Đô thị hóa giả tạo là gì

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực.

– Đô thị hoá là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị.

– Đô thị hoá gắn liền với một thể chế kinh tế xã hội nhất định, gắn liền với sự biến đổi về kinh tế xã hội của đô thị và nông thôn, sự biến đổi ấy thể hiện ở sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ… Phương hướng, điều kiện phát triển của đô thị hoá phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Đô thị hóa thật là đã và đang mở rộng quy mô, đời sống vật chất ngày càng ổn định và thu nhập tốt 

Đô thị hóa giả là trên mặt giấy tờ thì là đô thị hóa, nhưng thực chất vẫn chỉ là 1 vùng nghèo, đời sống vật chất chưa ổn định.

75 năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), ngày 24/11/2021 tại Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức. Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để đất nước bước sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Tạp chí Xây dựng xin trân trọng giới thiệu một phần tham luận quan trọng tại hội nghị này của Bộ Xây dựng.

Kinh nghiệm xây dựng và phát triển đô thị của các nước và thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam thời gian qua đang đặt ra những vấn đề bức xúc trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Làm thế nào để xây dựng và phát triển đô thị theo hướng bền vững, đô thị nhân văn - sinh thái, theo tiêu chí đô thị xanh - xạch - đẹp, chất lượng sống của cư dân được nâng cao? Làm thế nào để chống tham ô, lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng, hạn chế những yếu kém trong quy hoạch và quản lý đô thị...?

Giải pháp đặt ra là cần phải phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình này, trong đó yếu tố con người là động lực văn hóa cơ bản. Nhưng phát huy như thế nào là vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo.

Đặc điểm văn hóa đô thị Việt Nam và những vấn đề đặt ra
Dân tộc ta có truyền thống văn hiến lâu đời. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, Đảng và Bác Hồ kính yêu rất coi trọng nhân tố văn hóa trong sự phát triển của cách mạng và xã hội, chọn đúng hướng xây dựng một nền văn hóa mới, nền văn hóa cách mạng lấy tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin làm chủ đạo.

Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định chiến lược phát triển đô thị như là một điều kiện để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hạnh phúc.

Từ sau Đại hội VII, Đảng và Nhà nước đã xây dựng chương trình phát triển các vùng lãnh thổ, trong đó rất chú trọng đến khu vực đô thị và xác định rõ chiến lược phát triển đô thị gắn với từng giai đoạn lịch sử và hướng tới tương lai phát triển bền vững. Cũng bắt đầu từ đây, quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị ở Việt Nam bước sang một giai đoạn mới: khởi sắc và có đường hướng chiến lược rõ ràng. Vai trò của văn hóa, phát triển đô thị “lấy con người làm trung tâm” ngày càng được thể hiện và phát huy rõ nét trong quá trình đô thị hóa ở nước ta.

Đặc điểm của văn hóa đô thị ở nước ta gắn liền với đặc điểm đô thị hóa qua quá trình vận động, phát triển từ cổ truyền đến hiện đại. Đô thị Việt Nam đã có những biến đổi đáng kể, trong đó yếu tố kinh tế và công nghiệp tăng lên. Trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế, khảo sát toàn diện các nhân tố cơ bản của đô thị Việt Nam để đánh giá và điều chỉnh hoạt động của nó hướng vào mục tiêu tự giác, mang tính quy hoạch có tổ chức chặt chẽ là vấn đề cấp thiết, trong đó có cả vấn đề thực trạng văn hóa, một bộ phận cấu thành của đô thị hiện nay. Mặc dù vậy, các “quán tính” văn hóa đều có tác động mạnh mẽ đến phát triển đô thị trên cả hai chiều tiêu cực và tích cực; vấn đề là cần khai thác phát huy sự tác động tích cực của văn hóa đến quá trình đô thị hóa.

