục vụ công tác chỉ đạo cũng như tổ chức kỳ thi.

Về kỳ thi từ năm 2025: Cần xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sao cho kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan năng lực, trình độ của học sinh, có sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh và cung cấp thông tin cho phục vụ công tác đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng trong trường phổ thông.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, Bộ trường Nguyễn Kim Sơn cho biết đã có một vài phương án được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên cần cân nhắc nhiều phương diện trước khi lấy ý kiến rộng hơn. Điều quan trọng là phải kế thừa được những ưu điểm của kỳ thi hiện nay đồng thời điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Chương trình giáo dục mới được tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, vì vậy kỳ thi cần phải tăng tính chất của một kỳ thi đánh giá năng lực.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đưa ra 2 phương diện cần được đẩy mạnh hơn nữa là ứng dụng công nghệ và tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động truyển sinh của trường đại học.

(Nguồn: Bộ GD&ĐT)

Các kỳ thi, hình thức tuyển sinh thay đổi liên tục phải chăng đang khiến các sĩ tử “quay cuồng” giữa một rừng thông tin không phân biệt được đúng, sai? Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển hiện nay, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Với mong muốn hỗ trợ học sinh giải quyết những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chọn ngành, chọn trường cũng như tìm ra định hướng học tập, thi cử tối ưu nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Qua đó, thí sinh và phụ huynh được trao đổi, lắng nghe những tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu của HOCMAI để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với điểm số, thành tích, sở thích… của bản thân.

>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<

CẤP BÁO! CÁC TEEN ĐÃ CHỌN ĐƯỢC NGÀNH CHƯA NHỈ?

Đăng ký nhận ngay lộ trình học tập, thi cử sớm từ chuyên gia hàng đầu!
– Giải pháp tư vấn toàn diện ĐẦU TIÊN giúp thí sinh nắm chắc tấm vé vào ĐH
– Định hướng chọn ngành – chọn trường BÁM sát xu hướng tuyển sinh
– Trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia HOT nhất với 15+ năm kinh nghiệm

>>Khám phá ngay<<

Điểm mới của quy chế tuyển sinh ĐH mà Bộ GD-ĐT vừa mới ban hành là điều chỉnh mức điểm ưu tiên với thí sinh đạt tổng 3 môn từ 22,5 trở lên, thực hiện từ năm 2023.

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, tuyển sinh CĐ ngành giáo dục mầm non (gọi chung là quy chế tuyển sinh ĐH). So với dự thảo quy chế mà Bộ GD-ĐT công bố đầu tháng 4, nội dung quy chế chính thức đã được điều chỉnh phần quy định về chính sách ưu tiên.

Dò điểm thi đại học 2023

Bộ GD-ĐT điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng về chính sách tuyển sinh, áp dụng từ năm sau

Thanh Tâm

Những thay đổi này căn cứ vào góp ý của dư luận xã hội và các nhà chuyên môn, căn cứ vào dữ liệu điểm thi và điểm xét tuyển của những năm gần đây. Trong đó đáng chú ý là quy định giảm dần điểm ưu tiên với những thí sinh đạt tổng điểm tổ hợp 3 môn ở mức khá giỏi trở lên.

Vẫn chia 4 khu vực, 2 nhóm ưu tiên

Cũng như quy chế trước đây, với quy chế mới, thí sinh được hưởng tối đa 2 loại ưu tiên: ưu tiên khu vực (KV) và ưu tiên đối tượng.

Thi tốt nghiệp THPT 2022: vật dụng cá nhân cách 25m, F0 được tham gia thi!

Với ưu tiên khu vực, Bộ GD-ĐT vẫn giữ nguyên 4 KV như từ trước đến nay. Mức điểm ưu tiên áp dụng cho KV1 là 0,75 điểm, KV2-NT là 0,5 điểm, KV2 là 0,25 điểm (theo thang điểm 30). KV3 không được tính điểm ưu tiên. KV tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các KV tương đương nhau thì xác định theo KV của trường học gần đây nhất mà thí sinh theo học.

Tuy nhiên, có một số trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo địa chỉ thường trú, như học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của nhà nước theo quy định; hoặc học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã đặc biệt khó khăn theo các quy định của nhà nước.

\n

Các điểm mới được thực hiện từ năm 2023

Theo dự thảo quy chế, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên KV chỉ được hưởng trong năm mà các em tốt nghiệp THPT. Nhưng theo quy chế chính thức, các em được hưởng chính sách ưu tiên KV trong 2 năm: năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và năm kế tiếp. Nhưng quy định này cũng chỉ bắt đầu thực hiện với thí sinh tốt nghiệp năm 2022.

Với ưu tiên đối tượng, Bộ GD-ĐT vẫn giữ 2 nhóm đối tượng ưu tiên như từ trước đến nay, mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 1 đến 4) là 2,0 điểm; mức điểm ưu tiên ấp dụng cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 5 đến 7) là 1,0 điểm (cũng đều theo thang điểm 30).

Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định. Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách thì chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.

Tuy nhiên, từ năm 2023 trở đi, điểm ưu tiên đối với thí sinh sẽ giảm dần khi thí sinh đạt tổng điểm 3 môn ở mức khá giỏi (22,5 điểm) trở lên. Cụ thể, nếu thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30), mức điểm ưu tiên mà thí sinh được hưởng được tính theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] x mức điểm ưu tiên theo KV, theo đối tượng của thí sinh.

Theo Bộ GD-ĐT, với công thức tính điểm ưu tiên như trên sẽ không xảy ra bất kỳ trường hợp nào điểm chuẩn trên 30 điểm, vì khi thí sinh đạt 30 điểm/3 môn nghĩa là điểm ưu tiên của các em sẽ bằng 0.

Tin liên quan

  • Sẽ giảm mức điểm ưu tiên tuyển sinh vào đại học
  • Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên thay đổi theo hướng nào?
  • Tin tức giáo dục đặc biệt 3.6: Những bất ngờ về điểm ưu tiên tuyển sinh ĐH