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh làm cho môi trường đô thị nước ta vốn đã bị ô nhiễm nay càng bị ô nhiễm nặng, phức tạp hơn. Ở hầu hết các đô thị cũ, hạ tầng cơ sở đã xuống cấp, còn ở các khu đô thị mới, hệ thống hạ tầng không phát triển kịp với tốc độ xây dựng khiến cho việc cấp thoát nước, nước thải, chất rắn thải, khí thải, tiếng ồn... trở thành những vấn đề nhức nhối, de dọa nghiêm trọng môi trường sống.

Vấn đề đặt ra bức bách là phải quy hoạch đô thị sao cho khoa học, với quy mô thích hợp nhằm bảo vệ môi sinh và tạo ra một môi trường xã hội có văn hóa, kiên quyết không để xảy ra tình trạng tự phát, hỗn loạn trong xây dựng đô thị, không để cho mục đích thương mại trong xây dựng lấn át mục đích nhân văn.

Văn hóa đô thị ở nước ta có tính chất không thuần nhất, có sự đan xen, hòa trộn giữa văn hóa nông thôn, làng xã và văn hóa công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Thành phần dân cư nông thôn, nông nghiệp và các sinh hoạt văn hóa làng xã tồn tại ngay cả trong nội đô.

Lối sống ở đô thị Việt Nam hiện nay là sự pha trộn giữa lối sống nông nghiệp và lối sống công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa mới chỉ bắt đầu, nên văn hóa nông nghiệp theo mô hình làng xã cổ truyền vẫn chi phối mạnh mẽ đến đời sống của đô thị.

Điều gì sẽ xảy ra đối với một thành phố khi mà phần lớn cư dân của nó lại là những người nông dân còn mang nặng những thói quen của lối sống nông thôn và nông nghiệp? Câu trả lời ở đây là, lối sống tiểu nông vẫn tác động theo quán tính văn hóa, gây cản trở cho sự xuất hiện lối sống đô thị hiện đại. Sự “di cư” đô thị của dân cư nông thôn một cách ồ ạt, không có sự chuyển tiếp quá độ, làm cho các nguyên tắc và trật tự an toàn đô thị bị đe doạ và đảo lộn.

Ngoài những yếu tố chủ quan trên, công tác quản lý đô thị yếu kém còn có những lý do khách quan: Việt Nam chưa có kinh nghiệm quản lý vùng và đô thị mà chỉ có kinh nghiệm quản lý làng và quốc gia; Lề lối quản lý chia cắt thành từng cấp xé lẻ các hoạt động của đô thị mà vốn dĩ không thể xé lẻ được như vệ sinh, trật tự giao thông...; Ở Việt Nam chủ yếu là loại hình đô thị hành chính, chưa phát triển đô thị công nghiệp và thương mại.

Tính tổ chức và kỷ luật của đô thị lỏng lẻo. Hệ thống luật pháp hướng dẫn sinh hoạt của dân cư đô thị chưa được xây dựng đầy đủ, dân cư đô thị chưa có nếp sống theo luật. Cơ cấu lao động công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp so với các loại hình lao động khác; lao động dịch vụ ngày càng tăng, chưa xác lập được những cơ sở hạ tầng làm xuất hiện các khuynh hướng, có bản lĩnh kinh doanh lớn tạo thành bản sắc văn hóa trên các đô thị. Hiện nay, chúng ta đang phát triển các đô thị trong các điều kiện cơ chế thị trường. Xây dựng môi trường văn hóa đô thị cẩn phải chú ý đến văn hóa kinh doanh.

Về trình độ học vấn và tay nghề của lực lượng lao động đô thị nhìn chung còn thấp so với yêu cầu phát triển đô thị, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguồn lực lao động dồi dào về số lượng, nhưng yếu, thiếu về chất lượng. Vấn đề giải quyết việc làm cho dân cư đô thị ngày càng khó khăn dẫn đến nạn thất nghiệp ở đô thị. Tình trạng thất nghiệp nếu không giải quyết tốt dễ nảy sinh ra những tiêu cực trong đời sống văn hóa - xã hội và trở thành một trong những điều kiện quan trọng của sự phát sinh, phát triển các tệ nạn xã hội, phát triển tội phạm, gây nhiều phức tạp cho trật tự an toàn xã hội.

Mức sống vật chất và tinh thần của dân cư đô thị khá dần lên và sự phân tầng xã hội rõ rệt hơn tạo ra sự đa dạng hoá về lối sống của dân cư đô thị. Số người có mức sống cao chiếm tỷ lệ thấp, đa số có mức sống trung bình và dưới trung bình. Nhu cầu văn hóa mới tập trung ở văn hóa màn hình, văn hóa phục vụ số đông.

Việc hình thành và phát triển lối sống đô thị ở nước ta diễn ra phức tạp.

Lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất phát huy trong cơ chế thị trường; lối sống và tâm lý tiêu dùng cũng có cơ hội bùng phát trong xã hội đô thị. Các định hướng giá trị nghề nghiệp - xã hội trong thanh niên - học sinh, sinh viên cũng đang trải qua nhiều biến đổi tương tự.

Đó là những nhân tố cực kỳ quan trọng quy định hiện tượng lối sống đô thị hiện nay.

Việc hình thành và phát triển lối sống đô thị ở nước ta diễn ra phức tạp, đan xen giữa cái mới và cái cũ, giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực. Trong quản lý văn hóa đô thị, hàng loạt vấn đề trong lối sống đô thị đặt ra phải giải quyết: Giữa lối sống của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu với lối sống văn minh công nghiệp; giữa lối sống hiện đại và lối sống truyền thống dân tộc; giữa lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền với lối sống nhân văn, truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam; giữa lối sống sa đọa, vị kỷ với đạo đức trong sáng đoàn kết dân tộc của nhân dân ta...

Một vấn đề nữa đặt ra là trong quá trình đô thị hóa, các đô thị tác động đến nông thôn cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực. Về mặt tích cực, đô thị phát triển trở thành điểm tựa bền vững cho sự phát triển nông thôn cả tinh thần và vật chất, là niềm tự hào không chỉ của dân cư đô thị mà cả dân cư nông thôn; bởi xưa nay, đô thị là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và cũng là trung tâm thương mại, nơi tập trung trí tuệ, đại diện cho xu thế tiến bộ, phát triển của nền văn minh.

Kinh nghiệm một số nước châu Á, đô thị hóa không được bó hẹp trong phạm vi đô thị mà phải bao gồm cả địa bàn nông thôn. Đô thị hóa là đưa công nghiệp về nông thôn qua các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút lao động nông thôn, phát triển mạng lưới dô thị hợp lý, xây dựng các đô thị có quy mô vừa phải, gắn kết với hệ thống đô thị vệ tinh, không nên tạo ra các siêu đô thị, đồng thời xây dựng lối sống đô thị ở nông thôn.

Nông thôn được đô thị hóa, lối sống đô thị được xây dựng ở nông thôn và một khi nông thôn, nông nghiệp được phát triển bền vững thì sẽ có tác động ngược lại với đô thị. Nông thôn càng phát triển, càng thịnh vượng thì đô thị càng giàu có hơn và lành mạnh hơn. Nông thôn giàu có, thịnh vượng sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ nội địa lớn cho hàng hoá công nghiệp được sản xuất từ đô thị.

Về mặt tiêu cực, đô thị phát triển nhanh tạo nên sự tăng trưởng về mức sống, chất lượng sống, trỏ' thành trung tâm dịch vụ, tiêu thụ ăn chơi, khiến dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng dẫn đến tình trạng các đô thị vốn dã đông đúc, chật chội nay lại càng đông đúc, chật chội hơn, thậm chí quá tải, gây nhiều khó khăn cho việc quản lý đô thị, mặt khác dẫn đến tình trạng cơ cấu lao động ở nông thôn có sự thay đổi lớn làm cho nguồn nhân lực nông thôn bị suy giảm nghiêm trọng.

Chẳng những thế vùng ven đô thị còn chịu ảnh hưởng xấu của lối sống phản văn hóa của đô thị, khiến cho văn hóa truyền thống ở nông thôn không còn giữ được bản chất vốn có, thậm chí từng bước bị mai một, nảy sinh tệ nạn xã hội gây nhiều phức tạp cho đời sống và xã hội nông thôn. Bởi vậy, có nhiều ý kiến cho rằng: Trong tiến trình đô thị hóa, nếu chỉ tập trung đầu tư phát triển đô thị mà coi nhẹ nông thôn, để cho nông thôn sa sút, chậm phát triển, thì đô thị hóa chỉ là giả tạo và dẫn đến hậu quả kìm hãm sự phát triển chung
của đất nước.

Từ một nước nghèo, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lẽ đương nhiên chúng ta phải đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở vật chất. Nhu cầu phát triển và đô thị hoá đang gây sức ép và đôi khi làm chúng ta bị động. Khi quy hoạch đô thị nhiều lúc không tính đến việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá.

Việt Nam đã ban hành Luật Di sản văn hoá (2001), nhưng việc thực hiện còn yếu và tuỳ thuộc từng địa phương. Đầu tư của nhà nước cho hoạt động này còn nhiều hạn chế, dàn trải, hiệu quả thấp. Việc huy động các nguồn lực trong nhân dân giữ gìn và bảo vệ di sản mới chỉ thực hiện bước đầu và chỉ đạt được ở khu vực di sản văn hoá gắn với tín ngưỡng tôn giáo.

Một số cơ quan được giao quản lý di tích đã cùng nhân dân địa phương tìm cách khai thác du lịch kiếm lợi nhuận là chính chứ không lo tìm cách tôn tạo, sửa chữa những di tích này. Một số nơi sửa sang, tôn tạo lại không theo nguyên gốc, làm ảnh hưởng đến giá trị di tích. Trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện nay, bên cạnh việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống, cần khuyến khích sáng tạo những giá trị văn hoá mới, kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong
phát triển.

Phát triển đô thị, đẩy mạnh mối liên kết và giảm sự cách biệt giữa đô thị - nông thôn

Trên đây là những nét khái quát nhất về thực trạng đô thị hóa và đặc điểm văn hóa đô thị Việt Nam thời gian qua, cùng những vấn đề tổn tại bức xúc mà quá trình đô thị hóa đang đặt ra. Để khắc phục được những vấn đề này, xây dựng và phát triển đô thị Việt Nam theo hướng đô thị bền vững, nhân văn sinh thái, hơn lúc nào hết chúng ta cần nhận thức rõ vai trò văn hóa trong phát triển. Những giải pháp phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý đô thị có tầm nhìn chiến lược và biện pháp hiệu quả để phát triển đô thị bền vững như mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặt ra.

Phương hướng phát triển đô thị ở Việt Nam

Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định chiến lược phát triển đô thị như một điều kiện để tác động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội: “Coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và văn hóa, giữ gìn bản sắc và truyền thống dân tộc với tiến lên hiện đại trong phát triển đô thị”.

Ngày 23/01/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg phê duyệt “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước tới năm 2020”. Mục tiêu tổng quát là: “Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện đại, môi trường đô thị trong sạch, được phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước, đảm bảo cho mõi đô thị theo vị trí chức năng của mình, phát huy được đầy đủ các thế mạnh, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

Tư tưởng chỉ đạo phát triển đô thị của Đảng và Nhà nước ta tiếp tục được phát triển trong các nhiệm kỳ tiếp theo của Đảng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đổi mới của đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX nhấn mạnh: “Phát triển mạng lưới đô thị, phân bố hợp lý trên các vùng. Hiện đại hóa dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn. Không tập trung quá nhiều cơ sở công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn. Khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, nâng cao thẩm mỹ kiến trúc”.

Sau Đại hội Đảng lần thứ IX, bộ mặt đô thị Việt Nam ngày càng khởi sắc, hàng loạt thị xã nhỏ bé ở trung du và miền núi thay da đổi thịt trở thành thành phố; tình trạng xây dựng tự phát giảm thiểu rất nhiều, vấn đề quy hoạch đô thị tầm chiến lược và chi tiết được chú trọng và được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, công bố trước toàn dân; vấn đề quản lý đô thị cũng dần đi vào quy củ hơn, tuy còn nhiều vấn đề bất cập. Các thành phố lớn Việt Nam cũng mạnh dạn tham gia hội nhập quốc tế, gia nhập vào liên minh các thành phố lớn trên thế giới.

Tạo cơ hội để người dân được sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Xây dựng phối hợp với chính quyền các đô thị và các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình tổng thể nâng cấp đô thị, quốc gia nhằm thực hiện Chiến lược tăng trưởng quốc gia và xoá đói giảm nghèo, cụ thể là:

1. Xây dựng chiến lược phát triển đô thị; đẩy mạnh mối liên kết và giảm sự cách biệt giữa đô thị - nông thôn.

Xây dựng chính sách, thể chế quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển vùng các thành phố lớn, trước mắt là quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội và quy hoạch Vùng TP.HCM.
Xây dựng chương trình, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội diện rộng vùng thành phố lớn.

Đồng bộ hóa phát triển các cơ sở hạ tầng đô thị với tạo công ăn việc làm nhằm giảm tình trạng thất nghiệp ở đô thị. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các trung tâm xúc tiến việc làm và hệ thống đào tạo nghề; đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia.

Phát triển cơ sở hạ tầng đô thị không chỉ dừng ở cải thiện môi trường sống của người dân, mà phải chú ý đến phát triển các cơ sở sản xuất, dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân đô thị có cơ hội tìm kiếm việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu học nghề của người dân đô thị và vùng ngoại thành các đô thị lớn; tạo môi trường thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ nhằm thu hút vốn và lao động.

2. Tiến hành cải cách các thủ tục hành chính công trong các lĩnh vực như đất đai và quẩn lý nhà ở, kinh doanh và cấp phép xây dựng, đăng ký hộ khẩu.
Tiến hành đánh giá các dự án thí điểm cải cách hành chính công và đề xuất cơ chế chính sách từng bước hoàn thiện nền hành chính công, nâng cao hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước.

Hoàn thiện việc phân cấp quản lý đô thị cho chính quyền cấp xã, phường cùng với việc nâng cao quy chế dân chủ, đảm bảo cho mọi người dân được tham gia góp ý xây dựng và giám sát việc thực hiện các dự án cải thiện điều kiện sống ở nơi cư trú.

Xây dựng chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là dân nghèo tự vươn lên thoát nghèo.

Hoàn thiện chính sách đất đai, tạo điều kiện cho mọi người được hưởng quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị.

Xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo để tự cải tạo hoặc xây mới nhà ở, hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp thuê hoặc mua nhà ở.

3. Mở rộng các chính sách phát triển nhà ở cho nqười dân nghèo thành thị; nâng cấp các khu vực dân cư phụ cận có tính đến điều kiện kinh tế của dân nghèo thành thị, đảm bảo việc làm cho họ và tiếp lục hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp.

Sử dụng đất nông nghiệp trong quy hoạch phát triển đô thị phải chú ý đến biện pháp chuyển dịch nghề nghiệp, tạo cơ hội có việc làm cho những người dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp.

Trong quy hoạch xây dựng đô thị, việc bố trí sắp xếp lại dân cư là điều cần thiết nhưng cố gắng tìm kiếm phương án giảm bớt việc di dời các hộ dân ra khỏi nơi cư trú hiện tại.
Xem xét đề án nâng cấp đô thị để đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và quan tâm đến các yêu cầu của dân nghèo thành thị và khả năng thanh toán của họ.

Hỗ trợ dân nghèo đô thị cải thiện vệ sinh môi trường nơi cư trú. Xây dựng chính sách khuyến khích người dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý sử dụng các dịch vụ xã hội tại nơi cư trú.

4. Tạo cơ hội cho mọi người dân thành thị sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm những người dân nhập cư. Đưa ra các biện pháp giúp người nghèo tìm việc làm phù hợp ở các cũng như cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản như trường học, y tế, chợ, công trình công cộng vui chơi giải trí cho người dân nghèo.

Phát triển các hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho khu dân nghèo đô thị và vùng ngoại ô, đảm bảo cho tất cả mọi hộ dân được tham gia xây dựng quản lý sử dụng công trình công cộng như công trình thu gom xử lý nước thải, rác thải và vệ sinh môi trường nơi cư trú.

5. Tiếp tục phát triển các chương trình xây dựng, nâng cấp mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, từng bước cải tạo, mở mang giao thông đô thị, phát triển giao thông công cộng, chống ùn tắc và bảo đảm an toàn giao thông

Nâng cao năng lực quản lý hạ tầng kỹ thuật cho chính quyền đô thị.

Đảm bảo quyền bình đẳng hưởng thụ các dịch vụ cấp thoát nước, vệ sinh, chiếu sáng công cộng, thu gom, xử lý rác thải đối với mọi người dân.

Nghiên cứu xây dựng chính sách, xây dựng xã hội hóa trong việc tham gia giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường sống trong đô thị.

6. Tạo quỹ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho người nghèo đô thị, thông qua cung cấp các khoản vay vốn cho người nghèo, tiến tới hình thành quỹ hỗ trợ cho người nghèo đô thị.

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tạo mối liên kết giữa nội lực và ngoại lực hài hoà, hiệu quả cho một mục tiêu phát triển đô thị bền vững hội đủ 4 tiêu chí: đô thị có điều kiện sống tốt, có nền tài chính lành mạnh, có tính cạnh tranh và có một chính quyền mạnh với bộ máy quản lý tốt. Như vậy là, mục tiêu, phương hướng phát triển đô thị  lấy con người làm trung tâm đã được Đảng và Nhà nước ta quán triệt sâu sắc, biến thành mục tiêu, chương trình hành động thiết thực, cụ thể, gắn với từng giai đoạn phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ 21 nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tài liệu tham khảo
1. Văn hoá trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay (GS Trần Văn Bính chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, 1998)

2. Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay (PGS.TS Lê Như Hoa chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin, 1993)

3. Đô thị hoá và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (GS.TS Trần Ngọc Hiên, PGS.TS Trần Văn Chử đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, 1998)

4. Xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học (GS.TS Đỗ Huy, Viện Văn hoá, NXB Văn hóa - Thông tin, 2001).

5. Quản lý văn hoá đô thị trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (PGS.TS Lê Như Hoa, NXB Văn hóa - Thông tin, 2000)

6. Đô thị hoá và quản lý kinh tế đô thị ở nước ta hiện nay (NXB Chính trị Quốc gia, 1998)

7. Văn hoá trong quản lý đô thị ở nước ta hiện nay (NXB Chính trị Quốc gia, 1998)

8. Văn hoá, lối sống với môi trường (PGS Chu Khắc Thuật, TS Nguyễn Văn Thủ chủ biên, TT Nghiên cứu và tư vấn về phát triển, NXB Văn hóa - Thông tin, 1998)

9. Văn hoá và phát triển (GS Phạm Xuân Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 1998)

10. Dân số và phát triển, một số vấn đề cơ bản (NXB Chính trị Quốc gia, 2000).

11. Các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ khóa VII đến khóa X (2006).

12. Các báo, tạp chí Xây dựng, Kiến trúc, Kinh tế đô thị... trong những năm qua.

Chủ đề